Mách bạn cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

0
2781
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Có thể vì lý do thiếu diện tích đất trồng hay đơn giản chỉ là sở thích, có rất nhiều người chọn trồng hoa hồng trong chậu để trang trí nhà cửa. Hoa hồng là giống hoa không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và dễ thích nghi với điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, do thiếu cẩn trọng trong việc chăm sóc mà cây hoa của bạn có thể bị còi cọc, cho hoa kém sắc. Đó là lý do bài viết dưới đây chúng tôi muốn mách bạn cách chăm sóc hoa hồng trong chậu cho hoa nở thắm quanh năm.

Mách bạn cách chăm sóc hoa hồng trong chậu cho hoa nở thắm quanh năm
Mách bạn cách chăm sóc hoa hồng trong chậu cho hoa nở thắm quanh năm   
  1. Nội dung chính

    Cách chuẩn bị đất và chậu trồng hoa hồng

Bước đầu tiên để có một chậu hoa hồng đẹp là phải chuẩn bị đất trồng dinh dưỡng nhất cho cây.

Thường đất trồng hoa hồng phải là đất tơi xốp, bạn có thể dùng đất màu phối trộn cùng mùn cưa, vụn xơ dừa theo tỷ lệ thích hợp. Nếu không có thời gian và điều kiện, bạn nên mua đất làm sẵn tại các cửa hàng  hay vườn ươm cây giống.

Sau khi xử lý đất trông, bạn tiếp tục chọn mua chậu trồng cây cho thích hợp. Nếu giống hoa hồng bạn chọn là dạng thân nhỏ thì chọn chậu nhỏ, thân lớn thì chọn chậu lớn hơn. Dưới đáy chậu nên có lỗ thoát nước để tạo độ thông thoáng, tránh ngập úng.

Hơn nữa, vị trí đặt chậu hoa hồng cũng rất quan trọng, nên tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

  • Đặt chậu ở nơi có ánh sáng mặt trời nhưng nên tránh nơi ánh nắng chiếu quá gắt
  • Chậu hoa để nơi khuất sáng dễ bị sâu bệnh, hoa nở không đều và tươi
  • Mỗi ngày nên đặt chậu ở nơi có ánh sáng mặt trời tối thiểu 6 tiếng đồng hồ
  • Vào mùa mưa, không nên đặt chậu cây ở nơi không có mái che dễ gây ngập úng, chết cây
Kích cỡ chậu nên chọn phù hợp với giống hoa bạn trồng
Kích cỡ chậu nên chọn phù hợp với giống hoa bạn trồng
  1. Tiến hành chọn giống trồng hoa hồng vào chậu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các giống hoa hồng thuộc chủng loại khác nhau với đặc trưng, nét đẹp riêng biệt. Nếu muốn trồng trong chậu, bạn không nên chọn giống hồng thân bụi hay thân leo mà nên chọn giống có thân mảnh, nhiều nhánh và sai hoa.

Một số giống hồng dễ thích nghi nhất như hồng nhung, hồng quế, hồng vàng,… Các giống hoa hồng ngoại nhập thường sẽ đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc khó hơn.

Hoa hồng có thể được trồng bằng cách giâm cành già hay mua sẵn cây con về trồng. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn nên chọn mua cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, bộ rễ phát triển.

Các bước trồng hoa vào chậu tiến hành như sau:

  • Cho đất vào 2/3 chậu
  • Đào 1 hốc đất nhỏ ở giữa chậu
  • Bỏ cây hoa giống ra khỏi bầu ươm rồi đặt vào hốc cây đào sẵn, nén đất sao cho cây đứng vững
  • Tưới nước ngay sau khi trồng
  • Nên cho thêm rơm rạ hay lá khô phủ xung quanh để giữ độ ẩm tốt nhất cho cây
Hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm cành già
Hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm cành già
  1. Tưới nước cho hoa hồng bao nhiêu là đủ?

Tương tự như các loại hoa khác khi trồng trong chậu, bạn chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khi tưới nước cần chú ý các vấn đề sau:

  • Duy trì tưới nước 1 – 2 lần mỗi tuần
  • Nên tưới nước bằng bình phun mưa hoặc tưới nước nhẹ vào xung quanh gốc để cây hấp thụ nước từ từ
  • Tưới hoa hồng vào sáng sớm hoặc chiều tà đã tắt nắng, không tưới vào buổi trưa có thể gây cháy lá

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý phòng sâu bệnh cho cây kịp thời. Một số bệnh hoa hồng trồng trong chậu có thể mắc như:

  • Sâu hại: nấm, nhện đỏ, nhện trắng, bọ trĩ, ốc sên, sâu ăn lá,…
  • Bệnh phấn trắng: dạng bột phấn trắng xám bám trên lá cây
  • Bệnh rệp vẩy nến: có các nốt như vảy nến bám trên thân, cành
  • Bệnh gỉ sắt: xuất hiện các đốm màu vàng da cam như gỉ sét ở mặt dưới lá
  • Bệnh đốm đen: xuất hiện vết tròn màu xám nhạt, đen xung quanh trên lá
  • Bệnh héo Verticillium: ngọn cây bị héo dần

Trường hợp bệnh mới xuất hiện nên ngắt bỏ lá bị bệnh để tránh lây lan, hoặc can thiệp bằng các loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh cho hoa hồng.

Duy trì tưới lượng nước vừa đủ cho hoa hồng mỗi tuần
Duy trì tưới lượng nước vừa đủ cho hoa hồng mỗi tuần
  1. Có nên bón phân cho hoa hồng?

Nhiều người trồng thường không để ý đến việc bón phân cho hoa vì cảm thấy không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu cây được cung cấp lượng phân đủ và đúng cách sẽ phát triển tốt hơn, ra hoa rực rỡ hơn lại lâu tàn.

Bạn có thể tham khảo cách bón phân cho hoa hồng trọng chậu như sau:

  • Bón lót cho hoa hồng trước khi xuống cây con từ 7 – 10 ngày bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân xanh đã qua xử lý
  • Sau khi trồng 3 – 5 ngày thì phun phân bón lá trộn cùng phân trùn quế hoặc hòa tan tưới vào gốc giúp bộ rễ phát triển tốt nhất
  • 10 – 15 ngày sau thì dùng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 tưới cây, lặp lại quy trình sau 30 ngày trồng kích thích cây ra hoa đẹp
  • Khi bón thúc, nên tạo rãnh nhỏ khoảng 3 – 5cm quanh thành chậu để rải phân và lấp đất, khi tạo rãnh tránh làm đứt rễ cây
Bón phân cho hoa hồng cần đủ lượng và đúng thời điểm
Bón phân cho hoa hồng cần đủ lượng và đúng thời điểm

Như vậy, để có một chậu hoa hồng nở thắm quanh năm không quá phức tạp như bạn nghĩ. Bây giờ, hãy thử bắt tay vào trải nghiệm mới này ngay nhé.

Tham khảo thêm bài viết: Cách chăm sóc Hoa hồng leo cho người mới bắt đầu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây