Cách gây nuôi tảo tạo màu nước cho ao nuôi tôm

0
2307
Ao nuôi
Ao nuôi
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Gây nuôi tảo được chú ý trong nuôi trồng thủy hải sản bởi tảo là một trong những hệ vi sinh vật quan trọng quyết định đến chất lượng nước, nó cung cấp tới hơn 90% lượng oxi trong nước và thậm chí có thể làm thức ăn cho tôm. Màu xanh của nước được quyết định bởi tảo.

Nội dung chính

Một số lưu ý trước tiên

Trong ao nuôi tôm thì mật độ gây nuôi tảo không được quá dày hay quá thưa. Nếu mật độ tảo quá dày thì nước sẽ đục và dẫn tới thiếu oxi, mật độ tảo quá thưa thì hệ tảo độc tầng đáy có cơ hội phát triển.

Đĩa Sechi
Đĩa Sechi

Nên kiểm tra độ trong của nước bằng đĩa Sechi. Thả đĩa cho tới khi ranh giới trắng đen trên đĩa không thể phân biệt được nữa rồi kiểm tra độ sâu, nếu quá 25-30cm thì không đủ tiêu chuẩn, hay nước quá đục

Nguyên tắc gây nuôi tảo trước khi thả giống

Gây nuôi tảo phụ thuộc vào các loại phân bón và các nguyên tố vi lượng. Để đạt hiệu quả gây nuôi tảo tốt nhất thì các chất trên cần được cân bằng

– Phân hóa học: khi gây nuôi tảo bằng phân vô cơ thì hiệu quả thường rất nhanh, tuy nhiên lại không duy trì được lâu và ảnh hưởng lớn tới môi trường nước. Ngược lại khi dùng phân hữu cơ thì tác dụng chậm nhưng duy trì được lâu và an toàn cho môi trường nước.

Gây nuôi tảo tạo màu nước
gây nuôi tảo tạo màu nước

– Cần chú ý tới ánh sáng mặt trời. Nếu ánh sáng mà và dài thì bón nhiều lần, ngược lại thì bón ít hơn nhưng bón nhiều lần trong ngày. Nếu không đúng thì những ngày trời mưa vừa bón phân xong phân có thể bị đọng lại ở đáy tạo điều kiện cho rêu xanh phát triển.

– Điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp tránh lãng phí. Quan sát độ trong nước và bùn đáy để tiến hành bón phân gây nuôi tảo sao cho phù hợp. Nếu bùn đáy ở đáy nhiều thì bón một lượng phân ít và ngược lại

– Bón phân sau khi đã thả giống chỉ cần bón lượng ít nhưng bón nhiều lần. Thận trọng khi dùng phân ure bởi nó có thể khiến nồng độ NH3 trong nước tăng lên vượt ngưỡng.

Gây nuôi tảo bằng phân bón hóa học

Tiến hành bón phân gây nuôi tảo trước 1 đến 2 tuần trước khi thả giống, phân hữu cơ gồm phân lân, phân đạm, phân kali và các nguyên tố vi lượng khác. Trộn đều với cám, các loại bột,…

Có thể dùng phân dạng lỏng hay dạng hạt để gây nuôi tảo đều được tuy nhiên phân dạng lỏng vẫn được ưu tiên hơn bởi dễ thấp thụ. Tuy nhiên cần phải pha loãng vài lần rồi mới tiến hành phun xuống ao

Lưu ý không bón các loại phân chứa amoniac hay uri khi đã thả giống bởi nó làm giống nuôi chậm lớn và lờ đờ

Gây nuôi tảo bằng phân hữu cơ

Phân hữu cơ thì nên dùng phân xanh, bột đậu nành, cám gạo, bột ngô,… rải với mật độ 25 đến 50 kg/ha/ngày thì sau khoảng 5 ngày tảo sẽ bắt đầu xuất hiện. không dùng phân chuồng, phân gà, phân bò,… bởi dễ mang theo mầm bệnh xuống nước gây hại cho giống nuôi.

Phân hữu cơ
Phân hữu cơ

Sau 2 đến 4 tuần gây nuôi tảo thì không cần rải phân gây nuôi tảo nữa, nếu rải thêm sẽ làm dư phân bón trong khi tảo đã có thức ăn thừa của giống nuôi và chất thải làm nguồn dinh dưỡng.
Như vậy việc gây nuôi tảo không hề khó mà ngược lại rất đơn giản, bà con nên áp dụng để gây màu nước tự nhiên cho ao nuôi cũng như để ao nuôi có lợi hơn trong việc nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm: Ứng dụng công nghệ mới trong ngành nuôi trồng thủy sản

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây