Kỹ thuật trồng dạ yến thảo tại nhà cực kỳ đơn giản

0
2086
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hoa dạ yến thảo lung linh rực rỡ bung nở khắp nhà làm không gian sống thêm phần lung linh thư thái. Chính vì vẻ đẹp đa sắc màu bao người đắm say nên dạ yến thảo được nhiều người ưa trồng. Cùng Agri tìm hiểu những thông tin cũng như kỹ thuật trồng dạ yến thảo tại nhà đơn giản nhất nào.

Nội dung chính

1/ Đặc điểm của dạ yến thảo

Dạ yến thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng được trồng phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng thuộc dạng cây thân thảo, cây phân thành nhiều nhanh, mọc rậm rất xum xuê. Nếu trồng dưới đất cây sẽ bị dập nát, nên thích hợp trồng chậu treo để cây buông rủ xuống.

Dạ yến thảo có đến 150 màu sắc khác nhau, có hương thơm dịu nhẹ, tuổi thọ của hoa đến 1 năm. Một điểm thu hút người trồng nữa là hoa nở suốt 4 mùa. 

– Phân loại dạ yến thảo theo thân cây:

+ Hoa dạ yến thảo rủ

+ Hoa dạ yến thảo đứng

+ Hoa dạ yến thảo dạng biển sóng

– Phân loại dạ yến thảo theo dạng hoa:

+ Hoa dạ yến thảo đơn

+ Hoa dạ yến thảo kép

2/ Cách trồng

2.1 Chuẩn bị vật dụng

– Chậu trồng: dạng chậu treo, chậu nhựa, sọ dừa,… chậu phải thật chắc chắn, kích thước đủ lớn và có lỗ thoát nước.

– Giống: Có thể mua hạt giống chất lượng, có bao bì, tỉ lệ nảy mầm cao,… hoặc cắt cành to khỏe để giâm.

– Đất trồng: đất phải tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm cao và giàu dinh dưỡng. 

Trộn đất trồng theo công thức: 30% đất thịt : 20% phân trùn : 25 % trấu hun : 25% mụn dừa

Hoặc để tiện lợi hơn bạn có thể dùng đất sạch chuyên trồng hoa SFARM. Với thành phần đã phối trộn phù hợp cho đặc tính của dạ yến thảo.

Lưu ý: Không sử dụng lại đất đã trồng mùa trước hoặc đất của cây dạ yến thảo đã chết tận dụng lại. Trấu hun nên dùng loại nguyên cánh, sạch khuẩn, sạch mầm bệnh. Mụn dừa nên dùng loại đã qua xử lý chất chát.

Tìm hiểu thêm về trấu hun nguyên cánh tại đây, mụn dừa đã qua xử lý tại đây.

Hoa dạ yến thảo

Hoa dạ yến thảo

2.2 Kỹ thuật trồng

Dạ yến thảo có thể trồng quanh năm, nhưng cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời vụ lý tưởng để trồng hoa, lúc này điều kiện môi trường thuận lợi nên cây sinh trưởng rất tốt. Thời điểm trồng tốt nhất là buổi chiều, thời tiết mát mẻ.

Bằng hạt

– Đất trồng cho sẵn vào chậu.

– Gieo hạt dạ yến thảo thẳng vào chậu, mỗi chậu nên gieo 2 hạt.

– Sau đó phủ đất lớp hạt đã gieo và phun sương để giữ ẩm cho đất.

– Sau 4 – 7 ngày lạ dạ yến thảo sẽ nảy mầm.

Bằng cành

Cắt một cành dạ yến thảo khỏe mạnh, thân dài, không sâu bệnh. Chú ý cắt dưới đốt là và giữ khoảng 3 – 4 đốt lá trên cành. Tỉa hết lá gần vết cắt, tỉa bỏ hoa nếu có để thân tập trung năng lượng ra rễ.

Để giữ cành giâm được tươi thì cắm cành giâm vào ca nước trong khi chuẩn bị giâm.

Tạo lỗ nhỏ, sâu trên chậu đất đã chuẩn bị. Cắm cành dạ yến thảo vào lỗ, sâu ⅔ thân, xiên một góc 45 độ.

Lấp đất vào gốc thật chặt và tưới đẫm nước.

Đặt chậu trồng ở nơi thông thoáng có lưới che, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Sau khoảng 2 – 3 tuần thì ngọn hoa bắt đầu tươi tỉnh, ra thêm lá non, đây là dấu hiệu cho thấy rễ cây đã mọc.

Khi cây cứng cáp, chuyển ra chỗ có nhiều ánh sáng để cây quang hợp.

3/ Chăm sóc

– Tưới nước: 

+ Tưới nước thường xuyên và vừa phải, tưới ngày 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Mùa hè, thời tiết nóng bức và nước bốc hơi nhanh nên chú ý quan sát đất trong chậu để tăng độ ẩm kịp thời, hợp lý.

+ Nếu trời mưa to thì nên đưa chậu hoa vào nhà vì cây không chịu được úng nước và dễ bị dập nát.

– Bón phân: Có thể bón đan xen phân hữu cơ và phân hóa học để cây phát triển toàn diện. + Phân trùn quế, phân dơi, phân rác ủ, dịch chuối,… là những loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cần bón cho cây. Pha loãng phân với nước, định kỳ tưới 5 – 7 ngày/lần. 

+ Giai đoạn ra nụ, hoa nên tăng hàm lượng phân có chứa Kali để hoa ra nhiều nụ, bền màu, đậm sắc,..

– Cắt tỉa: 

+ Khi cây già đường kính thân khoảng 15cm nên tỉa bớt thân, ngọn để kích thích cây tăng trưởng, ra chồi, nhiều hoa,… và giảm nấm bệnh.

+ Sau khi hoa tàn, ngắt bỏ cả cuống hoa để chồi nách trên cây phát triển, cho thêm hoa mới.

+ Thường xuyên ngắt các hoa héo, lá vàng úa, cành khô vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng.

– Sâu bệnh

+ Một số sâu hại phổ biến:

  • Thối nhũn: Thường bị khi giá thể bí, không tơi xốp, tưới nước nhiều hoặc gặp mưa nắng thất thường 
  • Bệnh nấm mốc trắng: Sau khi bệnh xuất hiện cần kịp thời ngắt bỏ những lá bệnh
  • Nhện đỏ: Tạo các đốm đỏ, trắng ở mặt dưới lá.
  • Bọ trĩ: Gây lá xoăn lốm đốm, nhăn nhúm
  • Bệnh úa thân, héo rũ: cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác.

+ Phòng bệnh hơn chữa bệnh:

  • Tạo môi trường thông thoáng cho cây sinh trưởng, phát triển.
  • Thường xuyên ngắt bỏ hoa héo, lá khô, già úa.
  • Không để chậu trồng quá ẩm, phun bón quá nhiều phân.
  • Không tưới nước vào chiều tối, không tưới làm ướt lá.

+ Trừ sâu, bệnh:

Bắt sâu bằng tay hoặc sử dụng bẫy bắt sâu. Đối với bệnh hại nên phát hiện ở giai đoạn sớm và sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học để phun không nên sử dụng sản phẩm hóa học.

Dạ yến thảo là loài hoa đẹp, quyến rũ, có ý nghĩa đặc biệt lại khá dễ trồng và chăm sóc phải không? Hy vọng những kiến thức trên của Agri sẽ giúp bạn có thể tự trồng những chậu hoa dạ yến thảo rực rỡ sắc màu thật tuyệt vời nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây