Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Dê Đạt Tiêu Chuẩn

0
6559
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Làm chuồng nuôi dê giúp người chăn nuôi kiểm soát và chăm sóc tốt, tránh những tác động xấu bên ngoài trong quá trình chăn nuôi. Hơn thế nữa, làm chuồng nuôi dê đúng kỹ thuật còn là giải pháp hàng đầu để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con kỹ thuật làm chuồng nuôi dê đầy đủ và chi tiết nhất, mời bà con tham khảo.

Nội dung chính

Lợi ích khi làm chuồng nuôi dê đúng kỹ thuật

Dê là một trong những loại gia súc dễ nuôi, ít mắc bệnh, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước sản lượng thịt sạch, sữa và con giống. Do đó, nhu cầu nuôi dê theo quy mô trang trại ngày càng mở rộng.

Để đảm bảo một lứa có thể nuôi được vài chục đến vài trăm con dê, bà con phải làm chuồng nuôi dê. Đây là yếu tố đầu tiên và tối cần thiết trước khi bà con bắt đầu hoạt động chăn nuôi. Khi thiết kế chuồng nuôi để đảm bảo đúng kỹ thuật, bà con sẽ có thể:

  • Quản lý đàn dê tốt hơn
  • Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, giúp dê phát triển đồng đều
  • Đảm bảo an ninh, tránh thất thoát, trộm cắp
  • Tận thu phân dễ dàng, giảm thiểu tác động và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Làm chuồng nuôi dê đúng tiêu chuẩn mang đến nhiều lợi ích
Làm chuồng nuôi dê đúng tiêu chuẩn mang đến nhiều lợi ích       

Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi dê

  1. Vị trí

Dê là loại gia súc nhai lại nhưng tính khí khá thất thường, hiếu động, thích ở những nơi cao ráo thoáng mát, không ưa sự ẩm ướt, khó chịu. Vì vậy, vị trí làm chuồng dê cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng.Chuồng dê nên cách xa nguồn nước sinh hoạt, xa nhà ở, đường đi, xung quanh có cây xanh bóng mát. Tuy nhiên phải là địa điểm dễ dàng quản lý, chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh.

  1. Hướng chuồng

Hướng làm chuồng thích hợp nhất là hướng Đông Nam. Hướng này mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nếu không có địa hình thích hợp, bà con có thể chọn hướng Đông hoặc hướng Nam đều được vì ánh mặt trời chiếu vào  chuồng buổi sáng sẽ kích thích dê ăn nhiều, tiêu hóa tốt, khung xương chắc khỏe, phát triển nhanh.

  1. Diện tích chuồng

Diện tích chuồng nuôi sẽ phụ thuộc vào định hướng và số lượng đàn dê của bà con. Tuy nhiên, chuồng nuôi phải rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh, thuận tiện trong việc chăm sóc dê con và dê mẹ sau khi sinh.

Diện tích chuồng nuôi dê phụ thuộc vào số lượng đàn dê
Diện tích chuồng nuôi dê phụ thuộc vào số lượng đàn dê
  1. Vật liệu làm chuồng

Chuồng nuôi dê khá đơn giản, bà con không nhất thiết phải mua vật liệu đắt tiền giống như xây chuồng nuôi trâu, bò. Để tiết kiệm chi phí, bà con có thể dùng gỗ, tre, cây tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau… để làm chuồng. Ngoài ra, tận dụng luôn lá tranh, lá cọ, lá dừa hoặc ngói để làm mái vừa tiết kiệm lại mát. Ngoài ra bà con cũng có thể đầu tư xây chuồng bằng gạch, sử dụng ngói fibro xi măng, mái tôn.

Yêu cầu kỹ thuật của chuồng nuôi dê

  1. Khung chuồng

Khung chuồng nuôi được làm bằng gỗ, tre hoặc đổ cột bê tông xi măng. Phía dưới chân cột phải có một chân đỡ được kê cao khoảng 50 – 70cm làm bằng gạch hoặc đá to, xây dựng kiên cố, chắc chắn.Khung phải thiết kế kiên cố, chắc chắn để khi dê hoạt động không bị đổ sập. Phía dưới cần có dầm đáy, bên cạnh là các xà dọc, xà ngang chắc chắn.

  1. Nền chuồng

Nền chuồng phía dưới có thể láng xi măng để tiện lợi trong quá trình vệ sinh. Nếu giữ nguyên nền đất thì cần dập chắc chắn. nền chuồng có độ nghiêng khoảng 2 – 3% về phía cống rãnh thoát nước tránh tồn đọng.Xung quanh nền và khung chuồng có hệ thống rãnh thoát nước thiết kế chảy theo một chiều có độ dốc nhất định để dẫn nước tiểu và phân về hố thu gom và xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường, hạn chế sản sinh vi khuẩn gây bệnh.

  1. Sàn chuồng

Sàn nuôi là vị trí rất quan trọng để nuôi nhốt dê. Tốt nhất, bà con nên làm sàn nuôi dê bằng thanh gỗ có kích thước 2,5 x 3cm đóng theo kiểu dát giường, các khe hở chỉ từ 1 – 1,5cm đảm bảo lọt được phân và nước tiểu nhưng không lọt chân dê.Sàn chuồng phải cách nên bên dưới tối thiểu 50 – 80cm đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.Nếu dùng tre làm sàn thì các thanh tre phải phẳng, đã gọt sạch mặt, cạt tre phải quay xuống phía dưới để tránh ứ đọng phân và không làm tổn thương đàn dễ nuôi. Khe hở giữa các thành tre cũng chỉ nên từ 1 – 1,5cm.

Sàn chuồng nuôi dê đóng vai trò rất quan trọng
Sàn chuồng nuôi dê đóng vai trò rất quan trọng
  1. Thành chuồng

Thành chuồng được lắp đặt kiên cố, quay xung quay sàn chuồng để bảo vệ, giúp dê không chạy đi chạy lại ra bên ngoài. Thành chuồng nên làm bằng tre hoặc gỗ đóng thành nan dọc nhưng không quá rộng, các nan chỉ nên cách nhau từ 6 – 10cm. Thành chuồng phải có chiều cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8m. Nếu làm bằng tre phải gọt sạch mắt tránh gây tổn thương khi chúng cọ xát người vào. Bà con cũng có thể xây tường gạch nhưng sẽ hơi bí, khiến dê cảm thấy khó chịu.

  1. Mái chuồng

Mái chuồng làm theo kiểu 2 trái có nóc ở giữa. Mái phải nhô ra khỏi ít nhất 60 – 80cm để tránh gió lùa, mưa hắt, nắng chiều ban ngày.Mái chuồng có độ dốc vừa phải để thoát nước mưa dễ dàng.

  1. Vách ngăn

Bên trong chuồng nuôi dê cần phải thiết kế cách vách ngăn hợp lý để ngăn cách thành ô riêng cho các lứa dê, đặc biệt là dê sinh sản. Vách ngăn có thể làm bằng tre hoặc vầu, thanh gỗ với chiều cao khoảng 1 – 1,2m, khoảng cách giữa các thành là 0,8 – 10cm để dê không thể chui ra ngoài.Lồng ngăn có cửa ra vào rộng từ 0,4 – 0,5m, chiều cao bằng với chiều cao của vách ngăn.

  1. Cửa chuồng

Để thuận tiện trong việc xuất bán, cách ly, thay đổi chuồng nuôi hoặc kết hợp thả ra sân chơi thì cách làm chuồng dê đúng kỹ thuật đòi hỏi phải có cửa chuồng lên xuống. Cửa chuồng phải rộng từ 60 – 80cm giúp dê đi lại dễ dàng, không bị cọ sát vào tường, đặc biệt đối với dê cái đang mang thai. Cửa cũng là bằng tre hoặc gỗ, có thiết kế bậc thang gỗ lên xuống cho dê.

Cửa chuồng nuôi dê nên được thiết kế kiểu chuồng lên xuống
Cửa chuồng nuôi dê nên được thiết kế kiểu chuồng lên xuống
  1. Máng ăn

Nguồn thức ăn cho dê bao gồm thức ăn tinh (các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng) và thức ăn xanh (rau cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá chè khổng lồ, các loại củ quả…). Do đó chuồng nuôi nhốt dê bắt buộc phải thiết kế máng ăn treo ở phía trước, bên ngoài thành lồng và có lỗ rộng để chúng dễ dàng thò đầu ra ăn, đồng thời tránh bị rơi vãi thức ăn ra bên ngoài sàn chuồng, đảm bảo vệ sinh cho sàn dê.

  1. Máng uống

Dê có khả năng chịu khát rất giỏi tuy nhiên khi chăn nuôi dê theo hướng nhốt chuồng, bà con cần thiết kế máng uống nước và cung cấp nước hàng ngày, đặc biệt là vào mùa nóng. Máng uống có thể đặt ở phía trong hoặc ngoài mỗi ngăn chuồng. Bà con có thể tận dụng xô và gắn chặt vào thành chuồng.

  1. Nơi vắt sữa

Nơi vắt sữa dê nằm phía bên ngoài sân chơi. Bà con bố trí một sạp kiên cố làm bằng tre hoặc gỗ ghép khít lại với nhau. Chân sàn vào từ 50 – 60cm phù hợp với chiều cao của người vắt sữa. Trước sập có một khung vuông giống như vách ngăn chuồng, phần lỗ chỉ đủ để lọt đầu dê. Phía ngoài gắn thêm máng đựng thức ăn. Trong khi vắt sữa, dê sẽ đứng lên sàn ăn cỏ.

Trong chuồng dê nên được thiết kế thêm khu vực vắt sữa
Trong chuồng dê nên được thiết kế thêm khu vực vắt sữa

Vệ sinh chuồng nuôi dê

  1. Vệ sinh cơ giới

Dê rất ưa sạch sẽ, vì vậy, trong khi nuôi, bà con phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ nuôi sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh và các nhân tố xấu bên ngoài môi trường tác động.

Hàng ngày khi thả đàn dê ra sân chơi, bà con cần vệ sinh quét dọn sàn chuồng, dội nước phía bên trong nền và rãnh thoát nước để xịt sạch sẽ tránh để phân và nước tiểu ứ đọng.

Trước khi cho dê ăn thức ăn mới, bà con nên vệ sinh sạch máng ăn thô, máng ăn thức ăn tinh, rửa sạch máng uống và thay nước.

Kiểm tra mái nhà thường xuyên, đặc biệt là sau mưa báo để kịp thời sửa chữa. Vách tường, vách ngăn cũng cần kiểm tra, xịt rửa sạch sẽ.

Cung cấp đầy đủ nước sạch trong suốt quá trình vệ sinh, tẩy uế. Không để nước tù nước đọng trong sân chơi của dê.

Chuồng dê cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Chuồng dê cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
  1. Tiêu độc sát trùng

Sát trùng chuồng nuôi dê là vấn đề mà bà con cần phải hết sức quan tâm, tiến hành theo định kỳ, đúng quy trình, sử dụng đúng thuốc, nồng độ thuốc…

Bà con sẽ tiến hành tiêu độc 7 ngày trước khi nuôi nhốt và tiêu độc sau 15 ngày xuất chuồng, và 3 ngày trước khi nuôi trở lại. Ngoài ra, trong quá trình nuôi , chuồng nuôi đúng kỹ thuật cũng cần được tiêu độc định kỳ 1 tháng 1 lần. Để tiến hành tiêu độc, bà con cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ bằng nước để giảm mật độ vi sinh vật trên bề mặt chuồng, làm tiền đề cho bước tiếp theo.

Tiến hành phát quang bụi rậm cách xa chuồng nuôi tối thiểu 1m, sử dụng vôi rắc xung quanh chuồng, hố sát trùng. Sau khi quét dọn, bà con có thể tiêu độ vật lý bằng cách sử dụng nước sôi hoặc lửa để diệt mầm bệnh, các tác nhân gây bệnh. Nếu dùng lửa bà con phải hết sức lưu ý vì toàn bộ vật liệu đều dễ cháy.

Để đảm bảo dê không nhiễm bệnh cần sát trùng chuồng thường xuyên
Để đảm bảo dê không nhiễm bệnh cần sát trùng chuồng thường xuyên

Tiếp theo, tiến hành sát trùng, tiêu độc bằng hóa chất. Đối với chuồng nuôi có dê và không dê, bà con phải cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn thuốc phù hợp tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vật nuôi. Bà con có thể sử dụng phương pháp xông hoặc phun.

Làm chuồng là bước quan trọng, là tiền đề cho quyết định lớn đến mức độ thành công khi nuôi dê. Bà con nên áp dụng đúng kỹ thuật làm chuồng nuôi dê để đạt hiệu quả cao, tránh rủi ro và tác động tới môi trường. Chúc các bạn thành công.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây