Bật mí kỹ thuật trồng vú sữa nhiều trái, chín mọng

0
1788
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây vú sữa là loại cây không quá khó trồng, cây mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Đặc biệt, cây còn được dùng để chữa những bệnh tiêu chảy hiệu quả. Dưới đây là kỹ thuật trồng vú sữa đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng.

Cây vú sữa cho nhiều trái và thu nhập cao

Nội dung chính

1. Tiêu Chuẩn Chọn Giống

Nhân giống bằng phương pháp chiếc cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiếc. + Nhân giống bằng phương pháp ghép. Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất iện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất.

2. Thời Vụ và Mật Độ Trồng

Nếu chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm; tuy nhiên trồng vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới. Tùy theo điều kiện vùng cao thấp, và điều kiện mương liếp chúng ta có thể bố trí theo các khỏang cách sau: hàng cách hàng 6m , cây cách cây 8m với mật độ khỏang 200 – 22cây/ha. Các vùng đất cao bố trí khỏang cách 6 m X 6m /cây theo kiểu nanh sấu. với mật độ 250 – 270cây/ha.

3. Làm Đất Và Đào Hố Trồng

Thiết kế vườn: + Vẽ sơ đồ vườn theo mương, liếp để quản lý, chăm sóc, ghi chép nhật ký canh tác.

+ Đào mương, lên liếp: nếu trồng mới trên đất ruộng nên đào mương sâu 1 – 1,5 m, bề mặt liếp rộng 7 – 10 m.

+ Bố trí hệ thống đê bao, cống bọng để tưới – tiêu chủ động.

+ Trồng cây chắn gió: chú ý trồng cây chắn gió vì cây vú sữa dễ bị lật gốc, tét nhánh vì vậy cần phải trồng cây chắn gió; đặc biệt là những vườn ở ven sông lớn.

Hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng gió thường thổi tới. Hàng cây chắn gió còn giúp giữ độ ẩm cho vườn, cây quang hợp tốt (do lượng CO2 ổn định hơn), tránh được đổ ngã khi có gió lớn, cây thụ phấn và đậu quả cũng tốt hơn.

– Chuẩn bị đất để lên mô trồng: chọn đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ, xử lý khoảng 1 – 1,5 kg vôi/mô, phơi 15 – 30 ngày trước khi trồng.

– Chất mô: theo sơ đồ đã thiết kế, đường kính mô từ 0,8 – 1m, cao 0,4 – 0,7m.

  1. Phân Bón Lót

Trộn phân hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh vật đối kháng trong đất khống chế nấm bệnh. Có thể dùng chế phẩm EM để thúc đẩy phân mau hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng. – Bón phân lót: mỗi mô bón 10–15kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở phần trên), 0,3kg super lân, 0,1kg DAP .

  1. Kỹ Thuật Trồng Cây Vú Sữa

Đặt bầu cây thằng đúng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, cắt bỏ võ bầu lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, nét chặt, cắm cọc cố định cây và tưới nước. Sau khi trồng trong giai đọan đầu cần che bóng cho cây hạn chế bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến câytrong thời gian 1 – 2 năm đầu.

Do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. do vậy cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục…để giữ ẫm cho đất . Khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm.

6. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Vú Sữa

Các lọai sâu bệnh hại chính như sau:

– Sâu đục quả.gây hại từ khi quả có đường kính 2cm cho đến lúc chín.

– Sâu ăn Bông: gây hại khi cây ra hoa.

– Sâu đục cành: gây hại trên cành và hại quanh năm nên phải theo dõi à phòng trị, Rệp sáp: Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên các bộ phận của cây.

Các loại bệnh

– Bệnh thán thư gây thối quả: Bệnh gây những đốm đen trên trái sau đó lan dần ra có thể làm thối quả hoặc làm chai thịt quả.

– Bệnh thối quả do thu họach, vận chuyển không đúng kỹ thuật tạo xây xát.

– Bệnh Bồ hóng: Bệnh gây các đám muội đen bám trên lá , thân, quả. Thường bệnh này hay đi kèm theo rệp sáp làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây cũng như chất lượng quả.

Chú ý theo dõi các lọai sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trị kịp thời. Áp dụng triệt để các biện pháp IPM, tỉa bỏ các cành sâu bệnh, cành phía trong tán tạo thông thóang . Có thể dùng các lọai thốc sinh học, thảo mộc để phun cho cây.

  1. Thu Hoạch và Bảo Quản

Đối với vú sữa từ khi đậu quả đến khi thu họach éo dài kỏang 180 – 200ngày tùy theo giốg và mùa vụ. Cần tiến hành thu họach khi trái chín sinh lý trên cây tức là lúc quả phát triển đạt đến hình thái và màu sắc đặc trưng của giống. Khu thu họach nên thu cả cuống, lọai bỏ quả sâu bệnh, quả bị tổn thương, cho vào các thùng và có giấy lót tránh va chạm. Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển.

Những quả vú sữa thơm ngon sau khi thu hoạch
Những quả vú sữa thơm ngon sau khi thu hoạch

Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái. Khi chất trái vào thùng, vào giỏ…nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên chất quá 4-5 lớp /giỏ.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây