Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng Đạt Tiêu Chuẩn

0
1511
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá bống tượng luôn là loại thủy sản được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Đó cũng là lý do rất nhiều hộ gia đình mong muốn triển khai mô hình nuôi cá bống tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để sản lượng cá bống tượng lớn, bà con nông dân cần nắm rõ những quy tắc và kỹ thuật nuôi cá bống tượng. Nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

  1. Nội dung chính

    Chuẩn bị ao

  • Điều kiện ao nuôi

Ao phải nằm ở vùng đất không bị nhiễm phèn, đất thịt hoặc thịt pha sét đế giữ nước lâu. Ao gần nguồn nước, gần nhà để tiện theo dõi và chăm sóc. Xung quanh ao phải thoáng mát, không bị bóng rợp, có nhiều ánh sáng.

Để dễ chăm sóc và quản lý, nên chọn ao có diện tích từ 200-500 m2 là thích hợp nhất. Độ sâu mực nước từ 1,2- 1,5 m. Bờ ao cao hơn mực nước ao cao nhất khoảng 0,5 m để chống ngập.

Ao có cống cấp và thoát nước riêng biệt, đường kính cống khoảng 20-30 cm. Ớ đầu cống bên ngoài và bên trong phải bịt lưới để ngăn cá ra ngoài và địch hại vào ao. Bờ ao chắc chắn, đáy ao bằng phẳng và dốc về cống nước. Lớp bùn đáy ao dày khoảng 20 cm để cá chui xuống trú ẩn. Có thổ cho vào ao những ống tre, bộng sành, gốc cây… đề cá trú ẩn.

Nguồn nước cung cấp cho ao phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt và chất thải từ các nhà máy công nghiệp, chủ động suốt quá trình nuôi. Yêu cầu về chất lượng nước như sau: độ pH = 6,5-7,5; nhiệt độ = 28-30°C; hàm lượng oxy hòa tan trên 4 mg/lít.

Ao nuôi cá bống tượng cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định về tiêu chuẩn
Ao nuôi cá bống tượng cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định về tiêu chuẩn  
  • Cải tạo ao nuôi

Cải tạo ao: Điều kiện ao nuôi quyết định rất lớn đến quá trình phát triển của cá. Do đó trước khi thả cá giống, cần phải cải tạo ao thật kỹ càng nhằm giúp cho cá phát triển tốt, hạn chế được bệnh tật. Quy trình cải tạo ao như sau:

+ Dọn sạch cây cỏ ven bờ. Tháo cạn nước ao và dọn sạch rác, bắt hết cá tạp và địch hại (như rắn, cua, ếch…). Có thể dùng cây thuốc cá để diệt tạp, bằng cách: tháo bớt nước ao, sau đó đập dập cây thuốc cá và pha loãng với nước rồi tưới khắp ao, liều lượng: 1 kg rễ cây thuốc cá cho 100 m2 nước).

+ Vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao, chỉ chừa lại lớp bùn khoảng 20 cm. Tu bổ lại bờ ao, cống rãnh. San lấp các lỗ mội rò rỉ.

+ Rải vôi bột xuống đáy ao và xung quanh ao để diệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng: 10-15 kg/ 100 m2. Sau đó phơi nắng ao khoảng 3-4 ngày rồi tiến hành bón phân cho ao.

+ Bón phân là để gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Có thể bón phân chuồng hoặc phân vô cơ, nhưng tốt nhất là bón phân chuồng để giữ màu nước lâu hơn.

Bón phân chuồng: Có thể dùng phân gà, vịt, heo… đã ủ hoai; liều lượng sử dụng: 25-30 kg/100 m2 ao; cách bón: rải đều phân khắp đáy ao.

Bón phân vô cơ: Bón phân urê và phân lân, liều lượng: 0,5 kg urê + 0,3 kg lân/100 m2 ao.

+ Sau khi bón phân, lấy nước vào ao cho đạt mức qui định. Sau khoảng 3-4 ngày, nước ao chuyển sang màu xanh lá chuối non, nghĩa là nguồn thức ăn tự nhiên trong ao đã bắt đầu sinh sôi nảy nở và đủ cung cấp cho cá bột trong những ngày đầu. Lúc này có thể thả cá giống.

Chọn cá giống

Trước đây khi chưa sản xuất được giống cá bống tượng, người nuôi thường mua cá giống từ nguồn đánh bắt ngoài tự nhiên, chất lượng nguồn cá này không đảm bảo. Hiện nay, nguồn cá giống đã được chủ động do đã có nhiều cơ sở sản xuất cá giống. Tuy nhiên, người nuôi cần phải biết chọn lựa cá giống có chất lượng tốt để chúng tăng trưởng nhanh, mang lại hiệu quả cao.

Cá bống tượng giống cần mua ở những địa chỉ uy tín với kích thước đồng đều nhau
Cá bống tượng giống cần mua ở những địa chỉ uy tín với kích thước đồng đều nhau

Sau đây là các tiêu chuẩn chọn cá giống:

  • Cá giống có kích cỡ đồng đều, khoảng 100-150 g/con. Cá khỏe mạnh, không bị sây sát, không mất nhớt, không có dấu hiệu bệnh, không dị hình hay dị tật.
  • Cá bơi lội nhanh nhẹn, các vây xòe rộng. Các vây và vảy cồn nguyên vẹn. Khi lật ngửa cá lên, thấy cá phùng mang thật to, đuôi và các tia vi xòe ra hết cỡ.
  • Cá không bị đỏ ở bụng và rốn. Trường hợp bụng cá bị sưng đỏ thì có thể cá bị nhiễm ký sinh trùng.

Mật độ nuôi

  • Mật độ nuôi tùy thuộc vào ao nước tĩnh hay ao có nước lưu thông.
  • Ao nước không lưu thông: nuôi từ 2-3 con/m2.
  • Ao nước lưu thông: nuôi từ 4-5 con/m2.
  • Ao nước lưu thông liên tục: nuôi từ 8-10 con/m2.

Trước khi thả xuống ao, nên tắm cho cá bằng nước muối 2% trong vài phút để diệt mầm bệnh. Trường hợp cá giống đựng trong bọc nilon thì phải ngâm bọc cá trong nước ao khoảng 10-15 phút đế nhiệt độ nước trong bọc cân bằng với nhiệt độ nước ao, sau đó mới mở bọc và thả cá ra từ từ. Trường hợp cá giống đựng trong thùng, can nhựa.. thì phải cho vào một cái chậu lớn rồi từ từ thêm nước ao vào chậu để làm cân bằng nước trong chậu với nưóc ao, sau 10-15 phút thì thả cá ra ao.

Nên thả cá vào lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Lưu ý: Nếu thận trọng thì không thả cá giống ra ao ngay, mà khoanh lưới cho vào một góc ao, nuôi khoảng 10 ngày, cho ăn đầy đủ cả lượng và chất. Sau 10 ngày, kiểm tra cá, loại bỏ những con yếu ớt, sau đó mở lưới cho cá ra ao.

Cá bống tượng giống trước khi thả xuống ao cần được tắm với nước muối 2%
Cá bống tượng giống trước khi thả xuống ao cần được tắm với nước muối 2%

Cho ăn, chăm sóc và quản lý, thu hoạch

  1. Cho ăn

Thức ăn chủ yếu của cá là các loại động vật tươi sống như cá con, tôm, tép, ốc, cua, trùn quế… Thức ăn phải sạch sẽ, không hôi thối. Không nên sử dụng thức ăn thực vật.

Ngày cho ăn tối thiểu 2 lần, vào sáng sớm và chiều tốì. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 5-7% tổng trọng lượng cá trong ao (100 kg cá cho ăn 5-7 kg thức ăn/ngày). Cá càng lớn thì lượng thức ăn càng giảm.

Trong tháng đầu, thức ăn nên nghiền nát, trộn với bột gạo để cá dễ ăn. Những tháng sau, chỉ cần băm nhỏ thức ăn vừa với cỡ miệng của cá. Nên điều chỉnh lượng thức ăn đủ trong ngày, nếu dư thì bỏ, không được để đến ngày hôm sau.

Để giảm thiểu thất thoát thức ăn cũng như để dễ kiếm soát, nên cho thức ăn vào sàn và đặt nhiều vị trí trong ao. Sàn cách mặt nước khoảng 0,5-0,6 m, có buộc giây để kéo lên và thả xuống dễ dàng. Sau 1 giờ cho ăn, kéo sàn lên kiểm tra thức ăn còn hay hết để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Lưu ý là phải cho thức ăn từ từ, khi thấy hết thức ăn trong sàn thì mới cho tiếp. Không nên cho quá nhiều thức ăn, vì cá ăn không hết sẽ gây lãng phí và làm ô nhiễm nước. Cần theo dõi biểu hiện đớp mồi của cá và kiểm tra lượng thức ăn trong sàn để điều chỉnh cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa hoặc thiếu thức ăn. Nếu thấy còn nhiều thức ăn thừa trong sàn thì phải lấy hết ra để tránh gây ô nhiễm nước, và lần sau phải giảm bớt liều lượng. Trước khi cho cá ăn, phải vệ sinh sàn sạch sẽ rồi mới cho thức ăn vào.

Thường xuyên bồ sung vitamin C và Premix khoáng để giúp cá tăng cường sức đề kháng bệnh. Lượng vitamin c và Premix chiếm khoảng 2%.

  1. Chăm sóc và quản lý

Sau mỗi ngày cho ăn, phải kiểm tra thức ăn thừa trong sàn và vệ sinh sàn sạch sẽ.

Định kỳ thay đổi loại thức ăn để kích thích cá thèm ăn và nhanh lớn.

Phải thay nước ao thường xuyên để duy trì chất lượng nước, loại bỏ nước dơ, chất bẩn. Mỗi ngày thay nước một lần, mỗi lần thay khoảng 20% lượng nước ao.

Thường xuyên theo dõi màu nước ao, duy trì nước ao có màu xanh lá chuối non là tốt nhất. Khi thấy nước có màu xanh quá đậm, màu xám hay có mùi hôi do tảo hoặc thức ăn phân hủy thì phải thay nước ngay. Khi rút nước phải dùng lưới chắn bọng để không cho cá lọt ra ngoài. Nước dẫn vào ao phải qua lưới chắn để ngăn cá tạp và địch hại. Khi thấy mực nước ao hạ xuống thấp thì phải thêm nước vào cho đúng mức nước ban đầu. Nước dẫn vào ao phải được khống chế cho chảy từ từ nhằm tránh làm cá hoảng loạn.

Tạo điều kiện để cá bắt mồi cả ban ngày lẫn ban đêm, bằng cách thả bèo lục bình và cây cỏ xung quanh mé bờ ao để làm nơi cho cá trú ẩn và bắt mồi.

Cá có tập tính hay chui rúc xuống bùn và hang hốc nên dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng. Để đề phòng bệnh này, định kỳ xử lý nước ao bằng hóa chất, hoặc bó lá xoan thành từng bó nhỏ và cho vào đáy ao.

Bà con nông dân cần định kỳ xử lý nước trong ao nuôi cá bằng hóa chất
Bà con nông dân cần định kỳ xử lý nước trong ao nuôi cá bằng hóa chất

Thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống rãnh để khắc phục kịp thời khi bị sạt lở, rò rỉ.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.

Định kỳ (khoảng 10 ngày 1 lần) dùng vôi bột hòa với nước và tạt đều khắp ao để diệt mầm bệnh, liều lượng: 5-6 kg vôi bột/100 m2.

Định kỳ (khoảng 15 ngày 1 lần) bắt vài con đế kiểm tra tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng, từ đó ước lượng tổng trọng lượng cá trong ao và làm cơ sở tính toán lượng thức ăn cho phù hợp.

Sau 7-8 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 400-500 g/con. Lúc này có thể thu hoạch cá thịt. Có thể thu tìa những con lớn trước, đến cuối vụ thì thu toàn bộ. Cá bống tượng thường hay chui xuống bùn nên việc thu hoạch khó khăn hơn so với các loài cá khác.

Nội dung bài viết này là ký thuật nuôi cá bống tượng mà Agri.vn muốn chia sẻ. Mong rằng thông qua bài viết, bà con nông dân có thể dễ dàng xây dựng mô hình nuôi cá bống tượng phù hợp cho mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây