Đau đầu vì cá chẽm chết hàng loạt!

0
1601
Cá chẽm chết hàng loạt và tại sao?
Cá chẽm chết sau 1 đêm
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá chẽm hay cá vược dường như là cơ hội mới của người nông dân vì dễ nuôi, năng suất cao, ổn định kinh tế, tăng thu nhập. Tuy thích nghi tốt với môi trường, ít bệnh nhưng không vì thế mà chăm sóc ít đi, cá chẽm vẫn cần săn sóc một cách bài bản và kĩ càng!

Nếu bỏ mặc và không chăm sóc kĩ, cộng với thời tiết luôn thay đổi thất thường thì sẽ dẫn đến cá bị bệnh và chết hàng loạt. Vì vậy bà con nên nắm vững các loại bệnh trên cá chẽm cũng như cách phòng ngừa, trị bệnh hiệu quả.

Nội dung chính

Nguyên do cá chẽm  chết hàng loạt, thất thu hàng tỷ đồng

Không chỉ chăm sóc kém cá mới chết, nhiều khi cá có thể đột ngột chết mà không rõ căn nguyên khiến bà con vô cùng bối rối.

Cá chẽm chết hàng loạt và tại sao?
Cá chẽm chết sau 1 đêm

Năm 2019 tại Hà Tĩnh từng có nhiều địa phương nuôi cá chẽm đã đối mặt với hiện tượng khó lí giải này. Sau nhiều lần điều tra phân tích, các chuyên gia đã đưa ra lời giải thích do thời tiết thay đổi thất thường nên sức khỏe cá kém đi dẫn đến chết hàng loạt, lỗ nặng hàng tỷ đồng.

Chính vì vậy việc chăm sóc quản lý cá là vô cùng quan trọng, bên cạnh cá chết vì thời tiết thay đổi thì các mầm bệnh cũng đe dọa tính mạng của cá và túi tiền của người nuôi không kém gì. Nuôi cá, ai cũng mong cá được khỏe mạnh, đạt năng suất như mong đợi nhưng đây là điều không hề đơn giản.

Ngoài công tác chuẩn bị ao nuôi, chăm sóc, cho ăn thì theo dõi tình hình sức khỏe cũng vô cùng quan trọng. Đặc biệt nắm bắt được các bệnh trên cá chẽm để phòng ngừa, điều trị là một lợi thế để nuôi cá chẽm hiệu quả.

Các bệnh trên cá chẽm bà con nên biết

Bệnh do vi khuẩn

Dấu hiệu

Khi thấy vây bị thương, dưới da bị xuất huyết, trên thân có khối u, mắt đục lồi ra, bỏ ăn có khả năng là cá nhiễm bệnh do vi khuẩn. Để lâu không chữa trị sẽ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân

Do nuôi cá chẽm với mật độ quá cao, nguồn nước bị ô nhiễm, công tác chăm sóc quản lý kém.

Xử lý

Tắm nước ngọt 10 – 15 phút hoặc có thể dùng các loại kháng sinh như Tetracyline, chú ý không nên lạm dụng. Bên cạnh đó cần duy trì mật độ nuôi phù hợp và đảm bảo nguồn nước luôn sạch.

Bệnh do virus

Dấu hiệu

Màu sắc cá tối đi, cá bơi xoay tròn, bơi yếu, không chữa kịp thời cá sẽ chết nhanh.

Nguyên nhân

Do virus VNN gây ra.

Xử lý

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ môi trường nước luôn ổn định. Tránh làm cá bị sốc khi vận chuyển.

Bệnh do nấm

Dấu hiệu

Xuất hiện đốm trắng ở các cơ quan trong cơ thể làm ảnh hưởng đến giá trị của cá chẽm.

Xử lý

Tắm cá chẽm trong nước ngọt 10 – 15 phút hoặc formalin 10 – 30ppm có sục khí trong vòng 5 phút.

Bệnh do kí sinh trùng gây ra: Bệnh đỉa cá trên cá chẽm

Nguyên nhân là do ký sinh trùng Piscicola ký sinh trên da cá, hút máu làm cá chậm lớn và chết nhiều.

Phòng ngừa bằng cách cải tạo ao kĩ càng, nuôi với mật độ phù hợp và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá.

Khi cá có dấu hiệu bị bệnh, sử dụng ISOVA 1 lít/3.000 – 4.000 m3 nước để diệt đỉa cá. Sau 12 giờ thay 20 – 30% nước, bổ sung thêm PRORED B12 và VILEC 405 FS vào thức ăn cho cá.

Phòng chống lũ lụt khi nuôi cá chẽm

Cá chẽm
Cá chẽm chết sau lũ

Lũ lụt là nguyên nhân khiến cá chết nhiều và nhanh nhất “chỉ sau một đêm”. Nhiều nơi sau lũ lụt cá chết trắng do sốc nước ngọt. Vậy cần làm gì để đối phó khi thời tiết xấu, thiên tai ập đến?

Nếu nuôi cá chẽm trong ao hồ

Nếu nuôi cá chẽm trong ao hồ, cần kiểm tra và tu sửa bờ ao cho chắc chắn, phát quang xung quanh bờ ao, chặt những cành cây thừa thãi tránh gió mạnh làm gãy cành rớt xuống ao.

Phải khơi thông dòng chảy ở sông, mương để dễ dàng thoát nước. Giăng lưới, cắm cọc để tránh thất thoát cá. Sau mưa lũ phải kiểm tra chất lượng nước trong ao để tiến hành thay nước hoặc điều chỉnh.

Nếu nuôi cá chẽm trong lồng

Cần kiểm tra lồng bè, gia cố chắc chắn lại lồng bè, những nơi có dòng chảy lớn dùng bạt để che chắn phía trước lồng nuôi làm giảm dòng nước chảy vào lồng.

Trong quá trình nuôi không thể tránh khỏi trường hợp cá mắc bệnh, chính vì vậy người nuôi phải thực hiện tốt công tác phòng ngừa và chăm sóc cá chẽm. Cần đảm bảo nguyên tắc vệ sinh chung cho cá chẽm như: xử lý ao, thay nước, kiểm tra dòng chảy của nước, không lạm dụng kháng sinh… Và cần chuẩn bị kĩ càng trước thiên tai xảy đến. Đặc biệt sau khi cá chết phải có biện pháp xử lý phù hợp không gây ô nhiễm. Chúc bà con có mùa cá thắng lợi!

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá vược (cá chẽm) 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây