Bật mí cách chăm sóc cá lóc nuôi nuôi mau lớn

0
1994
Cá lóc
Cá lóc nuôi cần được chăm sóc như thế nào?
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá lóc nuôi có lẽ là loài cá mà chúng ta cảm thấy vô cùng thân thuộc bởi những món ăn được chế biến từ loài cá này vô cùng ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng.  Hiện nay, để tìm mua được cá lóc nuôi đồng thực sự rất hiếm. Chính vì thế, mô hình nuôi cá lóc đang dần được đẩy mạnh. Đặc biệt, điều mà bà con quan tâm nhất chính là phương pháp chăm sóc làm sao để cá lóc nuôi nuôi mau lớn, cho thành quả chất lượng. Vậy hôm nay, chúng ta sẽ đến với những kỹ thuật cần biết để chăm sóc cá lóc nuôi nuôi mau lớn.

Cá lóc nuôi
Món ăn của đồng quê – cá lóc

Nội dung chính

Thức ăn để chăm sóc cá lóc nuôi hiệu quả

Cá lóc chủ yếu ăn các loại động vật tươi sống như: ếch nhái, động vật phù du, cá, tép, giáp xác… Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc cá lóc nuôi, bà con có thể cho những con cá đang nhỏ tập ăn dần các loại thức ăn hỗn hợp được chế biến từ cá kết hợp với tấm, cám, bắp, vitamin C… Tuy nhiên, lưu ý rằng, luôn đảm bảo lượng đạm cao hơn 20% trong khẩu phần ăn.

Cá lóc nuôi
Cho cá lóc ăn những loại thức ăn như thế nào?

Sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến để nuôi cá đều được. Trong thời đại hiện nay, sử dụng máy móc trong chăn nuôi sẽ giảm thiểu số giờ lao động của con người. Sử dụng máy băm nghiền đa năng để nghiền nát thức ăn tươi sống để cho cá lóc nuôi ăn trong giai đoạn chúng còn nhỏ.

Ngoài ra, bà con có thể chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá lóc nuôi với công thức sau: 25% cám, 60% cá tươi, 10% tấm, 5% bột đậu nành. Phương pháp đó là: Trộn đều, hấp chín và cho vào máy ép cám viên nổi để ép thành hạt rồi phơi khô để cho ăn dần.

Nên cho cá ăn từng chút một và thả từ từ, ăn hết lại cho tiếp để tránh hao hụt lượng thức ăn lớn và gây ô nhiễm môi trường nước.

Quản lý ao để đảm bảo điều kiện môi trường tốt nhất cho cá lóc nuôi

Cá lóc nuôi
Ao nuôi cá lóc cần được bảo đảm vệ sinh

Cá lóc nuôi muốn sinh sôi, phát triển và lớn nhanh thì chất lượng nước trong ao là điều ta cần quan tâm nhất.

Duy trì nhiệt độ nước phù hợp từ 28 đến32 độ C, pH từ 6.5 đến 8, DO >4ppm, NH4 và NO3 < 0,1ppm, độ trong từ 35 đến 40cm.

Nên thay nước định kì 2 lần trong một tháng, 5 ngày mỗi đợt và mỗi ngày thay 30% nước trong ao.

Quan sát khả năng bắt mồi và cách bơi lội của cá trong quá trình chăm sóc hàng ngày để phát hiện sớm nếu cá mắc bệnh.

Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên cá lóc nuôi

Bệnh trùng bánh xe trên cá lóc nuôi

Triệu chứng thường gặp: Bơi không định hướng, tụ tập thành từng đàn nổi lên mặt nước, một số con tách đàn bơi quanh bờ, da cá chuyển màu xám.

Cách điều trị: Tắm cá với dung dịch nước muối 2 đến 3% trong thời gian 5 đến 15 phút.

Tắm cho cá bằng đồng sunfat với nồng độ 3 đến 5 g/m3 trong thời gian 5 đến 15 phút hoặc rắc xuống ao với nồng độ 0,5 đến 0,7 g/m3.

Dùng formalin tắm cho cá với nồng độ 200 đến 250 ml/m3 trong thời gian 30 đến 60 phút hoặc phun xuống ao với liều lượng 20 đến 25ml/m3. Cần sục khí liên tục trong suốt thời gian chữa bệnh.

Bệnh trùng quả dưa trên cá lóc nuôi

Triệu chứng thường gặp: Cá lóc bị bệnh thường nổi đầu, quẫy mạnh hoặc cọ mình vào bờ hoặc cỏ trong ao. Da mang cá tiết ra nhiều dịch nhầy và có màu sắc nhợt nhạt.

Cách điều trị: Dùng formalin nồng độ 200 đến 250 ml/m3 tắm cá trong 15đến30 phút kết hợp với sục khí, rải xuống ao với nồng độ 20 đến 25 ml/m3 mỗi tuần 2 lần.

Bệnh sán lá đơn chủ trên cá lóc nuôi

Triệu chứng thường gặp: Cá bơi lội chậm chạp bất thường, mang sưng, phù nề, cơ thể gầy yếu chết từ rải rác đến hàng loạt.

Cách điều trị: Dùng thuốc tím tắm cá với nồng độ 20 g/m3 trong thời gian 15 đến 30 phút; Dùng muối tắm với nồng độ 2 đến 3 % trong thời gian 5 phút; Dùng formalin nồng độ 200 đến 250 ml/m3 trong thời gian 30 đến 60 phút kết hợp với sục khí hoặc nồng độ 20 đến 25ml/m3 để rắc xuống ao.

Bệnh trùng mỏ neo trên cá lóc nuôi

Triệu chứng thường gặp: Cá bơi chậm và yếu, khả năng bắt mồi giảm dần, gầy, trên thân cá xuất hiện các vết đỏ nhỏ. Bệnh nặng khiến phần thân cá lóc lơ lửng trong nước và dường như không phát triển hệ sinh dục.

Cách điều trị: Thay nước mới kết hợp với bón nước vôi bột hòa tan liều lượng 2 kg/100 m3. Dùng lá xoan 0,4 đến 0,5 kg/m3nước ngâm xuống ao cá bị bệnh. Dùng thuốc tím nồng độ 10 đến 12 g/m3 tắm cá từ 1 đến 2 giờ.

Như vậy, với những kỹ thuật chúng tôi cung cấp, hy vọng đàn cá lóc nuôi của bạn sẽ sinh trưởng thật tốt. Chỉ cần người nuôi nắm bắt kinh nghiệm, dành thời gian chăm sóc thì tin rằng, chất lượng sản phẩm sẽ vô cùng tuyệt vời. Agri chúc bạn thành công!

Xem thêm: Giá cá lóc giống đầu năm 2021

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây