Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Chồn Hương Sinh Sản

0
3108
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chồn hương là loài vật mang lại giá trị kinh tế cao nên đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để đáp lại sự quan tâm đó, Agri.vn xin giới thiệu tới mọi người kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản đạt hiệu quả cao.

  1. Nội dung chính

    Chuồng nuôi

Do chồn hương sống trong hang hốc nên chuồng nuôi của chúng cũng không cần cầu kỳ nhưng cần phải xây kiên cố để tránh chồn phá chuồng trốn ra ngoài. Hệ thống nước uống, nước thải phân cần riêng biệt để tránh cho chồn ăn bẩn, uống bẩn dễ bị bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy.

Chuồng nuôi chồn hương cần đảm bảo độ sạch sẽ và thông thoáng
Chuồng nuôi chồn hương cần đảm bảo độ sạch sẽ và thông thoáng 

Chuồng nuôi cần thiết kế mặt bằng xi măng hoặc bằng đất và được chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích khoảng 5-10 m2 để nhốt các cặp chồn vào cho chúng giao phối. Nếu chuồng có nhiều tầng thì các tầng được ngăn với nhau bằng tấm lưới mắt cáo nhỏ, tránh cho chồn con bị thụt chân.

  1. Chọn chồn hương giống

Đầu tiên, người nuôi chồn cần phải biết cách phân biệt con cái, con đực. Ngay từ khi chồn còn nhỏ, đặt chúng nằm ngửa, nếu thấy có gai giao cấu lồi ra là con đực, không thấy là con cái.

Khi chọn giống nên chọn những con chồn khỏe mạnh, không bị thương tật, mắt mũi tinh tường, di chuyển nhanh nhẹn. Nên chọn con giống từ 1 – 1,5 kg cho dễ nuôi, chúng sẽ làm quen tốt hơn với môi trường mới, người chăm sóc mới. Chọn chồn quá lớn sẽ khiến chúng stress, chậm sinh sản hơn.

Chồn hương sinh sản giống nên chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật
Chồn hương sinh sản giống nên chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật
  1. Thức ăn cho chồn hương

Thức ăn cho chồn hương trong mùa sinh sản phải cung cấp nhiều dinh dưỡng, chất đạm từ thịt lợn, giun, rắn, mối (những món ăn ưa thích của chúng). Buổi tối tăng cường cho chồn ăn cơm thịt, cơm cá vì chúng có tập tính ăn vào ban đêm, ban ngày chỉ là bữa phụ.

Ngoài ra, cho chồn ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1 – 2 quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường nấu nhuyễn (cho tương đối ngọt như nấu chè). Khi nuôi chồn, tất cả các loại thức ăn phải cho chồn tập ăn với lượng nhỏ, sau đó mới tăng dần lên.

  1. Ghép đôi, nhân giống, chăm sóc

Khi chồn bắt đầu động dục thì con đực xả mùi hương nồng, con cái thường cắn phá chuồng. Lúc này cho chúng ghép đôi với nhau, quan sát quá trình giao phối và tách chúng ra ngay sau khi giao phối kết thúc để tránh chúng cắn nhau. Chồn cái thường mang thai từ 58-62 ngày.

Chồn hương mang thai khoảng 62 ngày sẽ sinh
Chồn hương mang thai khoảng 62 ngày sẽ sinh

Trong trường hợp chồn hương đẻ nhiều thì tách từng cặp cho bú luân phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại. Trước khi đẻ khoảng 30 ngày, cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn mẹ như B.complex, Vitamin tổng hợp… Sau khi sinh cần cho chồn mẹ uống nước đầy đủ. Chồn con được 35 ngày tuổi cho ăn thức ăn của mẹ.

  1. Phòng bệnh

Để chồn không bị mắc bệnh thì cần chăm sóc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn ôi thiu và thường xuyên vệ sinh chuồng. Những ngày nắng nóng nên mang chuồng ra phơi để diệt vi khuẩn, đỡ mùi hôi.

Chúng tôi rất mong rằng với lượng thông tin mà mình chia sẻ. Bà con nông dân sẽ tự tin hơn trong việc xây dựng mô hình nuôi chồn hương sinh sản cho chính mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây