Cá thu biển – kỹ thuật câu trăm con bạc tỷ trong tầm tay

0
2005
cá thu biển
Câu cá thu biển cùng trai đẹp
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá thu biển không phải là một loài xa lạ với người dân Việt Nam, thị trường của cá thu biển rất rộng và mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, người dân lại yêu thích cá thu biển câu được hơn là cá thu biển đánh bắt bằng lưới vì một số lí do. Hôm nay hãy bóc mẽ kỹ thuật câu cá thu biển ăn tiền đảm bảo cắn câu cùng chúng tôi bà con nhé.

Nội dung chính

Vì sao lại là cá thu biển câu

Cá thu biển câu được ưa chuộng hơn hẳn cá đánh bắt bằng lưới, bởi vì thời gian kéo lưới không hề ngắn, ít nhất cũng phải vài tiếng liền và vì thế cá sẽ mất đi độ tươi vì chết đã lâu, hoặc bị ngâm trong nước biển một thời gian quá dài khiến chất thịt thay đổi.

Trong khi đó, với cách câu cá, một khi cá cắn câu thì sẽ được lôi lên liền, ngay sau đó được bảo quản đúng cách để chuẩn bị vận chuyển về bờ, vì thế cá vẫn giữ được độ tươi vốn có.

Kỹ thuật câu cá thu biển chuyên nghiệp

Mặc dù câu cá thu biển đem lại nhiều lợi thế hơn so với dùng lưới để đánh bắt, nhưng hạn chế của phương thức câu cá đó là không thể bắt được cá với số lượng lớn, năng suất bằng lưới đánh bắt.

Nhưng bài viết hôm nay sẽ đánh bay trở ngại đó với kỹ thuật “jigging” đảm bảo câu bách phát bách trúng.

Dùng cách jigging câu cá thu biển

Jigging là gì

Người câu dùng phương pháp jigging sẽ ngồi trên thuyền, ghe để thả mồi giả xuống, mồi giả ở đây là các mồi bằng kim loại có hình dáng giống mồi thật để dụ thủy sản các loài, đặc biệt là mồi giả có thể làm các chuyển động tương tự như mồi thật để lừa con mồi khi người cầm câu điều khiển dù chúng chỉ là những con cá bằng nhựa, kim loại,…

Kỹ thuật jigging để câu cá thu biển

Kỹ thuật cơ bản của jigging chỉ có một số loại kỹ thuật như sau.

Hãy sử dụng kỹ thuật tốc độ chớp nhoáng.

Cá thu biển rất cứng cáp, cứng đầu và ương ngạnh, chúng di chuyển với vận tốc nhanh cùng khả năng ẩn mình bằng họa tiết trên da cá rất tài tình.

cá thu biển
Cá mồi

Cách đớp mồi của nó cũng là một thách thức đối với các câu thủ vì nó đớp con mồi bằng cách táp gọn từ dưới đuôi mà bỏ lại phần đầu, sau đó mới quay lại ăn nốt phần còn sót, khi bị mắc cầu chúng sẽ dùng tốc độ bơi hơn 60km/h để cắt đứt dây câu.

Chính vì đặc điểm trên mà nếu ta di chuyển mồi giả nhanh, cá sẽ bị kích thích, đuổi theo ăn mồi bằng mọi cách, tạo cơ hội cho người câu.

Ngược lại, ta còn có kỹ thuật gọi là thả nhẹ mồi chậm, nếu ta thả nhẹ và chậm mồi giả với hướng di chuyển không xác định, cá thu biển sẽ cho rằng đó là phần mồi nó bỏ sót, nó sẽ quay lại ăn và vì phần nó muốn ăn là đầu, cá sẽ đớp ngay vào phần đầu móc câu.

Một lưu ý nhỏ là nên dùng dây móc bằng kim loại, dù loại dây này không mang lại độ nhạy bằng dây fluorocarbon, nhưng nó chỉ yêu cầu tay câu tập trung hơn và sẽ khắc phục nguy cơ bị mất mồi vì đứt dây.

Tỉ lệ mất mồi vì đứt dây là 2/5 bởi cá thu biển có hàm răng sắc, khỏe cùng tốc độ di chuyển đáng gờm, một sợi dây ngọn kim loại sẽ loại bỏ chướng ngại này bởi dây kim loại không dễ đứt.

Khi cá cắn câu, cá thu biển hành động rất chớp nhoáng, thậm chí đôi khi chúng còn không quan sát quá kĩ con mồi khi đang đớp. Chúng tựa như tia chớp lướt qua, cắn phăng đi con mồi thật chính xác và sau đó mới quay lại giật nốt phần còn lại.

cá thu biển
Cá thu đớp mồi

Hai hành động độc lập này thậm chí đôi khi khiến người câu còn không thể phân biệt được, nên nếu không tập trung cao độ, người câu sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Và vì thế, nhất định không được tạo ra động tĩnh quá lớn và nóng vội.

Khi cảm nhận được động tĩnh, phải bình tĩnh, chờ xem động thái của cá rồi mới quyết định bước đi tiếp theo, giật dây câu ngay lập tức có thể đánh động cá hoặc khiến dây câu bị giật đứt.

Kết hợp thả câu sabiki

Sabiki là cách người Nhật câu cá bằng cách móc thêm nhiều dây câu phụ vào móc dây câu chính, thắt vào lưỡi câu hoặc đuôi dây.

Đầu kia của dây sẽ nối với khóa có móc mồi giả.

Có bao nhiêu đầu câu phụ thì gắn bấy nhiêu con mồi giả.

Cá thu biển có đặc điểm là hiếu thắng, chớp thời cơ, khi một con cá mắc phải lưỡi câu và giãy dụa, nhiều con cá khác sẽ tưởng rằng bạn mình đang thưởng thức con mồi và nhảy múa nên sẽ lao đến, các mối câu phụ sẽ bắt thêm nhiều con khác.

Đó chính là kỹ thuật bí quyết.

Lưu ý gì khi câu cá thu biển

Cá thu biển sẽ hoạt động dựa theo di chuyển thủy triều.

Điều kiện tốt nhất là câu cách giờ thủy triều cường 2-3 tiếng và nên câu cá ở vùng nước sâu. Mặc dù mực nước nông có thể có lợi cho tầm nhìn, nhưng mực nước sâu sẽ khiến cá ít đề phòng và tiện cho hoạt động đi câu hơn.

Khi nhảy mồi, không nên quá nóng vội để cá không nhận ra mồi câu. Cũng phải nhanh tay điều chỉnh tốc độ hợp lý để mồi câu không bị kéo chìm.

Cá thu biển thường di chuyển cách mặt nước khoảng 1,5m.

cá thu biển
Cá thu biển tươi

Nếu người đi câu dùng máy kéo dây thì nên điều chỉnh mức kéo phù hợp, để trong tình huống cá kéo quá mạnh thì dây sẽ được buông lực đúng lúc nếu không sẽ bị nổ hoặc đứt dây.

Thường xuyên kiểm tra dụng cụ đi câu như máy câu, cần hoặc mồi câu.

Rửa tay và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị câu, không để hóa chất đụng vào móc hoặc dây câu vì cá sẽ xa lánh, như vậy sẽ không thu hoạch được gì.

Bảo quản cá thu biển câu được

Cá còn sống

Người câu có thể chuẩn bị chậu nước và cung cấp đủ oxi bằng máy để tiếp tục nuôi cá cho tới khi cần dùng.

Hoặc có thể dùng thùng đá với nhiệt độ thích hợp bảo quản cá ngay lập tức cho tới khi đem vào bờ.

Thời gian tốt nhất cho hình thức nuôi tiếp là trong vòng 2 ngày thì nên chế biến cá. Còn bảo quản lạnh ở nhiệt độ thích hợp có thể lưu trữ đến hơn 5 tháng.

Cá đã qua chế biến

Cá thường được bảo quản bằng cách cấp đông trong đá lạnh, nhưng phải bỏ cá trong bao nilon kín để không bị ám mùi tanh hoặc cá bị mất nước, giảm độ tươi.

Chế biến và ăn cá

Cá khi cần dùng thì nên rã đông từ sớm từ từ trong ngăn mát, hoặc có thể bỏ trong bao cho vào nước để rã đông mà không để cá tiếp xúc trực tiếp với nước.

Vừa rồi là một chút bật mí về kỹ thuật câu cá thu biển sao cho được nhiều, được chuẩn. Bà con hãy lưu ý và bỏ túi bí kíp này và sớm áp dụng nó thành công trong tương lai gần nhé. Chúc bà con may mắn!

Xem thêm: Cá thu đao – món cá mùa thu đặc sản thơm ngon

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây