Kỹ Thuật Nuôi Giun Quế Đạt Chuẩn Đem Lại Năng Suất Cao

0
1703
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Giun quế là loại thức ăn rất phù hợp với chim cảnh, cá cảnh hay các trang trại nuôi gà. Tuy nhiên lượng giun quế trong tự nhiên không đủ để cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi hiện tại của bà con nông dân. Mô hình nuôi giun quế cũng vì thế ngày càng xuất hiện rộng rãi. Tuy nhiên nếu muốn năng suất thu lại cao, có những vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi giun quế bà con nhất định phải nắm rõ.

  1. Nội dung chính

    Về người nuôi

– Nắm được một số đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của con giun.

– Có kiến thức tối thiểu về qui trình công nghệ nuôi giun.

– Thực hành đúng các yêu cầu kĩ thuật và qui trình công nghệ nuôi giun.

  1. Về chuồng trại nuôi

Chuồng trại nuôi phải đặt nơi thoáng mát, không bị ngập úng và không nên bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính và sạch; cần thoát nhiệt, thoát nước tốt. Bảo đảm các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm. Nên có biện pháp ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái..) Hố hoặc bể nuôi giun phải có mái che tránh mưa nắng. Ban đêm nên có đèn sáng, nhất là vào lúc mưa gió để tránh giun bò đi nơi khác.

  Chu trại nuôi giun quế phải xây dựng ở nơi thoáng mát, giữ ẩm tốt, không ứ đọng nước
Chuồng trại nuôi giun quế phải xây dựng ở nơi thoáng mát, giữ ẩm tốt, không ứ đọng nước  
  1. Về nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20oC – 30oC. Đối với bà con ở một số khu vực phía Bắc cần chú ý: Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp giun bị ngủ đông hoặc chết cóng.

  1. Về độ ẩm

Phải thường xuyên tưới nước cho giun (vào mùa hè và mùa khô ít nhất là 2 lần / ngày). Có thể nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng, sau đó thả ra; nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô. Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì giun đã bị sốc khi di chuyển. Hàng ngày kiểm tra độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời nóng, lượng nước cho mỗi lần tưới ít. Nước tưới nên có pH trung tính, không nhiễm mặn hoặc phèn. Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ ẩm có thể duy trì ở mức cao và ngược lại.

  1. Về ánh sáng

Giun rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng. Tốt nhất là có tấm phủ trên mặt luống nuôi. Tuy nhiên cần phải giữ cho chuồng thoáng mát.

  1. Về chất nền

Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng…Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của giun, có thể là môi trường sống tạm của giun khi gặp điều kiện bất lợi.

Chất nền được đánh giá là yếu tố quan trọng để giun tiếp xúc với môi trường sống mới
Chất nền được đánh giá là yếu tố quan trọng để giun tiếp xúc với môi trường sống mới
  1. Về không khí

Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của giun nên thức ăn của giun phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho giun.

  1. Về thức ăn

Mỗi ngày giun tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên chúng ta phải chắc rằng đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi giun. Thức ăn giun gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ.. Trong đó phân bò tươi và phân trâu tươi là món khoái khẩu nhất của giun; còn lại phân gà, phân lợn, phân vịt, cần phải ủ cho hoai trước khi cho ăn. Thức ăn là chất thải hữu cơ nên ở dạng đang phân hủy, không nên có hàm lượng muối và amoniac quá cao; chủng loại tương đối đa dạng nhưng thích hợp nhất là những chất liệu có tỷ lệ C / N vào khoảng 10 : 1 như phân gia súc, hấp dẫn giun hơn là các loại phân khô hoặc đã qua giai đoạn ủ.

Lượng thức ăn giun quế tiêu thụ mỗi ngày sẽ tương đương với trọng lượng cơ thể của chúng
Lượng thức ăn giun quế tiêu thụ mỗi ngày sẽ tương đương với trọng lượng cơ thể của chúng

Có thể chế biến thức ăn giun gồm rơm rạ, bã mía, mùn cưa… 50 %; lá xanh, rau các loại, vỏ chuối… 20 % và phân gia súc, gia cầm 30 %. Trong đó phân trâu bò là tốt nhất. Cứ 2 kg giun giống (khoảng 5000 con) tiêu thụ mỗi ngày 1-2 kg phân ủ, cứ 1000 con hàng tháng ăn hết 100 kg phân ủ. Trộn đều các loại nguyên liệu theo tỷ lệ 70 % nước, 30 % phân rác… (cất nguyên liệu rơm rạ…) đem ủ như ủ phân đống ngoài trát bùn chặt kín, nhiệt độ tăng cao, cho đến 3 – 4 tuần lễ. Khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ môi trường thì cho giun ăn.

  1. Cách cho ăn

– Chuẩn bị thức ăn: bà con cho phân vào thùng hoặc hố ủ phân trước ít nhất 1 ngày sau đó cho nước vào ngâm ở dạng đặc sột sệt (khuyến khích càng lâu càng tốt).

– Cho ăn bà con lấy phân bò đã ủ cho giun ăn, khi cho ăn cần lưu ý không dàn đều thức ăn khắp mặt luống mà bà con giải từng ô nhỏ từ 3 đến 5 cm để giun bò đến ăn và có chỗ để giun thở. Sau khi cho ăn xong bà con đậy lại như lúc trước khi cho ăn để giun bò lên mặt luống để ăn do giun sợ ánh sáng.

  1. Cách chăm sóc

– Sau 1 đến 2 ngày bà con thường xuyên kiểm tra, nếu thấy thức ăn đã xốp, nghĩa là giun đã ăn hết, tiếp tục cho ăn như lần đầu một cách thường xuyên không được để giun quá đói, chúng sẽ chết hoặc bỏ đi.

– Lưu ý : Bà con thường xuyên kiểm tra độ ẩm, không để cho luống giun quá ẩm, quá khô, kiểm tra phân giun ở đáy chuồng có hiện tượng thối và chua hay không. Nếu có phải tiến hành thu hết phân cũ và nuôi lại bình thường.

Khi kiểm tra nếu thấy thức ăn xốp thì tức là giun đã ăn hết
Khi kiểm tra nếu thấy thức ăn xốp thì tức là giun đã ăn hết

– Phải có các biện pháp phòng tránh các thiên địch của giun đó là cóc, dế, gà, chuột, …… tránh để các thiên địch này tấn công luống giun sẽ gây thiệt hại cho bà con chăn nuôi.

  1. Thu hoạch

– Sau 30 ngày có thể nhân đôi diện tích luống giun bằng cách bốc san luống cũ sang diện tích kế tiếp rồi cho giun ăn như lần thả ban đầu và chăm sóc như đã nói ở trên.

– Còn nếu cho vật nuôi ăn thì gạt lớp trên cùng là trứng và kén giun bốc lớp tiếp theo ra khoảng 8cm ra chậu hoặc nền gạch chờ khoảng 7 đến 10 phút giun chui xuống dưới đáy, sau đó bà con gạt lớp bồi cho đến khi lượng giun theo yêu cầu sử dụng.

– Sau 2 – 3 tháng cần tiến hành thu phân giun bằng các gạt lớp trên cùng và lớp giữa tầm 15cm , bốc toàn bộ phân giun ra diện tích khác, số phân giun này có rất nhiều trứng và kén giun, do vậy giải 1 lớp phân bò loãng trên bề mặt để nhử giun 3 – 4 ngày thu 1 đợt trong thời gian 21 ngày, số phân giun còn lại nếu thấy còn giun bà con bốc ra nền gạch hoặc bạt vun thành đống nhỏ (bốc ra ngoài trời có nhiều ánh sáng nhưng không nên để nơi nắng to kẻo giun chết) chờ khoảng 7 – 10 phút giun chui xuống gạt đến hết luống sẽ thu được giun và phân giun.

Giun quế sau khi nuôi khoảng 3 tháng có thể thu hoạch phân giun và cả giun
Giun quế sau khi nuôi khoảng 3 tháng có thể thu hoạch phân giun và cả giun

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bà con xây dựng được mô hình nuôi giun quế phù hợp nhất cho mình. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây