Cách Để Diệt Trừ Mọt Đục Cành Cà Phê

0
1462
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mọt đục cành (Xyleborus morstatti) gây thiệt hại lớn cho vườn cà phê ở giai đoạn kiến thiết. Những cành bị mọt tấn công thường phải cắt bỏ, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Để tìm hiểu thêm về cách phòng trừ mọt đục cành cà phê, mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây của Agri.vn.

Nội dung chính

Triệu chứng gây hại

Cành cà phê bị mọt đục thường có biểu hiện qua 3 giai đoạn:

(1) Các vảy bao hình tam giác, ở các đốt của cành cà phê đen lại, một vài cặp lá ở gần lỗ đục tiến về phía đầu cành bị rụng;

(2) Cành bị mọt đục có hiện tượng héo, trên cành chỉ còn vài cặp lá ở phía đầu cành;

(3) Cành chết khô.

Mọt đục cành cà phê gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây
Mọt đục cành cà phê gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây 

Tác nhân gây hại

Mọt trưởng thành là một loại bọ cánh cứng có màu nâu đến màu đen sẫm. Mọt cái trưởng thành có kích thước cơ thể lớn hơn, màu sắc đậm hơn mọt đực trưởng thành. Cơ thể mọt cái trưởng thành dài khoảng 1,6 – 2mm; trong khi đó, cơ thể mọt đực trưởng thành dài khoảng 0,8 – 1mm.

Sự phát sinh, phát triển, gây hại của mọt đục cành

Mọt đục cành xuất hiện nhỏ lẻ trong các tháng mùa khô, bắt đầu phá hại nặng từ tháng 9 đến tháng 12. Mọt gây hại nặng trên các vườn cà phê kiến thiết cơ bản và chủ yếu gây hại trên các cành cà phê tơ.

Mọt trưởng thành đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng và đào hang rãnh bên trong để đẻ trứng. Mọt cái đẻ trứng trong hang do chúng tạo ra, sâu non khi nở ra chỉ ăn một loại nấm Ambrosia do mọt cái trưởng thành mang các bào tử nấm vào trong quá trình làm tổ.

Vòng đời của mọt đục cành kéo dài từ 31 – 48 ngày. Mọt trưởng thành có thể di chuyển đến một số cây ký chủ khác như cây bơ, ca cao, xoài… Ở Tây Nguyên, muồng hoa vàng hạt to và cây đậu săng là 2 cây ký chủ phụ chủ yếu của mọt đục cành.

Mọt đục cành cà phê khi hóa nhộng có màu trắng, trưởng thành có màu nâu đen.

Nhộng mọt đục cà phê sẽ có màu trắng khi trưởng thành có màu nâu đen
Nhộng mọt đục cà phê sẽ có màu trắng khi trưởng thành có màu nâu đen

Biện pháp phòng trừ

+ Vệ sinh các loại cây dại xung quanh vườn để giảm thiểu các ký chủ của mọt cành. Nếu phát hiện những cành bị mọt thì cần tìm diệt sâu non ngay từ đầu.

+ Cắt bỏ sớm các cành mới bị mọt đục và đốt bỏ để loại bớt nguồn mọt. Khi cắt bỏ các cành bị mọt đục cần cắt bỏ cành ở vị trí cách lỗ đục ít nhất 8 cm về phía trong gốc cành cà phê để thu gom toàn bộ tổ mọt.

+ Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn có tính thẩm thấu cao để diệt mọt trưởng thành. Một số thuốc có thể sử dụng như Mospilan 3 EC (400 ml/200 lít nước), Wellof 330EC (500 ml/200 lít nước), Nurelle D 25/2.5 EC (500 ml/200 lít nước).

+ Hiện tại chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ mọt đục cành gây hại cà phê.

Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị loại mọt đục cành này nên chỉ có thể dùng thuốc lưu dẫn thẩm thấu cao để diệt mọt trường thành
Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị loại mọt đục cành này nên chỉ có thể dùng thuốc lưu dẫn thẩm thấu cao để diệt mọt trường thành

Chúng tôi mong rằng qua nội dung bài viết này, bà con nông dân sẽ định hướng rõ ràng hơn về cách phòng trừ mọt đục cành cà phê. Cảm ơn bà con nông dân đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây