Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Đạt Hiệu Quả Và Năng Suất Cao

0
1267
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trái cam không chỉ được yêu thích bởi cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào mà vì còn có hương vị thơm ngon. Nhu cầu tiêu thụ trái cam trên thị trường ngày càng nhiều, nhà nông cũng dần chuyển hướng sang mô hình trồng cam kinh doanh nhiều hơn. Để đảm bảo năng suất cho vườn cam, kỹ thuật trồng và chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng. Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng cây cam đạt tiêu chuẩn. Bà con nông dân đừng vội bỏ qua bài viết này nhé.

Nội dung chính

Đất trồng

Cam là loại cây ăn quả khá “dễ tính” khi có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cụ thể cây cam có thể trồng trên những loại đất như: đất phù sa cổ, đất xám, đất thung lũng, đất bồi, …

Tuy nhiên loại đất thích hợp để cây cam sinh trưởng và phát triển vẫn là đất thịt có nhiều mùn và khả năng thoát nước tốt.

Trước khi trồng cây, đất cần được đào xới kỹ lưỡng và bón lót phân chuồng ủ hoai mục để tạo môi trường tốt nhất, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng  để cây có thể sinh trưởng và phát triển. Thời gian ủ phân trong đất là từ 10 – 20 ngày trước khi trồng cây giống.

Chọn giống và trồng cam

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cam giống khác nhau để nhà nông có thể lựa chọn. Những giống cam được lựa chọn là: cam Vinh, cam Xoàn, cam Cao Phong..

Da số cam hiện nay đều được nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép cành.

+ Cam nhân giống bằng hạt cũng vẫn được sử dụng nhưng thời gian cho quả tương đối lâu.

+ Cây cam giống chiết cành sẽ cho trái trong thời gian ngắn hơn nhưng tuổi thọ cây không lâu dài.

+ Cây cam ghép sẽ khỏe mạnh, cho tuổi thọ lâu bền hơn, bộ rễ phát triển khỏe mạnh cung cấp dưỡng chất dồi dào giúp cây cho trái to, đều.

Cây giống bạn có thể tìm mua sẵn ở các vựa giống để tiết kiệm thời gian và công sức
Cây giống bạn có thể tìm mua sẵn ở các vựa giống để tiết kiệm thời gian và công sức   

Thời điểm trồng cam thích hợp nhất là vào khoảng thời gian cuối mùa khô bắt đầu sang mùa mưa. Nếu như bà con có đủ nguồn nước để cung cấp cho vườn cam thì có thể trồng cây vào cuối mùa mưa.

Kích thước tối ưu với mỗi hố trồng cam là từ 40 x 40 x 40cm hoặc 60 x 60 x 60cm. Với những khu vực trồng cây có đồi núi cao, kích thước hố trồng có thể lớn hơn, diện tích khoảng 70 x 70 x 70cm. Lưu ý, khoảng cách trồng giữa các cây cam là 4 x 5m với cây cam ghép, cây cam chiết cành có thể trồng với khoảng cách 3 x 3m.

Sau khi đào hố và ủ phân bón lót được khoảng 1 tháng, bà con nông dân cần đào 1 lỗ nhỏ giữa lòng hố để đặt bầu cây giống vào. Sau đó tiến hành lấp đất và cắm cọc để cố định thân cây tránh tình trạng gió lay làm bật rễ. nếu thời tiết sau khi trồng cây quá nắng nóng, bà con nông dân có thể dùng rơm rạ để phủ lên bề mặt đất ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước.

Ngay sau khi trồng cây giống cần tưới nước ngay. Tiếp đến cứ cách 3 ngày tưới nước cho cây 1 lần. Trong 1 tháng đầu bà con cần duy trì tưới nước để giữ ẩm cho cây, giúp bộ rễ có điều kiện phát triển cách tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc cam                                                                                        

Tưới nước      

Cây cam có nhu cầu khá lớn về độ ẩm, vì vậy bà con cần chú ý cung cấp đầy đủ nước để cây có thể phát triển tốt nhất. Trồng cam ở những tỉnh miền núi có khí hậu khô hạn, nhu cầu nước tưới của cây cam càng phải được quan tâm.

Phương pháp tưới cho cây cam được áp dụng phổ biến hiện nay là tưới thẩm thấu hoặc tưới dạng phun mưa.

 Tỉa cành, tỉa hoa         

Để cây cam phân bố đều dinh dưỡng đến các bộ phận của cây, bà con nông dân cần chú ý đến việc cắt tỉa những cành nhỏ trên cây, cành bị sâu hại hay những cành mọc sâu trong tán lá. Việc cắt tỉa cành sẽ giúp cây thông thoáng, phát triển tốt hơn và phòng chống sản sinh ra mầm bệnh. Thông thường việc cắt tỉa cành cho cây cam sẽ được thực hiện 1 lần sau mỗi vụ thu hoạch quả.

Trong giai đoạn cây cam ra nụ và quả non, người trồng cần chú ý đến việc loại bỏ những trái bị dị dạng, hoa ra trễ hay những quả mọc ở vị trí không thích hợp. Với vườn cam có diện tích rộng không thể tiến hành kiểm tra toàn bộ các cây, bà con nên sử dụng thuốc điều hòa sinh trưởng phun vào gốc cây.

Cây cam nếu có quá nhiều cành thì cần được tỉa bớt đi để tạo độ thông thoáng giúp cây phát triển tốt nhất
Cây cam nếu có quá nhiều cành thì cần được tỉa bớt đi để tạo độ thông thoáng giúp cây phát triển tốt nhất 

    Cắt tỉa những lá cam già và yếu

Không chỉ tiến hành tỉa cành, người trồng cam cũng có thể ưu tiên tỉa lá cây với những lá già, lá yếu hay lá đang nhiễm bệnh, bị sâu hại tấn công. Đây là biện pháp tốt nhất để cây cam có thể tập trung nguồn dinh dưỡng nuôi những bộ phận cần thiết, tránh mầm bệnh lây lan.

    Phương pháp làm giảm thời gian ra quả cho cây

Nếu muốn rút ngắn thời gian cây cam ra hoa và đậu trái, bà con nông dân cần chú ý:

        Cần hạn chế cung cấp nước cho cây trong giai đoạn cây chuẩn bị ra nụ.

        Loại bỏ những lá nhỏ, lá bị bệnh, chồi vượt , lá già yếu, cành nhỏ, cành già để cây tập trung nguồn dinh dưỡng cho quá trình ra nụ.

        Khi cây bắt đầu ra nụ nhỏ thì tập trung tưới lại bình thường trong 2 ngày liền để cung cấp độ ẩm tối đa. 

        Khi trái cam đã đậu và có kích thước bằng hạt đậu thì người trồng cây chú ý bổ sung thêm phân bón NPK, mỗi cây khoảng 500g để quả nhanh lớn.

    Bón phân

Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây cam chủ yếu là qua các loại phân bón. Thời điểm cây cam cần được bổ sung dưỡng chất nhiều nhất là lúc đậu trái và nuôi quả. Loại phân bón và hàm lượng sẽ phụ thuộc vào giống cam, thổ nhưỡng, khí hậu để cung cấp cho phù hợp.

Sâu bệnh hại cam và cách phòng trừ         

  •      

    Sâu bùa vẽ

Loại sâu này chuyên tấn công vào lá của cây cam khiến những chồi non bị ảnh hưởng nặng nền. đồng thời cây bị sâu bùa vẽ tấn công còn khiến hoa ra ít, quả non dễ bị rụng. Biện pháp phòng trừ sâu bừa vẽ hiệu quả nhất là dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hưu cơ và dầu khoáng.

  •      

    Bọ cánh cứng, sâu đục thân, đục cành, đục gốc

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất cây cam đang bị bọ cánh cứng, sâu đục thân cành đó là xuất hiện những vết màu vàng đục trên cây. Cách xử lý loại côn trùng này là dùng thiên địch xén tóc, đồng thời bà con cần cắt bỏ những cành bị bệnh để tránh tình trạng lây lan, phân bố dinh dưỡng thiếu hợp lý.

Cây cam rất dễ bị các loại bọ cánh cứng, sâu đục thân tấn công    
Cây cam rất dễ bị các loại bọ cánh cứng, sâu đục thân tấn công                                   

  •       Bọ xít, rầy, rệp

Nếu như bà con nhận thấy trên cây cam bắt đầu xuất hiện tình trạng rệp, rầy và bọ xít tấn công. Loại thuốc bảo vệ thực vật nên sử dụng lúc này đó là Bi58 0,05-0,1%. Đồng thời, để tránh tình trạng lây lan nguồn sâu bệnh sang những cây cam khỏe mạnh, cần cắt bỏ những cành cam bị sâu bệnh quá nặng.

  •      

    Bệnh loét, đốm lá, vi khuẩn

Những biểu hiện của bệnh dễ nhận thấy nhất trên cây cam là có nhiều đốm nhỏ màu vàng trong suốt. Những đốm này dần đậm màu và chuyển thành nâu khiến bề mặt cây sần sùi. Biện pháp tốt để khắc phục tình trạng bệnh này là phun những loại thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng trong giai đoạn cây ra đọt non.

Bệnh đốm lá ở cây cam thường xuyên xuất hiện nếu không được điều trị triệt để
Bệnh đốm lá ở cây cam thường xuyên xuất hiện nếu không được điều trị triệt để

Agri.vn vừa chia sẻ đến bà con nông dân thông tin kỹ thuật trồng cây cam. Mong rằng với những thông tin này, bà con nông dân có thể triển khai mô hình trồng cam đạt năng suất cao cho mình. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây