Mách bạn kỹ thuật trồng cây lúa cực đơn giản

0
2755
lúa
kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế giới bên cạnh các loại ngô, lúa mì , sắn và khoai tây. Lúa là cây lương thực chính nuôi sống con người và là loại cây lương thực có giá trị kinh tế cao. Tổ chức dinh dưỡng quốc tế còn gọi hạt gạo là “hạt của sự sống” . Lúa có cho mình đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, lipid, xenluloza… vì vậy mà ta có thể bắt gặp rất nhiều ruộng lúa trên thế giới, vậy để có một sào ruộng đẹp và chất lượng cần làm gì hãy cùng agri tìm hiểu.

cây lúa
Lúa-nguồn lương thực chính cho con người

Nội dung chính

Làm đất

lúa
Đất ruộng cày nhuyễn thuận lợi cho trồng lúa

Đất trồng cây lúa cần phải được cày, bừa thật kỹ càng và nên tranh thủ làm thật sớm sau khi thu hoạch xong. Tùy thuộc vào từng loại địa hình và chân đất mà chúng ta nên cân nhắc làm ruộng theo kiểu làm dầm hay là làm ải.

Nếu ruộng làm dầm thì phải giữ được nước, nếu ruộng làm ải thì cần phải được phơi kỹ, thường giữa đợt nên tiến hành cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước khi cấy 5-7 ngày. Làm ải sẽ giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng ở trong đất, đồng thời sẽ làm hạn chế các độc tố gây hại cho cây trồng và giúp tiêu diệt tan các tàn dư dịch hại có trong đất.

Đất trồng cây lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật là nhuyễn, phần mặt ruộng phải thật phẳng vì như vậy sẽ giúp thuận lợi cho việc cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất của cây lúa trước khi tiến hành cấy phải lấy sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ hơn nữa, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước thật nông) giúp lúa cấy xong sẽ phát triển thuận lợi hơn.

Chọn giống lúa

lúa
Giống lúa tốt ảnh hưởng đến mùa vụ

Giống cây lúa là yếu tố đầu tiên rất quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của vụ mùa lúa, gạo sau này. Cần phải lựa chọn loại giống lúa có chất lượng thật tốt, không mắc bất kì loại bệnh nào, bông lúa to, giống cấy lúa cho năng suất cao và chất lượng tốt, thích hợp với mùa vụ mang điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng địa phương, có sức đề kháng tốt với sâu bênh.

Sử dụng các loại giống ngắn ngày, gieo vụ sớm thì sẽ có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh có hại.

Hiện nay ở Việt Nam chúng ta có khá nhiều giống lúa khác nhau: RVT, HS118, M6, Việt lai 24, Nàng Thơm Chợ Đào, Nếp cái hoa vàng, OM 4059, OM 4900, OM 6561-12, OM 5199-1…

Gieo sạ và cấy

Ở Phía Nam:

Số lượng hạt giống được gieo sạ: 120–180 kg/ha.

Áp dụng đối với các hạt giống này phương pháp sạ hàng: hàng cách hàng 20cm.

 Ở Phía Bắc:

Phần lớn nông dâ miền Bắc áp dụng phương pháp cấy, đặc biệt là trong vụ Xuân.

Tùy vào chân đất, chất lượng hạt giống, tập quán canh tác và phương pháp gieo sạ mà có điều chỉnh định lượng giống sử dụng.

Đối với phương pháp cấy (2 dảnh/bụi): Lượng hạt giống cần cho phương pháp này khoảng 30 kg/ha.

Khoảng cách cấy mỗi dảnh : 20cm x 12 – 13cm. Bình quân cấy được 35-45 bụi/m2

Quy trình bón phân cho cây lúa

lúa
Bón phân đều đặn giúp nâng cao chất lượng lúa

Bón Lót: Trong giai đoạn đầu bón lót ta bón 300 – 500kg/ha loại phân hữu cơ vi sinh nhằm cung cấp các chất hữu cơ cho đất và bổ sung vào đất các chủng vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, giải độc cho đất, hạn chế được các bệnh vàng lá, thối rễ, chống ngộ độc chất hữu cơ cho cây lúa

Bón thúc đợt 1: Sau khi sạ được giao từ 7 đến 10 ngày thì bà con hãy tiến hành bón thúc đợt 1 cho lúa, nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa và bón 150-200kg/ha

Bón thúc đợt 2: Sau khi sạ được 20 – 25 ngày tiền hành ngay việc bón thúc lần 2, sử dụng phân bón NPK và bón từ 250 -300kg/ha

Bón thúc đợt 3: Từ 45-50 ngày sau khi sạ được giao sẽ là giai đoạn cây những hạt lúa đang chuẩn bị trổ bông, cần bón thúc phân bón NPK, bón một lượng khoảng từ 100-150 kg/ha, giúp cây lúa trổ bông có tính tập trung, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng trọng lượng của hạt lúa, chất lượng gạo tốt, chống cho cây lúa bị đổ ngã.

Quản lý nước

Giai đoạn cây con (0-7 ngày sau khi gieo): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô cho mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi gieo, ngày thứ 4 của cây lúa hãy cho nước láng mặt ruộng trong 1 ngày sau đó rút cạn hết đi để đảm bảo đủ độ ẩm cho bề mặt ruộng.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 ngày sau gieo): Giữ nước trên bề mặt ruộng ở mức từ 5-7 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 ngày sau khi gieo chúng ta cần tháo cạn nước cho đất xuất hiện nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó thì mới cho nước mới vào.

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 ngày sau gieo): Giữ nước ở trong ruộng vào mức 3-5 cm.

Giai đoạn cây lúa chín (65-95 ngày sau gieo): Hãy giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến khi lúa tới giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tiến hành tháo cạn nước trong ruộng.

Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch

Phòng bệnh cho cây lúa

lúa
Bệnh vàng lá lúa

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích cho quá trình trồng cây lúa bằng cách là không được sử dụng hoặc có thể hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Bà con cũng có thể cân nhắc biện pháp trồng hoa cúc xung quanh bờ ruộng.

Chỉ nên phun thuốc trừ sâu khi mật số sâu hại đạt tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Vệ sinh đồng ruộng, gieo lúa đúng thời vụ, bón phân cho cây lúa một cách cân đối, khi cây bị bệnh hãy ngưng bón đạm cho đến khi hết bệnh thì bón phân NPK và phun phân bón qua lá, không gieo sạ dày, chọn giống kháng bệnh.

Thu hoạch

Thời gian thích hợp để mọi người có thể thu hoạch cây lúa là vào lúc lúa sau khi trổ bông 28-32 ngày hoặc sau khi thấy 85-90% số hạt lúa trên bông cây lúa đã chín vàng.

Xem thêm: https://agri.vn/ky-thuat-nuoi-ca-chach-lau-trong-be-noi-lot-bat-cuc-dinh/

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây