Kỹ thuật trồng hoa hồng leo của người chơi hoa thứ thiệt

0
1256
Trồng hoa hồng leo
Trồng hoa hồng leo
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trồng hoa hồng leo chỉ mới được du nhập vào Việt Nam khoảng 1 đến 2 năm. Tuy vậy, nhưng người mê hoa lại không hề thiếu. Bởi lẽ, hoa hồng từ lâu đã trở nên quá đỗi quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Đằng sau vẻ đẹp quyến rũ, tươi ngời, bí ẩn là ý nghĩa cao đẹp về tình yêu, về hạnh phúc đôi lứa và tình cảm gia đình. Vậy, cách trồng hoa hồng leo như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

hoa hồng leo
giàn hoa hồng leo

Nội dung chính

Giai đoạn chuẩn bị trồng hoa hồng leo:

Thời vụ thích hợp để trồng hoa hồng leo:

Thời điểm thích hợp trong năm để tiến hành trồng hoa hồng leo là vào đầu mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu. Tiết trời không quá lạnh giá sẽ giúp cho bộ rễ của cây được hình thành, ổn định và khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Nhiệt độ và độ ẩm vừa phải của mùa xuân là “thời điểm vàng” để trồng hoa hồng leo. Mùa xuân ấm áp là thời điểm giúp cây có sức đề kháng và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nhất.

Cách chọn chậu trồng hoa hồng leo:

hoa hồng leo
hoa hồng leo

Đối với cây hoa hồng leo nhỏ có chiều cao thấp hơn 0,5m thì nên chọn chậu có kích thước 20x20cm. Lý do là bởi vì cây còn nhỏ, không có nhiều nhu cầu về nước nên chọn chậu nhỏ sẽ giúp dễ dàng kiểm soát độ ẩm hơn.

Đối với cây lớn hơn, có chiều cao gần 1m hoặc hơn 1m thì người trồng hoa hồng leo nên chọn chậu có kích thước 40×40 cm hoặc 50x50cm. Trong trường hợp không gian trồng hẹp thì có thể chọn chậu có đường kính 30cm nhưng bắt buộc chiều cao ít nhất là 50cm.

 

Có rất nhiều loại chậu trồng hoa hồng leo để bạn có thể dễ dàng lựa chọn. Một số loại chậu nhựa giúp việc di chuyển vị trí dễ dàng hơn. Đối với những ai muốn trồng cây hồng leo để trang trí không gian nội thất thì nên chọn chậu gỗ, chậu sứ hay những loại chậu có hoa văn trang trí đẹp.

Bên cạnh việc chọn chậu, người trồng hoa hồng leo cũng nên chuẩn bị một bộ khung để làm giá đỡ cho cây.

Đất trồng hoa hồng leo:

Tỉ lệ đất trộn để trồng hoa hồng leo: 50% đất màu có độ dẻo: 20% trấu: 20% đất sạch : 5% phân chuồng hoa mục: 5% phân hữu cơ vi sinh. Người trồng hồng leo lưu ý trộn đều tất cả các loại đất kể trên rồi ủ trước khi trồng hoa vài ngày. Ngoài ra, đối với người làm vườn nhà phố có thể lựa chọn cho mình loại đất trồng hồng trộn sẵn có uy tín bán sẵn trên thị trường.

Ta nên lót vào phía dưới đáy chậu mẩu xốp hoặc một lớp trấu khô. Điều này giúp cây hoa hồng leo không bị ngập úng, gây thối gốc, chết cây.

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu:

B1: Bón một ít phân lót ở dưới đáy chậu sau đó dùng kéo cắt bỏ bao đất bọc ở gốc cây, giữ nguyên bầu đất.

B2: Đặt cây hoa hồng vào ngay chính giữa chậu. Tiếp đến, để giá thể, đất trồng đã được trộn sẵn vào đầy chậu. Dùng tay ấn nhẹ cho chặt gốc. Lưu ý là không lấp giá thể đất trồng qua mắt ghép.

 B3: Sau khi trồng, sử dụng một thanh tre nhỏ cắm vào chính giữa chậu rồi lấy dây buộc cố định cây hồng vào thanh tre để tránh trường hợp bị lỏng gốc do các tác động ngoại cảnh

B4: Vào lần trồng đầu tiên, tưới nước ướt đẫm cho cây. Đem để ở trong không gian mát mẻ, thoáng khí khoảng 3 đến 5 ngày rồi mới đưa ra ngoài phơi nắng dần dần.

Trồng hoa hồng leo nhân giống như thế nào?

Để nhân giống hoa hồng leo, ta có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, giâm cành hay chiết cành.

Hạt giống và cây giống để trồng cây hoa hồng leo không hề khó tìm. Ta có thể mua sẵn ở các cửa hàng bán cây cảnh, hạt giống… Tuy nhiên cách gieo hạt thường ít được áp dụng vì tỉ lệ nảy mầm không cao.

Phương pháp giâm cành:

Trồng hoa hồng leo
Giâm cành hoa hồng leo

Cắt một khúc có chiều dài chừng 15 cm và to bằng chiếc đũa của cành hoa hồng leo khỏe mạnh, không quá non cũng không quá già. Khi cắt, cần dùng lưỡi dao mỏng và bén để tránh bị giập và khiến cành không bị hư thối.

Sau khi cắt, chấm đầu gốc cành hồng vào thuốc kích thích mọc rễ (như Atonic, Boutormone…) để cây dễ mọc rễ và có tỉ lệ sống cao hơn.

 

Cho đất vào chậu trồng, dùng một cái que nhỏ bằng chiếc đũa đâm sâu một lỗ chừng 2cm rồi cắm cành hồng được cắt vào.

Sau thời gian được chăm sóc, tưới nước được chừng 10 đến15 ngày, cành hồng sẽ bắt đầu đâm chồi non. Từ 25 đến 35 ngày sau sẽ ra rễ. Và sau khoảng 2 đến 2 tháng rưỡi là có thể tách ra trồng được rồi.

Phương pháp gieo hạt:

Người trồng  hoa hồng leo đem hạt giống ngâm trong nước lạnh chừng 4 giờ, cho đến khi chúng nổi lên trên mặt nước. Tiếp tục ngâm trong nước ấm khoảng 1 đến 2 ngày, quan sát thấy hạt giống căng nở là đạt yêu cầu.

Chuẩn bị sẵn một khay đất, gieo hạt giống sâu khoảng 5 đến 15 cm. Ở trên phủ một lớp cát mỏng nhằm giữ ẩm cho đất trồng. Tùy thuộc vào giống hồng leo cũng như điều kiện thời tiết, thông thường sau 7 đến 30 ngày hạt giống sẽ nảy mầm.

Trồng hoa hồng leo cần chăm bón cẩn thận:

Tưới nước:

Vào mùa khô, nên tưới nước cho hoa hồng leo 2 lần, đó là vào buổi sáng sớm và chiều muộn. Khi tưới nước, chỉ cần tưới ở quanh gốc, tránh tưới nước lên trên lá và hoa để đề phòng nấm và bệnh hại.

Vào mùa đông, do độ ẩm trong không khí vào thời điểm này khá cao, nến việc tưới nước là không quá cần thiết. Khi cây được tưới nước nhiều sẽ dễ bị ngập úng, sâu bệnh có cơ hội xâm nhập. Vì thế, nên cách 2 đến 3 ngày tưới nước 1 lần, lượng nước tưới ít.

Thay đất:

Trồng hoa hồng leo trong chậu thì việc thay đất định kỳ là cần thiết. Bởi chất dinh dưỡng trong đất trồng sẽ cạn kiệt và mất đi sau một khoảng thời gian.

Trước khi thay đất, nên ngừng tưới nước khoảng 1 ngày để tránh hiện tượng vỡ bầu. Sau đó, nhấc toàn bộ cây hồng leo với bầu cây ra khỏi chậu để trồng trong chậu mới với giá thể đã được trộn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Sau khi thay đất, cần tưới đẫm nước cho cây. Trong quá trình tưới nước, nên kết tỉa bớt những cành già, dài, lá vàng úa để cây sinh trưởng tốt hơn.

Chế độ ánh sáng thích hợp để trồng hoa hồng leo:

Hoa hồng leo ưa ánh nắng mặt trời vì thế người trồng hồng leo nên chọn những nơi mát mẻ, thoáng đãng, có thời gian chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày. Lời khuyên từ những người chơi hoa lâu năm đó là nên đặt cây ở hướng Đông để có thể đón được ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.

Cắt tỉa:

Với cây hoa hồng leo, nên tỉa bớt những cành nhỏ và mầm phụ. Hoa đã tàn thì nên tỉa bỏ đoạn tầm 2 đến 3 đốt lá. Nguyên do là bởi những mầm ở đốt lá này sẽ làm cây yếu, tạo ra những bông hoa kích thước nhỏ.

Trồng hoa hồng leo cần chú ý phòng bệnh cho cây:

Cũng như các loài hoa khác, trồng hồng leo cần chú ý phòng bệnh cho cây:

Khi tưới nước, tránh tưới trực tiếp lên hoa và lá. Tránh tưới nước vào ban đêm, vì đó là thời điểm một số loại vi khuẩn gây hại hình thành, phát triển và gây bệnh cho cây.

hoa hồng leo
bệnh ở hoa hồng leo

– Cây bị nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày/lần.

– Cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confindor khoảng 7 đến 10 ngày 1 lần.

– Cây bị nhện đỏ: Xịt một số thuốc trị bệnh như Alphamite 20 ngày/lần.

 

Hoa hồng leo góp phần tô điểm không gian sống, đem lại cảm giác thư thái, thoải mái cho mọi người. Vì thế, nếu bạn là một người đam mê cái đẹp, đừng ngần ngại bỏ túi kỹ thuật trồng hoa hồng leo mà chúng tôi giới thiệu trên đây nhé!

Xem thêm: Bật mí cách trồng hoa hồng leo trong chậu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây