Cách Trồng Tỏi Ăn Lá Đơn Giản Nhất Tại Nhà

0
2978
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Dùng lá tỏi nấu ăn ư? Nghe có vẻ lạ, nhưng nếu bạn đã dùng qua rồi thì chắc chắn sẽ ghiền. Lá tỏi cho mùi thơm dịu nhẹ hơn củ, dùng làm rau gia vị như hành ngò rất ngon. Để có lá tỏi nấu ăn, chỉ có cách duy nhất là tự trồng. Trồng tỏi lấy lá vừa dễ, vừa đơn giản, lại vừa đẹp nhà. Bạn muốn tìm hiểu chi tiết cách trồng tỏi ăn lá? Agri.vn mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Nội dung chính

Khí hậu và loại đất thích hợp trồng tỏi

Tỏi phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nống ẩm, đặc trưng là mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tỏi không phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa quá nhiều.

Có thể trồng tỏi ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất cát, phù sa và đất sét được khuyến khích sử dụng để trồng thương mại. Đất phải màu mỡ, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt và có khả năng giữ ẩm thích hợp trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

Tỏi thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau
Tỏi thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau  

Kỹ thuật trồng tỏi

  • Thời điểm trồng tỏi

Thời điểm trồng có thể khác nhau tùy vào điều kiện thời tiết khí hậu cũng như giống tỏi trồng.

Ở vùng đồng bằng sông Hồng nên trồng từ 25 đến 5 tháng 10 ==> thu hoạch 30/1 – 5/2.

Ở khu vực miền Trung trồng tháng 9 – 10 ==> thu hoạch tháng 1 – 2.

Ở miền Nam, trồng tỏi từ đầu tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 1, tháng 2 năm sau

Đối với một số giống tỏi Tây dùng để ăn lá, thân nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thích hợp nhất gồm 2 vụ.

Tùy vào điều kiện thời tiết và khí hậu mà thời vụ trồng tói ở các nơi khác nhau
Tùy vào điều kiện thời tiết và khí hậu mà thời vụ trồng tói ở các nơi khác nhau
  • Chuẩn bị đất trồng

Phương pháp làm đất trồng tỏi này tương tự như đối với ngô, đậu tương và các rau màu trên cạn khác. Ruộng được cày và bừa từ hai lần trở lên, cách nhau bảy ngày hoặc ít hơn. Sau khi cày cần làm tơi xốp đất và tiến hành lên luống đất.

Luống tỏi nên rộng từ 1,2 đến 1,5m. Giữa các luống làm rãnh rộng 30cm. Khi lên luống thì bạn nhớ rạch luôn hàng để sau này bón phân. Mỗi luống thường trồng từ 5 đến 6 hàng. Mỗi hàng cách nhau 20cm là vừa.

Trên các luống đất tốt nhất bạn nên phủ thêm một lớp đất thịt dày từ 2-4cm. Đầm chặt lớp đất thịt này và rải lên một lớp phân hữu cơ. Cuối cùng thêm 1 lớp cát cỡ 2cm nữa rồi mới đem trồng tỏi.

  • Khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng tỏi là cây cách cây từ 10 -15cm nếu trồng dày thì từ 8-10cm, hàng cách hàng khoảng 20cm là thích hợp. Mỗi hecta đất cần từ 800kg đến 1 tấn tỏi giống tùy vào loại giống và khoảng cách trồng.

Củ tỏi giống phải là củ to và chắc, không bị sâu bệnh. Củ giống nên nặng từ 12 đến 15g. Mỗi củ có từ 10 đến 12 nhánh là tốt nhất.

Trước khi trồng đem ngâm tỏi vào nước sạch 3 giờ rồi để ráo. Sao đó mang đi cắm xuống đất.

Khi cắm tỏi thì chỉ cắm ⅔ nhánh thôi và cắm theo khoảng cách đã định. Cắm xong thì phủ đất vụn lên.

Cây giống được 25 đến 30 ngày thì đã có chừng 2-3 lá con rồi. Lúc này đem nhổ cây con, đồng thời cắt bớt rễ và lá ngọn đi.

Hàng nào đã bón phân lót thì bạn đem tỏi trồng xuống. Khoảng cách giữa mỗi cây tỏi nên định trước. Khi trồng chỉ cần moi 1 lỗ nhỏ sâu khoảng 3 đến 4cm rộng 4 đến  5 phân rồi đặt cây con xuống là được.

Nhẹ nhàng đặt cây con thẳng đứng vào hố.

Dùng hai tay ấn nhẹ đất xung quanh hố để giữ chặt gốc cây là được.

Xoa phẳng mặt luống vừa trồng rồi mới trồng cây tiếp.

Cần trồng tỏi đúng khoảng cách để đảm bảo năng suất
Cần trồng tỏi đúng khoảng cách để đảm bảo năng suất

Cách chăm sóc cây tỏi

  • Phủ luống tỏi

Sau khi trồng xong cần tiến hành tủ kín đất mặt luống để giữ ẩm, giữ nhiệt (về mùa đông) cho đất, giúp cây chống bén rễ hồi xanh; hạn chế được cỏ dại mọc trên luống.

Vật liệu dùng để tủ: Tùy điều kiện cụ thể, có thể dùng các vật liệu như: Rơm, rạ, trấu… để tủ lên mặt luống ngay sau khi trồng xong.

  • Tưới nước

Khi chuẩn bị gieo trồng, nếu đất chưa đủ ẩm thì phải tưới đất trước một hoặc hai ngày. Trong trường hợp đất trở nên quá ướt sau khi tưới, nên để ruộng khô cho đến khi đạt được độ ẩm mong muốn.

Tần suất tưới phụ thuộc vào loại đất và lượng mưa của địa phương trong thời kỳ cây sinh trưởng. Đất mùn nên được tưới từ 1 đến 2 lần một ngày. Với loại đất cát cần tưới thường xuyên hơn. Đến khi cây trổ 3-4 lá thì hạn chế tưới nước.

  • Phân bón

Mỗi hecta tỏi cần lượng phân bón: 20 tấn phân chuồng, 300 kg đạm urê, 500 kg supe lân và 240 kg kali sunphat (tính ra 1 sào đất cần 2 tấn kg phân chuồng, 30 kg đạm urê, 50 kg supe lân và 24 kg kali sunphat).

Đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối lượng vôi tùy theo độ chua của đất. Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, lân và, 1/3 số đạm kali dùng để bón lót. Rải đều theo hàng và trộn kỹ số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc.

Bạn sẽ chia ra bón thúc 3 lần vào từng thời điểm như sau:

» Sau khi trồng 2 đến 3 tuần thì bón thúc lần 1

» 20 đến 25 ngày sau khi bón đợt 1 thì bón đợt 2

» Sau khi bón đợt 2 khoảng 15 đến 20 ngày thì bón đợt 3.

Tùy vào từng thời điểm sinh trưởng mà lượng phân bón cung câp cho cây tỏi sẽ khác nhau
Tùy vào từng thời điểm sinh trưởng mà lượng phân bón cung câp cho cây tỏi sẽ khác nhau

Phòng trừ sâu bệnh gây hại

Trồng tỏi hay gặp bệnh sương mai, bệnh than đen. Lúc này bạn cần dùng các loại thuốc đã được chỉ định với từng bệnh.

Bệnh sương mai xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boocđô 1% hoặc Zineb 80%, hoặc Ziram 90%.

Bệnh than đen hay còn gọi là  Urocystis cepula Prost. Bệnh này thường xuất hiện trên củ sắp thu hoạch. Thậm chí kể cả trong thời kỳ bảo quản cũng có thể có.  Bạn cần cách ly những củ bị bệnh ra và dùng Zineb 80% để phun.

Trên đây là những thông tin Agri.vn muốn chia sẻ đến bạn về cách trồng tỏi ăn lá. Bạn có thể áp dụng phương pháp này để có được lá tỏi sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây