Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa đậu biếc

0
2327
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Những sản phẩm ẩm thực có dùng mầu xanh đậm tự nhiên từ hoa đâu biếc đang rất phổ biến trong văn hóa ẩm thực hiện đại. Đây cũng là lý do mà loài hoa này hiện nay ngày càng được nhiều người quan tâm yêu thích. Qua bài viết cẩm nang cây trồng chia sẻ những thông tin cần biết về hoa đậu biết cụ thể như sau:

Nội dung chính

1. Những điều cần biết về cây hoa đậu biếc

– Hoa đậu biếc có tên khoa học Clitoria ternatean, thuộc họa đậu – Fabaceae. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Ở nước ta cây hoa đậu biếc thường mọc hoang dại ở các bờ rào, thường được trồng ở một số tỉnh thành trong nước.

– Là cây thuộc nhóm cây thân thảo, thân mềm leo. Trên thân có lông tơ nhỏ phủ kín, rẻo dai. Cây có thể phát triển dài tới 15 – 20 m. Lá cây đậu biếc là lá kép, mọc đối nhau, có lông tơ phủ và cuống dài. Lá to thường mọc ở giữa ngay ngọn, 5 lá chét mọc đối xứng, có kích thước khoảng 4 cm. Hoa đậu biếc thường có mùi thơm nhẹ, có hai màu cơ bản là màu tím hoặc màu hồng. Hoa được phân thành hai dạng là hoa kép hoặc hoa đơn. Quả đậu biếc có hình dẹp, khi già chuyển từ màu xanh sang màu nâu đậm, chiều dài quả từ 5 – 7 cm, mỗi quả chứa từ 7 – 9 hạt bên trong. Hạt thường có màu đen tuyền, bóng và có đốm nhỏ.

– Cây hoa đậu biếc có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, mạnh. Thích ứng được với nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau như nắng, hạn, … nhưng không chịu lạnh, chịu úng. Do vậy cây thường được trồng chủ yếu các tỉnh Miền Nam là phổ biến. Cây sống lưu niên và dễ chăm sóc.

Cây đậu biếc là cây như thế nào?

2. Ý nghĩa và giá trị sử dụng của cây hoa đậu biếc

– Cây hoa đậu biếc ở nước ta mới một vài năm trở lại đây được biết đến bởi rất nhiều công dụng khác nhau như làm cảnh, làm thực phẩm, cây phân xanh, cây cải tạo đất, …

– Với vẻ đẹp dịu dàng từ những bông hoa mang màu sắc rất riêng, hoa đậu biếc được trồng để tạo bóng mát, làm cảnh trang trí không viên vườn nhà.

– Bên cạnh là loài hoa mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là loài hoa đại diện cho vẻ đẹp nền nả, sự duyên dáng, miềm vui, hạnh phúc của cuộc sống. Đồng thời còn có ý nghĩa cho sự cởi mở, hòa đồng, dễ gần, yêu thương và trân quý.

– Giá trị sử dụng từ hoa đậu biếc: Tất cả các bộ phận của cây hoa đậu biếc đều được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Hoa thường được dùng làm trà, làm thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe. Trong ẩm thực nước hoa đậu biếc tạo màu an toàn cho thực phẩm. Trong rễ và hạt đậu biếc có chữa chất độc Acid amin và một loại dầu độc làm thuốc tẩy. Nếu sử dụng đúng liều lượng có tác dụng giải diện, trị bệnh, trị nọc rắn cắn. Do vậy nếu trồng cây đậu biếc cần lưu ý không để trẻ con ăn hạt đậu biếc sẽ gây ngộ độc.

Công dụng bất ngờ từ cây hoa đậu biếc

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đậu biếc

3.1 Chọn nơi trồng và cách ươm giống cây hoa đâu biếc

– Vị trí trồng: Nên chọn nơi trồng có thời gian chiếu nắng từ 6 giờ trở lên để cây ra hoa quanh năm và chất lượng hoa tốt. Nếu trồng nơi bị che lấp hoa sẽ ít và chất lượng không tốt.

– Giống cây hoa đậu biếc: Thông thường trồng cây đậu biếc được trồng từ ươm hạt. Hạt giống có thể được thu hái từ cây có sẵn hoặc mua giống tại những đơn vị cung ứng giống uy tín. Cách ươm cây con từ hạt cây đậu biếc: Hạt được ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút và ủ trong khăm ấm khoảng 1 – 2 ngay đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào khay ươm. Lưu ý khi gieo hạt vào khay đã chuẩn bị sẵn cần lấp kín hạt và tưới nước để hạt nhanh phát triển thành cây con. Sau 10 – 15 ngày cây phát triển thành cây con cao từ 5 – 7 cm thì có thể trồng. Cây giống tốt nhất có chiều cao đạt từ 30 – 40 cm.

Chỉ cách đơn giản ươm giống cây hoa đậu biếc thành công 100%

3.2 Cách trồng cây hoa đậu biếc

– Đất trồng: Cây hoa đậu biếc có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng trong chậu.

+ Đối với trồng trực tiếp nên chọn vị trí đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt. Tuy nhiên cây đậu biếc là cây không kén đất. Nếu trồng nơi đất tốt cây phát triển nhanh cho nhiều hoa hơn. Việc trồng hoa đậu biếc trực tiếp xuống đất cần đào hố làm đất trước khoảng 1 tháng. Kích thước đào hố 60 x 50 x 60 cm, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục. Có thể trồng trong chậu với kích cơ chậu tối thiểu chứa từ 10 – 15 kg giá thể trồng. Giá thể thồng có thể lấy đất phù sa, đất vườn, … cần bổ sung thêm phân hữu cơ.

Hoặc có thể sử dụng giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rát, giá thể Peatmoss Terraerden, … Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Chỉ mẹo trồng cây đậu biếc thu hoa quanh năm

– Cách trồng cây hoa đậu biếc: Nhẹ nhàng tác túi nilon bầu ươm, đặt cây nhẹ nhàng xuống hố vào chính giữa chậu đã chuẩn bị sẵn. Tránh làm vỡ bầu đất tổn hại đến bộ rễ của cây con. Lấp đất đến cổ rễ và ấn cố định cây. Trồng xong phủ một lớp mỏng rơm khô, cỏ mục lên trên để giữa ẩn cho cây. Tiến hành tưới nước đều đặn cho cây nhanh bén rễ hồi xanh.

3.3 Kỹ thuật chăm sóc cây hoa đâu biếc đơn giản dễ làm

– Chế độ tưới nước: Cần duy trì độ ẩm cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển từ 70 – 85%. Thông thường ngày tưới 1 – 2 lần. Trong mùa khô ở giai đoạn cây đang phát triển rễ và chồi non cần tăng cường số lần tưới để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển tốt. Mùa mưa cần kiểm tra thường xuyên để thoát nước nhanh tránh ngập úng gây chết cây. Vào giai đoạn cây ra hoa, lưu ý chỉ tiến hành tưới nước vào gốc không tưới lên hoa sẽ làm dập hoa giảm chất lượng hoa.

– Bón phân cho cây hoa đậu biếc đúng cách: Là cây dễ trồng, nhưng khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nên việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết. Sau trồng 20 ngày tiến hành tưới nhữ cho cây. Có thể sử dụng phân đạm ure hoặc phân NPK với lượng tương ứng 7- 8 gram/3 lít nước. Giai đoạn sau tưới thúc định kỳ 15 – 20 ngày/lần, nên chọn phân NPK có hàm lượng cao hoa nước tưới với lượng 10 gram/3 lít nước tưới vào gốc cây. Giai đoạn cây ra hoa rộ cần bổ sung phân có hàm lượng kali cao và sau mỗi đợt hoa cần bổ sung phân chuồng hoai mục để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt.

Vẻ đẹp cuốn hút từ giàn hoa đậu biếc

– Thời điểm làm gian: Tùy vào điều kiện, không gian cụ thể của người trồng để dựng giàn tạo giàn phù hợp. Nên dựng giàn khi cây phát triển có chiều cao từ 60 – 70 cm. Có thể làm gian bằng lưới hoặc bằng tre nứa. Nên lựa chọn vật dụng làm gian không bị nóng dễ làm chết thân cây.

– Kỹ thuật cắt tỉa cành: Cây phát triển nhanh, mạnh nên cần tiến hành cắt tỉa cành răm, cành khô héo, cành sát đất, cành phát triển không theo ý muốn, … vừa tạo độ thông thoáng cho cây hạn chế cây nhiễm bệnh. Đồng thời cắt tỉa kích thích cây phát triển chồi mới tạo các đợt hoa liên tiếp nhau.

Giá trị làm thuốc từ cây hoa đậu biếc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây