Cách nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

0
3646
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hồng là loài hoa đẹp, được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp để nhân giống hoa hồng như giâm cành, chiết cành, gieo hạt, … nhưng được áp dụng phổ biến nhất là giâm cành. Giâm cành không chỉ mang đến hiệu quả nhanh, mà cây hồng con sau khi trồng rất khỏe, dễ thích nghi. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành đơn giản nhất.

Nội dung chính

Một số đặc tính của cây hồng

Mặc dù có nhiều chủng loại khác nhau nhưng nhìn chung cây hoa hồng có những điểm chung như:

  1. Thân hoa hồng

Thân cây hồng là thân gỗ, chủ yếu mọc theo bụi. Cả cành và thân hồng đều có rất nhiều gai nhọn, độ cứng và to của gai phụ thuộc vào mỗi giống cây.

cách nhân giống hoa hồng
Thân hoa hồng có nhiều gai nhọn bao bọc
  1. Lá hoa hồng

Lá hoa hồng mọc theo dạng kép và mỗi lá lớn có khoảng 3 đến 9 lá con. Tùy vào từng giống hồng mà gai lá hồng dày hay khít, nhỏ hay to.

  1. Hoa hồng

Hoa hồng thường mọc đầu cành, có thể là mọc đơn hoặc mọc theo cụm. Mỗi hoa hồng được ghép lại từ nhiều cánh nhỏ. Màu sắc hoa hồng rất đa dạng, mỗi giống hoa sẽ có màu sắc, hình dạng, hương thơm, … khác nhau.

  1. Quả của cây hoa hồng

Quả hoa hồng thường tụ trong đế hoa và bắt đầu dày dần lên để hình thành quả. Trong mỗi quả hoa hồng có rất nhiều hạt nhỏ.

Những giống nào có thể thực hiện nhân giống hoa hồng bằng cách giâm cành?

Không phải giống hồng nào cũng có thể nhân giống theo phương pháp giâm cành. Phương pháp này thích hợp nhất cho các giống hồng có sức sống cao. Những loại hồng khác cũng có thể thực hiện nhưng tỷ lệ sống khá thấp.

Nên chọn giống hoa hồng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh
Nên chọn giống hoa hồng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh

Những cây hồng có hàm lượng tinh bột càng ít thì càng khó giâm cành. Vì những giống hồng này không có khả năng tự tạo rễ.

Cách nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành

Để giâm cành cây hồng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  1. Thời gian thích hợp để giâm cành hồng

Trên thực tế, bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể tiến hành giâm cành hồng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thực hiện giâm cành vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 8 đến tháng 10. Đây được cho là thời điểm tốt nhất để giâm cành hồng vì cây có tỷ lên sống cao và ít bệnh.

  1. Đất giâm cành hoa hồng

Để tạo điều kiện tốt nhất cho cành hồng được giâm phát triển, bạn nên sử dụng hỗn hợp đất trấu hun và ít phân hữu cơ. Có thể chọn phân bò ủ hoai hoặc phân trùn quế đều được.

Chuẩn bị đất màu mỡ, ủ phân chuồng
Chuẩn bị đất màu mỡ, ủ phân chuồng

Đất trước khi giâm hồng cần được xới và tưới nước. Cách làm này sẽ giúp đất vừa tơi xốp vừa có độ ẩm vừa phải.

  1. Chọn cành giâm

Chọn cành là bước rất quan trọng trong quá trình giâm cành. Cành giâm tốt sẽ giúp khả năng sống của cây cao hơn.

Phần giữa của những cành gần gốc hoặc ngọn đều là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho bạn. Ưu tiên dùng những cành trong thời kỳ trổ hoa và là cành bánh tẻ. Những cành quá già hay quá non đều không đạt chuẩn.

  1. Cắt cành giâm

Chiều dài cành giâm phù hợp nhất là khoảng 20cm. Bạn có thể sử dụng một cái kéo hoặc dao sắc để cắt cành theo góc 45 độ. Lưu ý: kéo và dao phải mới và đủ sắc để không làm cành bị dập.

Cắt cành gọn gàng, không bị giập nát để cây bén rễ
Cắt cành gọn gàng, không bị giập nát để cây bén rễ

Sau khi cắt cành xong bạn cần tỉa những nụ hoa tàn và tất cả gai ở phía dưới.

  1. Kỹ thuật giâm cành hồng

Cành sau khi đã được cắt và tỉa gai cần được ngâm ngay vào nước có chứa dung dịch kích rễ. Để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập vào cây, bạn cần mang cành đi giâm ngay.

Kỹ thuật giâm cành cũng khá dễ thực hiện. Trước tiên bạn cần tạo một hố có kích thước vừa phải. Sau đó tưới nước vào đất cho đủ độ ẩm rồi cắm cành hồng vào đất theo góc 90 độ (cành hồng nằm thẳng đứng). Độ sâu phù hợp khoảng 1, 5cm đến 2cm. Khi vun đất bạn cần nén đủ chặt, đảm bảo cành hồng được cắm không thể di chuyển.

  1. Bón phân và tưới nước

Cành sau khi giâm thường cần một lượng nước và dưỡng chất nhất định để kích thích mọc rễ. Phân bón lót trong đất là vừa đủ trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn cần lưu ý chỉ tưới nước một lượng vừa đủ để không làm cành bị ngập úng.

Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây
Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây

Đến lúc cành ra lá lần đầu bạn có thể sử dụng thêm một vào loại phân và thuốc kích thích tạo rễ cũng như giúp cành phát triển tốt hơn. Những loại phân thuốc thích hợp trong giai đoạn này như IAA, NAA, Super Roo, …

Những điều cần lưu ý khi nhân giống hoa hồng bằng cách giâm cành

Để việc giâm cành đạt hiệu quả mong muốn bạn cần lưu ý những điều sau:

– Tìm hiểu về đặc tính của giống hồng mà bạn muốn nhân giống trước khi tiến hành giâm cành. Vì không phải giống hồng nào cũng có thể giâm cành được.

– Vệ sinh dụng cụ cắt cành để vết cắt được mịn nhất có thể.

– Cần giâm cành xuống đất ngay sau khi cắt. Có thể ngâm vào dung dịch kích thích tạo rễ nhưng cần thực hiện thật nhanh.

– Vị trí giâm cành cần được che mát, tránh ánh nắng gắt chiếu trực tiếp.

– Không cắm cành hồng quá sâu, vì nếu sâu quá rễ sẽ khó mọc.

– Thường xuyên bổ sung nước và dinh dưỡng, tránh cành được giâm bị khô hay thiếu chất.

Giâm cành là cách nhân giống hoa hồng được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Chỉ cần giống hồng có đủ tinh bột để tự tạo rễ và thực hiện đúng kỹ thuật là bạn sẽ dễ dàng nhân giống hồng thành công bằng phương pháp này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây