Kỹ thuật trồng quýt hồng giúp nhà nông làm giàu mùa Tết

0
1762
Kỹ thuật trồng quýt hồng chơi Tết
Kỹ thuật trồng quýt hồng chơi Tết
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Quýt hồng là loại quýt rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt trong các dịp lễ Tết thường được trưng bày để làm cảnh. Quýt hồng thuộc cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đặc biệt. Vùng chuyên canh cây quýt hồng là huyện Lai Vung (Đồng Tháp), nay toàn huyện có diện tích khoảng 1200 ha nằm trên ba xã là Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành. Tuy nhiên mỗi nhà có thể tự trồng cho mình 1 chậu quýt ngày Tết đúng không nào. Hãy cùng Agri.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

Kỹ thuật trồng quýt hồng chơi Tết

Thời vụ trồng

Trồng cam quýt vào cuối mùa mưa

Chuẩn bị đất trồng:

Đất trồng quýt hồng
Đất trồng quýt hồng

Trồng cam, quýt trên đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80 – 100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m. Chỗ đất trồng cam quít phải cao ráo, thoáng gió, thoát nước. Độ pH thích hợp cho đất trồng là từ 5,5- 6.

1 tháng trước khi trồng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, chia lô, hàng, bà con đào hố bón phân lót.

Đào hố 

Mật độ trồng đối với các loại cây ghép trên gốc ghép gieo hạt từ khoảng 300 – 500 cây/1 ha – khoảng cách cây và hàng từ 4 x 5m (cam, quýt) hoặc 6 x 7 m (bưởi).

Các cây bưởi, cam,quýt ghép trên gốc ghép nhân vô tính (chiết, ghép), có thể trồng với mật độ dày hơn: 800 – 1200 cây/ha, với các khoảng cách 4 x 2m; 3 x 3 m; 3 x 4m.

Trồng cây

Kỹ thuật trồng quýt hồng
Trồng quýt hồng

Kích thước hố đào 60 x 60 x 60 cm. Chỗ cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70x70x70 cm. Lớp đất đào lên được trộn đều với 30 kg phân chuồng hoai mục loại tốt; 0,2-0,5 kg phân lân (Termophotphat); 0,1-0,2 kg sunfat kali (K2SO4). Lưu ý hố 10 – 15 ngày trước khi trồng.

Lúc trồng, bà con đào lại ở giữa hố đã lấp 1 hố nhỏ sâu và rộng hơn bầu cây 1 chút, đặt cây thẳng và lấp đất cao hơn mặt bầu 3 – 5 cm, nén đất chặt và tưới nước. Sau đó cứ 1 ngày lại tưới đẫm nước 1 lần sao cho đất thường xuyên có độ ẩm 70% độ ẩm đất bão hòa trong 10 ngày liền. Tiếp đó, tùy độ ẩm đất mà quyết định 3-5 ngày tưới một lần. Vào mùa khô hạn cần phủ gốc cam quýt bằng cỏ khô, rơm rác, lá xanh 1 lớp dày 5 – 10 cm để giữ ẩm và chống không cho cỏ dại mọc. Bà con nhớ phủ cỏ và đất cách gốc 10 cm để phòng bệnh thối cổ rễ.

CHĂM SÓC, BẢO VỆ:

Bón phân:

Cam quít cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khỏe, sung sức, chống chịu tốt với sâu và bệnh hại, bền cây và cho thu hoạch cao.

Căn cứ tuổi cây để bón phân:

Bón phân cho quýt hồng
Bón phân cho quýt hồng

– Cây từ 1 – 4 tuổi: 1 năm bón 1 lần phân chuồng 30 kg cùng với 0,1- 0,2 kg phân lân nung chảy vào cuối mùa sinh trưởng (từ tháng 11 -1) Ngoài ra bón 200g urê và 100 g sunfat kali vào các tháng 1-2 (30% phân đạm) tháng 4-5 (40% đạm + kali) và tháng 8-9 (30% đạm còn lại)

– Cây từ 5 – 8 tuổi liều lượng bón như sau: Phân chuồng tốt 30-50 kg/năm. Loại đạm urê dùng 1 – 2 kg (có thể thay 1 /2 bằng đạm sunfat để tránh tình trạng thiếu lưu huỳnh). Phân lân dạng nung chảy 3,5 kg. Phân kali dạng SO4 từ 1 – 1,2 kg. Các loại như phân chuồng và phân lân bón 1 lần sau vụ thu hoạch. Bón 60% phân đạm và 40% phân kali vào tháng 1-2; 60% phân kali và 40% phân đạm còn lại vào tháng 5-6. Cũng có thể chia đều phân đạm để bón làm 3 lần: Tháng 1-2: 40%; tháng 5-6: 30 %; tháng 8-9: 30 %.

(Chú ý: Các loại phân rắc cách gốc từ khoảng 30 đến 50cm, phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác, tưới nước. Tránh trường hợp phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc cam quít).

Căn cứ vào tuổi và năng suất cam quít để bón phân:

– Cây từ 1-3 tuổi: Phân chuồng 25 – 30 kg/cây; phân lân nung chảy hoặc photphat nghiền 200-500g/cây; phân urê: 150 – 200 g/cây.

Bón phân cho quýt hồng
Bón phân cho quýt hồng

-Cây 4-5 tuổi: Phân chuồng 30 kg/cây; đạm urê 300g; lân nung chảy 500 g/cây; sunfat kali 300 g; vôi bột 500 g – 600 g/cây. Phân chuồng, phân lân bón 1 lần vào cuối mùa sinh trưởng cùng với vôi bột. Phân đạm và kali chia làm 3 lần: các tháng 1-2 (30% phân đạm) tháng 4-5 (40% đạm + phân kali) và tháng 8-9 (30% đạm còn lại).

– Cây khoảng 6-8 tuổi trở lên: có thể căn cứ vào sản lượng thu hoạch hàng năm để định lượng phân bón. Trường hợp thu hoạch 15 tấn quả/1 ha bón cho 1 cây: 30 kg phân chuồng/cây, đạm urê 400g/cây, phân lân nung chảy 1000g/cây; vôi bột 1000g/cây; sunfat kali 500g/cây. Đó là lượng phân bón cho 1 cây theo sản lượng 15 tấn quả/ha, mật độ trồng 600 cây.

– Ví dụ năng suất 30 tấn/ha và mật độ là 1200 cây/ha, thì lượng phân bón cho 1 cây không thay đổi. Và ví vụ năng suất vẫn là 15 tấn/ha thì lượng phân bón cho 1 cây rút xuống còn 1/2. Song ví dụ nếu năng suất tăng gấp đôi: 60 tấn/ha thì lượng phân bón cho 1 cây cũng được tăng lên tương ứng..

Tưới nước cho quýt hồng:

Tưới nước trồng quýt hồng
Tưới nước trồng quýt hồng

Mùa khô độ ẩm trong đất giảm xuống tới 40% độ ẩm đất bão hòa, thời kỳ hạn nhẹ cũng tới 40 – 50%. Khi đó cần tưới nước cho cây để đạt tới 100% độ ẩm đất bão hòa ít nhất ở phần xung quanh gốc theo chu kỳ 3 – 5 ngày 1 lần tưới thấm hoặc tưới phun mưa, có tác dụng nâng cao năng suất rõ rệt.

Tỉa cành tạo tán cho quýt hồng:

Tạo tán đối với cây trồng bằng cách chiết phải tiến hành từ cuối năm thứ nhất sau trồng, cây trồng bằng ghép phải tiến hành ngay trong vườn ươm.

-Tạo tỉa cành cấp 1: Từ mặt đất phân cành cấp 1 từ 30-60 cm, cắt bỏ các cành dưới. Nếu ghép cây, từ mối ghép đến phân cành từ khoảng 25-30 cm, mỗi cây nên để từ 3-4 cành cấp 1, phân đều các hướng, góc cành cấp 1 so với thân khoảng 45-60 độ.

-Tạo tỉa cành cấp 2: Mỗi cành cấp 1 để 3 cành cấp 2 đầu tiên từ 40-60 cm, góc tạo cành cấp 1 và cấp 2 là 60-80 độ.

-Tỉa thường xuyên: Tỉa các cành già cỗi, sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành khô, tạo điều kiện cho tán cây thông thoáng.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Thường xuyên điều tra, theo dõi mật độ rầy chổng cánh trên vườn cam, đặc biệt là giai đoạn lộc Xuân là thời kỳ rầy có nhiều tiềm năng truyền bệnh vàng lá. Thực hiện phòng trừ rầy bằng thuốc hóa học, ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Sử dụng một số loại thuốc như Trebon 0,15-0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Sherzol 0,1-0,2%, phun 600-800 lít nước thuốc đã pha/ha trừ rầy vào thời kỳ cây phát triển lộc rộ. Đối với cây mới trồng thường xuyên có lá non, nên cần theo dõi kỹ thuật trên vườn quả, tiến hành phòng trừ sớm, hạn chế lây nhiễm bệnh.

Tến sắp đến với muôn nhà, ngoài việc thu lợi nhuận từ việc trồng cây quýt hồng cho vụ xuân thì mỗi nhà cũng có thể tự trồng riêng cho mình 1 chậu cây cảnh quýt hồng đúng không nào? Vừa đẹp, vừa tiết kiệm chi phí lại có ý nghĩa rõ ràng.

Chúc bà con thành công!

Xem thêm: https://agri.vn/choi-tet-doc-dao-voi-cam-canh-bonsai/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây