Chia Sẻ Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mang Hiệu Quả Kinh tế Cao

0
1596
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mô hình nuôi lươn hiện nay được nhiều hộ gia đình quan tâm vì mang lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào thực hiện, kỹ thuật nuôi lươn luôn là điều được nhiều người quan tâm. Vậy tại sao bạn không dành chút thời gian để tham khảo thêm về chủ đề này ở nội dung bên dưới ?

Nội dung chính

Các hình thức nuôi lươn

  1. Nuôi lươn trong bể xi măng hoặc ao lót bạt

Mô hình này là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vì lươn mau lớn do không bị thay đổi môi trường sống tự nhiên vốn có của nó. Bể xây nên xây nữa nổi và nữa chìm với chiều cao khoảng 1m. Ao nuôi có thể được xây bằng ximăng hoặc đóng cọc tre và trải bạt vào ao, sau đó cho đất vào.

Hiện tại có rất nhiều hình thức nuôi lươn khác nhau được áp dụng
Hiện tại có rất nhiều hình thức nuôi lươn khác nhau được áp dụng
  1. Nuôi lươn bằng lục bình

Hình thức nuôi này cũng mang lại hiệu quả kinh tế nhưng thời gian xuất bán dài hơn so với nuôi đất từ 10 – 15 ngày. Điểm chú ý của mô hình này ta có thể tận dụng chuồng heo cũ trải bạt vào để nuôi hoặc trải bạt trong ao đất. Không nên trải bạt trên mặt đất như phương pháp nuôi trong đất vì nhiệt độ cao có thể làm lươn bị sốc nhiệt và chết. Cần tạo ống thoát nước có lỗ khoang nhỏ hơn thân lươn để khi thay nước lươn không ra ngoài được.

  1. Nuôi lươn bằng dây nylon

Đây là mô hình đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả. Nhưng điểm cần chú ý là khi thả giống là: lươn nuôi bằng mô hình này phải được thuần hóa trước nếu đem lươn từ mô hình nuôi đất qua thì lươn dễ phát bệnh và bỏ ăn.

  1. Nuôi Lươn bằng rơm

Đây là cách cổ truyền nhưng bà con cần chú ý là rơm phải được ngâm lâu ngày và xả sạch, xả đến khi nào rơm hết ra màu thì thôi. Ao nuôi cũng được xây dựng và như mô hình nuôi lươn trong dây nylon.

  1. Nuôi lươn kết hợp với nuôi trùn quế

Đây là phương pháp nuôi theo cách của Thượng Hải – Trung Quốc. Phân bò được cho thành luống như luống khoai, để tránh phân bò không bị sạt lỡ ta có thể dùng gạch tấn sen kẽ xung quanh luống phân. Sau đó thả trùn quế vào, sau khi trùn phát triển thì thả lươn giống vào. Cách nuôi này cũng mang lại hiệu quả kinh tế vì không cần phải đầu tư chăm sóc. Nhưng thời gian nuôi rất dài vì trùn không sinh sản đủ cho lươn ăn. Có thể kết hợp cho ăn thêm thức ăn nhân tạo.

Phương pháp cải tạo ao nuôi lươn

  • Tháo cạn nước trong ao, dọn sạch cỏ cây xung quanh bờ ao, vét bớt bùn đáy ao, đắp lại bờ ao cho chắc chắn, sữa sang lại cống cấp và thoát nước.
  • Dùng vôi bột rãi đều khắp đáy và bờ ao để diệt hết vi khuẩn gây mầm bệnh và điều hoà pH nước ao, lượng vôi bón từ 10 -15 kg/100m2. Bón vôi xong, phơi nắng 1 – 2 ngày cho các loại mầm bệnh chết hết, tiến hành cấp nước vào ao đạt 0,5 – 0,8 m.
  • Nước lấy vào ao phải trong sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, có lưới chắn ở cống để ngăn các loại rác theo vào ao nhằm hạn chế mầm bệnh và làm sạch nước ao nuôi.
  • Thả bèo tây xuống ao để làm mát cho lươn.
Để xử lý và cải tạo ao nuôi lươn có rất nhiều cách
Để xử lý và cải tạo ao nuôi lươn có rất nhiều cách

Chọn lươn giống

Giống lươn chọn nuôi phải có màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không xây xát, không dị tật dị hình.

Nếu lươn giống được đánh tự nhiên bắt bằng cách chích điện hoặc dùng thuốc nhữ mồi thì lươn này rất khó nuôi, tỷ lệ sống rất thấp. Lươn giống có kích cỡ từ 20 – 30 con/kg thì thời gian nuôi từ 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch. Lươn từ 30 – 40 con/kg thì thời gian nuôi từ 4 – 5 tháng. Lươn từ 40 – 60 con/kg thì thời gian nuôi từ 5 tháng trở lên.

Hiện nay nguồn lươn giống được sản xuất nhân tạo rất nhiều ở các tỉnh phía nam. Tuy nhiên giá thành bán ra vẫn còn rất cao và tùy thuộc vào kích cỡ giống. Khi nuôi bằng nguồn lươn giống này thì sau 6 tháng có thể đạt cỡ thương phẩm và tiến hành thu hoạch.

Thức ăn

Thức ăn của lươn có thể gồm: ốc, tép, cá tạp hay đầu cá, ruột cá mua ở các chợ, phụ phẩm của lò mổ. Ngoài ra, có thể cho lươn ăn thêm cám, bắp, khoai, đậu mì … trộn chung với thức ăn chính của lươn và cho ăn.

Lượng thức ăn cho lươn ở giai đoạn đầu từ 3 – 4% trọng lượng thân, thời gian sau tăng dần lượng thức ăn lên 7%. Nhưng có thể căn cứ vào lượng thức ăn dư thừa mà tăng giảm thức ăn cho phù hợp.

Đối với lươn giống của trại thì lươn được thuần cho ăn 30% thức ăn viên, có thể ngâm thức ăn viên của cá da trơn vào nước cho mềm và xay chung với cá hay ốc rồi cho lươn ăn. Ngoài ra, cần phải có thêm bột gòn (hoặc bột keo) làm kết dính thức ăn để không làm rơi vảy thức ăn khi lươn ăn. Đồng thời cần bổ sung bột huyết, vitamin C và premix đặc chế dành cho lươn để giúp lươn mau lớn. Cho lươn ăn vào khoảng 17h – 20h đêm. Vì lươn thường ăn về đêm và nên đặt vĩ ăn ngập trong nước (ăn ngầm).

Thức ăn của lươn có thể là cá nhỏ, tép….
Thức ăn của lươn có thể là cá nhỏ, tép….

Bệnh và cách phòng trị

Lươn là loài rất khỏe, ít mắc bệnh. Nếu quản lý nguồn nước luôn sạch thì đảm bảo việc nuôi lươn luôn thành công.

  1. Bệnh sốt nóng

Do nuôi lươn với mật độ dày, lươn quấn vào nhau, các dịch nhày tiết vào trong nước, lên men, độ nhớt tăng lên làm nhiệt độ nước tăng, hàm lượng oxy giảm. Đầu lươn phồng ta, lươn chết hàng loạt. Đối với mô hình nuôi lươn trong ống nhựa hoặc dây nylon thường hay gặp trường hợp này.

Phòng trị: Nếu thấy hiện tượng này cần san thưa bể nuôi và cho nước sạch chảy tràn liên tục vào bể nuôi từ 2 – 3 giờ. Sau đó ngưng xả, đánh 1 ml Iodin + 3 ml Bio For Fish cho 1 m3 nước. Ngâm trong 3 giờ rồi xả ra, cho nước sạch vào. Sau đó dùng 7g vitamin C/1 m3 nước tạt đều vào bể để qua đêm rồi thay nước.

Bệnh sốt nóng là một trong những bệnh lươn dễ gặp phải nhất
Bệnh sốt nóng là một trong những bệnh lươn dễ gặp phải nhất
  1. Bệnh lở loét

Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương do xây sát.

Triệu chứng: Trên mình lươn xuất hiện vết tròn màu đỏ, lươn bơi lội không bình thường.

Phòng trị: Đem lươn ra bể riêng và ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 0,5%, sau đó sát trùng toàn bể bằng Water Fresh theo liều của nhà sản xuất. Dùng 3 g Amoxilin/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày.

  1. Bệnh nấm thủy mi

Do ký sinh trùng gây nên, nhìn thấy có sợi hình bông bám vào mình lươn để hút chất dinh dưỡng.

Phòng trị: Ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 5% trong 10 phút, sau đó thả lại bể. Nên dùng Bioxid For Fish sát trùng bể mỗi ngày.

  1. Bệnh nhiễm giun (sán)

Do lươn ăn thức ăn tươi sống, nên hay nhiễm giun. Ta phải định kỳ sổ giun cho lươn 3 tuần/lần. Thuốc trị giun sán dành cho cá và liều theo nhà sản xuất.

Lươn cũng rất dễ mắc phải bệnh nhiễm giun
Lươn cũng rất dễ mắc phải bệnh nhiễm giun
  1. Bệnh đỉa

Do đỉa bám vào phần đầu lươn phá hoại mô và hút máu khiến lươn bị yếu kém ăn và vi trùng xâm nhập vào gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sinh trưởng.

Phòng trị: Dùng dung dịch Sulphate đồng 2,5g sulphat đồng/25 kg nước ngâm rửa 5 – 10 phút.

  1. Bệnh tuyến trùng

Do ký sinh trùng đường ruột gây ra, tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1 cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành các nang bào gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh trên ruột với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.

Lươn mắc bệnh tuyến trùng không điều trị kịp thời dễ chết
Lươn mắc bệnh tuyến trùng không điều trị kịp thời dễ chết

Phòng trị: có thể điều trị bằng Bio Benzol và phòng bệnh bằng Bio Green Cut với liều lượng 1 lít/1.000 m3 nước) cần diệt mầm bệnh, ấu trùng ký sinh trước khi thay nước.

Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có thể tự thiết kế mô hình nuôi lươn và đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật nuôi lươn nhằm mang nguồn thu nhập cao.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây