Nuôi cá chép cảnh như thế nào để cá không chết bây giờ?

0
5581
Cá chép cảnh
Nuôi cá chép cảnh - nâng tầm nhà mình
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá chép cảnh vốn là thú vui của rất nhiều hộ gia đình,trong đó, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các quán coffee, nhà hàng, khách sạn,… Có thể nói, việc có một bể cá chép cảnh như là một điểm cộng làm tăng thêm giá trị của người sở hữu, thu hút thêm vô số khách hàng và cũng là niềm vui của rất nhiều người.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý những điểm sau để cá không bao giờ chết nhé!

Nội dung chính

Điểm đáng lưu ý về nước nuôi cá chép cảnh

Cá chép cảnh
Cá chép koi làm cảnh rất phù hợp

Nước để nuôi cá chép cảnh thường sẽ là nước máy, nước giếng và nước mưa. Trong đó, nước máy và nước giếng là chủ yếu còn nước mưa thường là do quá trình nuôi ngoài trời mà lẫn vào nguồn nước nuôi cá ban đầu.

Nuôi cá chép cảnh bằng nước máy

Ngày nay, hầu hết bà con nuôi cá chép cảnh thường dùng nước máy vì đây cũng là nguồn nước chính của đa số các hộ gia đình. Đây là nguồn nước đã qua xử lí của nhà máy với một lượng Clo rất lớn.

Do đó, để an toàn cho cá, bà con phải phơi nước máy trong 1 ngày cho Clo bay hơi hết rồi mới đổ nước vào bể nuôi cá. Ngoài ra, bà con cũng có thể đựng nước máy vào thau chậu rồi bật máy sủi Oxi để làm nhanh quá trình khử Clo cho nước nuôi cá.

Nuôi cá chép cảnh bằng nước giếng

Giếng nước phần lớn chỉ còn sót lại ở các hộ gia đình ở nông thôn. Do đó, việc sử dụng nước giếng để nuôi cá cảnh không phổ biến bằng nước máy nhưng cũng là một con số đáng kể bởi nhu cầu buôn bán cá cảnh ngày càng gia tăng.

Để nuôi cá chép cảnh bằng nước giếng thì bà con phải sử dụng máy sủi Oxy để tăng hàm lượng Oxy và độ pH phù hợp cho môi trường sống cần có của cá. Đồng thời cho thêm 1 ít vụ san hô vào hộp lọc để tăng thêm hiệu quả cho quá trình điều chỉnh độ pH trong nước giếng.

Riêng đối với nước giếng đã bị nhiễm phèn thì bà con cần bỏ thêm than hoạt tính vào bể cá với liều lượng khoảng 30-35% thể tích bể.

Nuôi cá chép cảnh bằng nước mưa

Nước mưa nuôi cá như một liều thuốc kích thích chúng bay nhảy, bơi lội. Vừa miễn phí lại mát mẻ nhưng lại có độ pH thấp nên bà con cũng nên lưu ý có biện pháp xử lí phù hợp.

Tuy nhiên, thường nước mưa lại là nguồn nước bất ngờ đổ vào do nuôi cá ngoài trời nên bà con chỉ cần sục thêm Oxy trong lúc nuôi cá cũng có thể cân bằng lại độ pH một cách nhanh, gọn. Thế nhưng, nguồn nước này lại nhanh tạo rêu và tảo do đó, việc vệ sinh bể vô cùng vất vả, bà con nên hạn chế sử dụng thì hơn!

Thức ăn cho cá chép cảnh

Cá chép cảnh
Cho cá chép cảnh ăn

Khi nuôi cá chép cảnh, lượng thức ăn chỉ nên đủ, không nên thừa và nên cho ăn theo bữa. Việc dư thừa thức ăn chỉ làm bẩn nguồn nước, gây thêm nhiều mầm bệnh cho cá. Đã vậy, tính cá chép lại hay đớp làm bà con ngỡ cá đói nên không kiểm soát được lượng thức ăn cho cá, khiến cá dễ bị bội thực mà chết.

Tốt nhất, nên cho cá ăn hai bữa sáng và tối. Mỗi bữa cho ăn đồ khô, dạng viên hoặc thức ăn tươi như các loại cá con, cá trâm,…

Môi trường sống phù hợp với cá chép cảnh

cá chép cảnh
Cá chép cảnh cần môi trường sống phù hợp

Bà con nên nuôi cá ở nơi có nhiệt độ từ 26 – 28 độ C. Có ánh sáng tốt, nguồn ánh sáng không trực tiếp chiếu vào bể, thoáng mát, nhiều cây cảnh,… Ngoài ra, bà con cũng nên lắp đặt thêm máy sục Oxy và máy lọc nước để môi trường nuôi cá luôn ở ngưỡng đảm bảo cho sự phát triển của chúng.


Xem thêm: Cách nuôi cá chép cảnh kết hợp trồng rau thủy canh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây