Đâu Mới Là Kỹ Thuật Nuôi Giun Đất Mang Đến Hiệu Quả Kinh Tế

0
1527
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi giun đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Loài giun đất với chức năng sống tự nhiên sẽ góp phần phân hủy rác và các chất phế thải hàng ngày trong gia đình bạn thành nguồn thức ăn mà động vật ưa thích, giun đất có hàm lượng protein chiếm 70% khối lượng. Kỹ thuật nuôi giun đất như thế nào mới đúng tiêu chuẩn để mang lại giá trị kinh tế? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về chủ đề này, bà con nông dân đừng vội lướt qua nhé.

Nội dung chính

Chuẩn bị chuồng nuôi

Trên thực tế người ta nuôi giun theo 02 dạng chuồng:

  • Luống nuôi giun

Luống nuôi giun có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Luống nuối giun rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.

Ban đầu khi nuôi giun đất bà con nông dân cần phải chuẩn bị luống nuôi giun
Ban đầu khi nuôi giun đất bà con nông dân cần phải chuẩn bị luống nuôi giun
  • Thùng nuôi giun

Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn, nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi giun làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng.

Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70- 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử ta sử dụng hộp nuôi giun. Hộp nuôi giun phải có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khỏang 5mm và được lót dưới chất dẻo ngăn không cho giun bò ra ngoài. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khoảng 5 cm để khi chồng lên nhau vẫn cò kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống.

Dụng cụ nuôi giun

  • Cây chĩa 6 răng

Đây là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc giun, không dùng các dụng cụ khác có thể làm giun bị thương.

  • Tấm che phủ

Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của giun là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống giun để giun liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun.

  • Thùng tưới

Nếu không có thùng tưới có thể dùng tay vẫy nước qua sàn rổ.\

Chọn giống giun

Ở Việt Nam, giống và chủng lọai giun rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.

Việc lựa chọn giống giun đất sẽ quyết định đến khả năng sinh trưởng và năng suất
Việc lựa chọn giống giun đất sẽ quyết định đến khả năng sinh trưởng và năng suất

Do vậy, để có giống giun, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai giun khác nhau. Quan sát để tìm một vài lọai mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài lòai trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn lọai nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.

Mật độ

Mật độ thả quyết định năng suất thu họach. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 – 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng súat 12 – 15 kg/m2, tương đương với 120 – 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun  đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 – 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm.

Thức ăn và cách cho ăn

Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, … đều có thể làm thức ăn cho giun đất. Thức ăn sử dụng cho giun đất ở  dưới dạng tươi.

Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho giun. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.

Vào mùa hè từ 3 – 5 ngày cho giun ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao giun có khoảng trống chui lên thở.

Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

Chăm sóc nuôi dưỡng giun

  • Rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi.
  • Đổ giun giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên.
  • Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 – 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).
  • Cứ 03 ngày thì cho giun ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm.
  • giun thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là giun rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để giun di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.
Luôn chú ý giữ cho môi trường sinh sống của giun đất có độ ẩm cần thiết
Luôn chú ý giữ cho môi trường sinh sống của giun đất có độ ẩm cần thiết

Quản lý và chống dịch hại

Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hay cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun.

Nếu trong luống nuôi giun đất có kiến thì bạn cần tìm cách diệt trừ càng nhanh càng tốt
Nếu trong luống nuôi giun đất có kiến thì bạn cần tìm cách diệt trừ càng nhanh càng tốt

Agri.vn rất vì được chia sẻ đến bà con kỹ thuật nuôi giun đất mang đến hiệu quả kinh tế cao. Bà con nông dân có thể áp dụng kỹ thuật này để nuôi giun đất và mang lại hiệu qảu kinh tế cao hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây