Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Cho Năng Suất Vượt Trội

0
1128
Trồng dưa lưới
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Dưa lưới trong những năm gần đây đã trở thành loại trái cây được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Mặc dù là loại trái cây lai tạo, nhập khẩu nhưng loại dưa này rất ưa chuộng khí hậu nước ta. Để trồng Dưa lưới không quá khó nếu như người trồng cây nắm rõ những quy trình tiêu chuẩn. Không để các bạn chờ lâu, nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ dành riêng để nói về kỹ thuật trồng Dưa lưới. Nếu như đây cũng là chủ đề được bạn quan tâm, đừng vội bỏ qua bài viết của chúng tôi nhé.

  1. Nội dung chính

    Chuẩn bị hạt giống trồng dưa lưới

Với hạt giống cây Dưa lưới, bà con nên chọn loại hạt có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng miền.

Những lưu ý khi chọn hạt giống:

Nếu bà con lựa chọn hạt giống F1 thì chất lượng sẽ tốt, tỷ lệ nảy mầm cao.

Với những hạt giống không rõ nguồn gốc, khả năng nảy mầm sẽ kém, nếu có thể sinh trưởng thì năng suất sẽ không cao.

  1. Ươm cây con trồng dưa lưới

Chuẩn bị

Hạt giống cần được ngâm ủ trước khi gieo trồng, với hạt giống F1 thì có thể bỏ qua bước này để trồng trực tiếp.

Chuẩn bị bầu ươm.

Đất ươm hạt giống cây Dưa lưới cần được phối trộn theo tỷ lệ: 7 đất : 3 phân trùn quế để cung cấp dinh dưỡng giúp cây dễ nảy mầm.

Nước ấm cần chuẩn bị 3 sôi: 2 lạnh.

Vải là loại có khả năng giữ độ ẩm tốt.

Hạt dưa lưới ươm theo đúng kỹ thuật mới có khả năng nảy mầm
Hạt dưa lưới ươm theo đúng kỹ thuật mới có khả năng nảy mầm

Tiến hành ươm hạt

Bà con cần ngâm hạt giống trong nước ấm 3 sôi:2 lạnh khoảng 6 tiếng và dùng vải giữ ẩm tốt để ủ hạt giống.

Khi quan sát thấy hạt giống nứt nanh thì bà con đem hạt gieo trong bầu ươm.

Tiếp đến, bà con phủ một lớp đất mỏng đã chuẩn bị trước đó lên bầu đất trồng cây, để ở nơi râm mát, tưới nước để giữ ẩm thường xuyên.

Khi cây bắt đầu cho 2 lá thật thì có thể mang trồng.

Lưu ý: Khi hạt đã nảy mầm, bà con chỉ cần duy trì một lượng nước tưới vừa đủ để cây có khả năng phát triển. Việc tưới dư nước trong giai đoạn này khiến hạt bị úng nước, không thể nảy mầm.

  1. Chuẩn bị giá thể trồng dưa lưới

Giá thể để trồng cây Dưa lưới có rất nhiều loại, tuy nhiên loại giá thể phù hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây Dưa lưới là: Phân trùn quế, xơ dừa và tro trấu. Tỷ lệ thích hợp của các giá thể trong hỗn hợp:

60 – 65% xơ dừa

5 – 10% tro trấu hun

30%  phân trùn quế SFARM Pb01

Các giá thể sau khi được trộn đều thì dùng bạt nilon để phủ kín, tưới nước ẩm đều đặn mỗi ngày trong 1 tuần. Riêng xơ dừa cần rửa cát trước khi tiến hành trồng.

  1. Gieo cây con trồng dưa lưới

Khi cây Dưa lưới đã phát triển từ 3 – 3 lá thật thì đem trồng vào đất đã chuẩn bị trước đó. Hố đất dùng để trồng cây Dưa lưới cần có độ sâu tương đối. Khi trồng bà con sẽ dùng dao để rạch bỏ bọc nilon bên ngoài và đặt xuống hố trồng. Lưu ý, trong thời gian đầu khi trồng nên giữ độ ẩm ổn định cho đất.

Cây dưa lưới có từ 2 - 3 lá thật thì có thể đem gieo ở môi trường đất bên ngoài
Cây dưa lưới có từ 2 – 3 lá thật thì có thể đem gieo ở môi trường đất bên ngoài

Thời điểm trồng cây Dưa lưới thích hợp nhất là vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. cây con sau khi trồng cần được tưới nước mỗi ngày 2 lần, che phủ cây khỏi nắng gắt để bô rễ phát triển.

  1. Chăm sóc cây dưa lưới

Tưới nước

Lượng nước tưới cho cây Dưa lưới mỗi ngày cần phải đủ để giữ độ ẩm cho đất.

Vào những ngày thời tiết nắng nóng thì bà con cần lưu ý tăng lượng nước tưới nhiều hơn so với những ngày thời tiết ẩm mát.

Dưa lưới trước kỳ thu hoạch khoảng 10 ngày cần cắt giảm đi lượng nước tưới để quả có độ giòn và vị ngọt đậm hơn.

Bón phân

Trong giai đoạn đầu khi cây phát triển, lượng đạm sẽ là nguồn dinh dưỡng chủ đạo cần cung cấp cho cây. Đến giai đoạn ra hoa, đậu trái cây Dưa lưới cần cung cấp lượng lớn phân lân, trong giai đoạn gần thu hoạch cây sẽ cần nhiều kali.

Việc cung cấp thêm phân bón NPK giúp cây Dưa lưới dễ ra hoa, đậu trái. Để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây, bà con có thể sử dụng phân bón hữu cơ, phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai mục…

Phân bón và nước tưới cho cây dưa lưới phụ thuộc vào từng giai đoạn
Phân bón và nước tưới cho cây dưa lưới phụ thuộc vào từng giai đoạn

Cắt tỉa và thụ phấn

Cây Dưa lưới ra được khoảng 6 lá thật thì bà con nên tiến hành cắt tỉa những nhánh lẻ. Trong giai đoạn cây phát triển khoảng 8 lá thật thì mới bắt đầu giữ lại những nhánh lẻ.

Cây trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi ra hoa, bà con nên tiến hành thụ phấn để đạt được hiệu quả đậu trái cao nhất.

Khi cây Dưa lưới lớn và có khoảng 25 lá thật thì bà con nên tiến hành ngắt bỏ bớt ngọn để cây có thể tập trung nuôi trái.

Làm giàn

Để cây Dưa lưới có năng suất tốt, tránh bị mầm bệnh tấn công, cách tốt nhất bà con nên làm giàn cho cây.

Thời điểm làm giàn thích hợp nhất là khi cây có khoảng 6 lá thật. Khi trái dưa lớn hơn, có thể dùng túi lưới hoặc dây để treo quả lên tránh trường hợp làm gãy giàn.

  1. Thu hoạch

Sau thời gian trồng khoảng 80 ngày cây Dưa lưới sẽ bắt đầu cho thu hoạch trái. Để nhận biết quả dưa khi chín, bà con sẽ dựa vào màu trắng ngà hay màu ngả vàng ở lớp vỏ bên ngoài.

Dưa lưới cần ngưng tưới nước 7 ngày trước khi thu hoạch
Dưa lưới cần ngưng tưới nước 7 ngày trước khi thu hoạch

Trước 1 tuần thu hoạch bà con nên ngưng tưới nước để trái dưa giòn và ngọt hơn.

Trên đây là những gì chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con về kỹ thuật trồng dưa lưới. Bà con có thể tham khảo để ứng dụng vào thực tế, mang đến một vườn dưa lưới năng suất cao, chất lượng trái đạt chuẩn. Chúc bà con thành công! 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây