Mách Bạn Kỹ Thuật Nuôi Cà Cuống Đạt Sản Lượng Cao

0
3362
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hiện nay, cà cuống được biết đến là món ăn đặc sản rất được ưa chuộng. Số lượng cà cuống ngoài tự nhiên rất ít, không đủ để phục vụ nhu cầu của thị trường nên các nhà hàng sử dụng cà cuống nuôi với giá rất cao. Vì vậy, nếu nắm vững kỹ thuật nuôi cà cuống thì việc làm giàu từ con cà cuống là không khó.

Cà cuống ngày nay được nuôi nhiều để phục vụ cho nhu cầu thị trường
Cà cuống ngày nay được nuôi nhiều để phục vụ cho nhu cầu thị trường 
  1. Nội dung chính

    Bể nuôi

  • Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà có thể sử dụng bể xi măng, bể lót bạt để nuôi cà cuống. Bể nuôi có diện tích 4 – 6 m2, cao 50 cm.
  • Bên trên mặt bể cần phải căng một lớp màn mỏng hoặc lưới có kích thước lỗ lưới 3 – 4mm để cà cuống không bay ra ngoài được.
  • Bể nuôi nên có ít nhất một bộ lọc, để lọc nước và cung cấp oxi.
  • Nguồn nước nuôi cà cuống phải qua hệ thống lọc. Có thể sử dụng nước giếng khoan, ao, hồ hoặc nước mưa. Độ pH nước nuôi phải đảm bảo từ 6 – 7.
  • Bên trong bể nên đóng giàn bằng cây khô có bề mặt nhám để cà cuống có nơi nghỉ ngơi và bám vào săn mồi.
  1. Con giống

  • Chọn những con cà cuống có 6 chân dài, to, khỏe mạnh, không bệnh tật.
  • Nên sử dụng con giống từ các sơ sở nuôi nhân tạo có khả năng thích nghi với môi trường nuôi tốt hơn và giảm tỷ lệ hao hụt.
  • Nếu nuôi cà cuống với mục đích bán thương phẩm, lấy tinh dầu thì bà con nên chọn nuôi con đực. Chỉ nuôi con cái song song với mục đích sinh sản để tự cung cấp giống cho gia đình.
Việc chọn cà cuống giống nên tìm mua ở những nơi uy tín
Việc chọn cà cuống giống nên tìm mua ở những nơi uy tín
  1. Mật độ nuôi

  • Mật độ thả nuôi cà cuống thương phẩm từ 60 – 80 con/m2.
  • Nên thả những con nở cùng ngày nuôi chung một bể nuôi để tiện chăm sóc và tránh hiện tượng cà cuống lớn ăn thịt cà cuống nhỏ.
  1. Cho ăn và chăm sóc

4.1 Cho ăn

  • Cà cuống là loại động vật ăn thịt và rất háu ăn. Thức ăn của cà cuống là: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế, cào cào, châu chấu… Vì vậy trong bể nuôi bà con nên nuôi thêm cá con, tép để làm thức ăn cho cà cuống.
  • Kích thước thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cà cuống. Nên chọn thức ăn có kích thước bằng một nửa đến bằng kích thước cà cuống. Không chọn thức ăn quá lớn hoặc quá nhỏ.
  • Thức ăn cho cà cuống phải tươi sống, không cho ăn đồ ươn, chết.

4.2 Chăm sóc

  • Quản lý tốt lượng thức ăn dư thừa. Tránh để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước nuôi.
  • Mực nước trong bể luôn duy trì ở mức 10 – 15cm. Định kỳ 7 – 10 ngày thay nước 1 lần. Nên thay ¾ lượng nước trong bể.
Người nuôi cà cuống cần chú ý duy trì mực nước trong bể ở mức 10 - 15cm
Người nuôi cà cuống cần chú ý duy trì mực nước trong bể ở mức 10 – 15cm
  1. Thu hoạch và bảo quản

Sau khi thả nuôi từ 55 – 60 ngày có thể tiến hành thu hoạch cà cuống.

Có hai cách bảo quản cà cuống:

  • Cà cuống sống: Cho cà cuống vào túi lưới cùng các nhánh tre để cà cuống bám hoặc cho vào thùng xốp có đục lỗ nhỏ để cà cuống hô hấp. Với cách làm này cà cuống có thể sống 1 – 2 ngày.
  • Cà cuống làm chết: Sau khi sơ chế bọng đái và rửa sạch để ráo nước phải cho ngay vào tủ đá để bảo quản.

Chúng tôi rất mong rằng thông tin về kỹ thuật nuôi cà cuống mì mình chia sẻ sẽ giúp bạn thành công hơn với mô hình nuôi cà cuống của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây