Nuôi cá bống tượng sao cho trúng lớn?

0
4517
Nuôi cá bống tượng sao cho trúng lớn?
Nuôi cá bống tượng sao cho trúng lớn?
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá bống tượng là loài cá nước ngọt có kích thước lớn nhất trong họ cá bống, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ thịt dày, ngon nên được lòng thực khách. Có nhiều cách nuôi cá bống tượng nhưng không phải lúc nào cũng nuôi đâu thắng đó, cần phải nắm vững kỹ thuật cũng như cách chăm sóc để đem lại hiệu quả như mong muốn. Tại bài viết này ta sẽ tìm hiểu 2 cách nuôi cá bống tượng phổ biến là nuôi trong ao và nuôi trong bồn.

Nội dung chính

Đặc điểm nhận dạng cá bống tượng

Đặc điểm nhận dạng cá bống tượng
Đặc điểm nhận dạng cá bống tượng

Là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt với thân hình thoi tròn, đầu lớn hơn thân, thân có màu đen vằn nâu, lưng hơi xám. Cá bống tượng có mang phồng to, vây xòe.

Để phân biệt được cá bống tượng với các loài cá khác, hãy chú ý đuôi hình chữ V của bống tượng. Bống tượng đạt trọng lượng trung bình từ 50 – 100g. Bởi tập tính ăn động vật nên cá bống tượng có hàm răng sắc nhọn.

Cá bống tượng thường sống ở sông ngòi, các đầm, hồ, các hang hốc… Bống tượng thường đi theo cặp, ban ngày thì vùi mình xuống bùn hoặc hang hốc đến ban đêm mới kiếm ăn. Khi gặp nguy hiểm bống tượng có thể chui xuống bùn sâu 1m và sống hàng chục giờ.

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng

Bí kíp chọn giống cá bống tượng

Chọn được cá tốt là yếu tố quan trọng để quyết định năng suất. Đối với bống tượng, nên chọn những con có kích thước đồng đều, khỏe mạnh, trọng lượng thích hợp nhất từ 50 – 100g.

Chọn những con có đuôi xoè, tia vây vẫn còn nguyên và xòe hết cỡ, có nhiều nhớt, mang phùng to, không bị trầy xước, màu lưng hơi xám, da bóng. Chọn cá không có những dấu hiệu bất thường như bị đỏ ở bụng, bơi lờ đờ…

Chọn mua cá giống ở những nơi uy tín và đảm bảo. Hiện nay ngoài con giống tự nhiên người ta đã nhân tạo thành công giống cá bống tượng nhân tạo, hai giống cá đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng:

Bí kíp chọn giống cá bống tượng
Bí kíp chọn giống cá bống tượng

Địa điểm nuôi

Người chăn nuôi cần chọn địa điểm có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, có thể chủ động được nguồn nước thì càng tốt. Đặc biệt không nuôi gần các nhà máy công nghiệp hạn chế các chất thải hóa chất độc hại. Nuôi trên đất không bị nhiễm phèn, xa khu dân cư nhưng tiện đi lại quản lý và chăm sóc.

Nguồn nước có độ pH = 6,5 đến 7,5, nhiệt độ từ 28 – 30°C, lượng oxy hòa tan trên 4 mg/lít.

Nuôi cá bống tượng trong ao

Chuẩn bị ao nuôi như thế nào?

Thiết kế ao nuôi

Diện tích ao: 200 – 500 m2 là lý tưởng nhất. Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 0,5m tránh ngập. Ao phải có hệ thống cấp nước và thoát nước, đường kính cống 20 – 30cm. Bịt lưới ở đầu cống tránh cá ra ngoài và địch hại vào ao. Bờ ao phải được xây dựng chắc chắn, đáy ao phẳng và có độ dốc nhất định về phía trước.

Lớp bùn đáy ao: 20cm để cá có thể trú ẩn.

Xử lý, cải tạo ao

Trước khi nuôi cá cần xử lý ao nuôi bằng cách tát cạn nước vét bùn đáy ao, lấp các lỗ mọi sau đó phơi khô, bón 7 – 10kg vôi/100m2. Có thể gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên bằng cách sử dụng bột đậu nành khoảng 1kg/100m2 và DAP 1kg/100m2 hoặc bón phân vô cơ, phân hữu cơ để gây màu nước an toàn.

Dọn sạch cây cỏ, rác, bắt hết cá tạp và địch hại gây bất lợi cho việc nuôi cá bống tượng. Sau khi xử lý xong ta cho nước vào ao, 3 – 4 ngày sau nước chuyển sang màu xanh chuối tức đã đạt tiêu chuẩn.

Mật độ nuôi

Mật độ nuôi cá bống tượng tùy vào nước trong ao:

Nếu ao nước không lưu thông: 2-3 con/m2.
Nếu ao nước lưu thông: 4-5 con/m2.
Nếu ao nước lưu thông liên tục: 8-10 con/m2.

Thả cá

Trước khi thả cá cần ngâm cá trong nước muối 2% để tiêu diệt mầm bệnh. Nếu vận chuyển cá trong bọc nilon phải ngâm bọc nilon trong ao nước 10 – 15 phút để cá thích nghi với môi trường mới, và để độ pH trong ao và trong bọc cân bằng cho cá không bị sốc.

Thời điểm thả cá bống tượng lý tưởng nhất là sáng sớm hoặc chiều mát. Có thể cẩn thận hơn bằng cách khoanh lưới cá vào một góc ao, cho ăn và chăm sóc sau vài ngày chọn lọc giữ lại con khỏe mạnh, bỏ những con yếu.

Thức ăn cho cá

Thức ăn chủ yếu: cá con, tôm, tép, ốc, cua, trùn quế. Cho ăn tối thiểu 2 lần sáng và tối, cá càng lớn càng cho ăn ít. Chú ý lượng thức ăn hằng ngày bằng 5 – 7% tổng trọng lượng cá bống tượng trong ao.

Tháng đầu tiên nên cho ăn thức ăn nghiền với bột gạo cho dễ ăn, sau đó khi cá đã quen có thể cho ăn thức ăn như bình thường, phải băm nhỏ thức ăn cho vừa miệng cá. Bổ sung thêm vitamin C và Premix cho cá để tăng sức đề kháng. Cho cá ăn từ từ và không ăn quá nhiều. Ăn xong phải dọn dẹp ao ngay nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.

Thức ăn cho cá bống tượng phải là thức ăn còn tươi. Để dễ kiểm soát lượng thức ăn người nuôi nên cho thức ăn vào sàn và bố trí nhiều nơi trong ao, có buộc dây để dễ dàng di chuyển, khi cần cho ăn thì thả dây xuống.

Quản lý, chăm sóc

Thường xuyển kiểm tra sức khỏe của cá. Kiểm tra bờ ao, dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra và sửa chữa cống rãnh. Tiêu diệt mầm bệnh cho cá bống tượng bằng cách cứ 10 ngày dùng vôi hòa với nước tạt khắp ao. Khi thấy cá có dấu hiệu bất thường cần kiểm tra và điều trị ngay.

Thu hoạch

Nuôi cá bống tượng trong ao
Nuôi bống tượng trong ao

Sau 7 – 8 tháng cá đạt kích cỡ tiêu chuẩn là có thể thu hoạch được. Có thể thu hoạch bằng 2 cách là thu tỉa hoặc thu toàn bộ.

Nuôi cá bống tượng trong bồn

Thiết kế bồn nuôi

Diện tích từ 100m2 trở lên, bồn có hình chữ nhật hoặc hình tròn, vật liệu thường dùng là gạch. Bồn có độ sâu 1,5 m bên trong tráng xi măng, thiết kế gờ trên thành bồn khoảng 10cm để cá khỏi bơi mất.

Chia bồn thành 3 – 4 bồn nhỏ để dễ dàng quản lý chăm sóc cá. Bồn thiết kế có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt như khi nuôi trong ao. Bồn có độ dốc nhất định nghiêng về phía cống thoát nước. Cống thoát bố trí thêm ống tre, ống nhựa để làm chỗ ẩn náu cho cá.

Nếu vị trí không thuận lợi thì nên bố trí mái che bồn cho cá tránh nắng và gió.

Cách cấp thoát nước cho bồn nuôi cá bống tượng

Chuẩn bị ống nhựa đục nhiều lỗ hướng xuống mặt bồn, cấp nước bằng hình thức phun mưa, pha thêm ít muối để tiêu diệt và phóng tránh các bệnh cho cá.

Cách thay nước trong bồn là dồn cặn bẩn về cống thoát, để lắng vài giờ rồi xả bộng đổ vào bể nuôi cá mồi. Mỗi lần xả chỉ xả 30% lượng nước trong bồn. Thay nước định kỳ tùy theo điều kiện.

Mật độ thả nuôi

Nuôi cá bống tượng trong bồn có mật độ khác với nuôi trong ao. Trên 1m2 chỉ thả 15 – 20 con. Mật độ thả tùy vào kích thước của cá, nếu cá 4 – 5cm thì thả 40 con/m2, 10 – 12cm thì chỉ thả 20con/m2.

Thức ăn cho cá

Thức ăn vẫn là trùn chỉ, cá con, tép sống… Thiết kế thêm bồn nuôi cá mồi để cung cấp thức ăn bổ sung cho cá bống tượng. Bồn nuôi cá mồi có thể làm bằng nilon, diện tích bằng 10% diện tích nuôi cá bống tượng, thiết kế bồi sao cho hứng chất thải của cá bống tượng.

Có thể cho cá bống tượng ăn thức ăn chế biến có lượng đạm cao, cho cá ăn 2 lần như nuôi trong ao, thức ăn được cắt nhỏ cho vừa miệng cá, định kỳ bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.

Lượng thức ăn phù thuộc vào kích cỡ của cá, cá nhỏ thì ăn 10% trọng lượng thân cá, cá lớn giảm xuống còn 3 – 4%. Chuẩn bị thêm các sàn thức ăn để dễ dàng theo dõi quá trình ăn của cá để tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp.

Thu hoạch

Nuôi cá bống tượng trong bồn
Nuôi cá bống tượng trong bồn

Thả cả giống 3 – 4cm thì sau 3 tháng cá đạt trọng lượng 50 – 70gr, ta tiến hành chọn lọc phân cỡ rồi thả vào các ngăn.

Thả giống 10 – 12cm thì sau 10 tháng cá đạt trọng lượng 400gr.

Thả giống 100gr/con sau 7 tháng cá đạt trọng lượng 400gr. Người nuôi tùy theo nhu cầu cần cá giống hay cá thương phẩm để thu hoạch khi đạt trọng lượng tiêu chuẩn.

Vấn đề khi nuôi cá bống tượng

Đó là rất khó kiếm thức ăn trong 3 tháng đầu nuôi cá, nay đã có giải pháp, đó là nuôi cá đầu bạc làm mồi. Cá đầu bạc dễ kiếm vì sống trong tự nhiên, sống tập trung từng đàn, đẻ nhanh.

Đây là thức ăn khoái khẩu của cá bống tượng, nếu cho ăn cá bạc đầu thì bống tượng sẽ đạt trọng lượng 100gr sau 3 tháng. Chính vì vậy thay vì tìm các loại thức ăn như trùn, tép xay…chi phí cao nhưng không mấy hiệu quả, người nuôi đã có biện pháp cải thiện hơn là nuôi cá bạc đầu làm mồi vừa tiết kiệm mà nuôi cá cũng rất hiệu quả.

Nuôi cá bống tượng bằng hình thức nào tốt hơn?

Nếu nói về ưu điểm thì nuôi cá bống tượng trong bồn đem lại nhiều hiệu quả hơn. Trên cùng 1 diện tích, tuy chi phí đầu tư cao nhưng nuôi trong bồn đem lại năng suất cao hơn. Nuôi trong bồn còn giúp người chăn nuôi dễ bề quản lý và chăm sóc, không phụ thuộc vào thời tiết, dễ phát hiện mầm bệnh.

Nuôi cá bống tượng trong bồn còn ngăn chặn được thẩm thấu các vật chất hữu cơ vào trong đất, thải ít nước nên hạn chế ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó cũng tốn ít công chăm sóc hơn. Chính vì vậy nuôi cá bống tượng trong bồn là phương pháp được nuôi nhiều và cũng được khuyến khích để bà con nuôi.

Hiệu quả khi nuôi cá bống tượng

nuôi cá bống tượng
Hiệu quả khi nuôi cá bống tượng

Cá bống tượng là loài cá đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người đã ổn định kinh tế nhờ nuôi cá bống tượng. Nuôi cá bống tượng không chỉ buôn bán trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Nhiều vùng khá hơn nhờ mô hình nuôi cá bống tượng, điển hình là huyện Phước Long, Bạc Liêu. Đó là ông Trần Thanh Phương bắt đầu công cuộc nuôi cá bống tượng từ rất lâu và thu được lãi cao, thu 1 ao ông lãi được 40 triệu đồng đã trừ chi phí khác.

Tuy nhiên nuôi cá bống tượng cũng có nhiều khó khăn, nếu không nắm vững được kỹ thuật thì dễ hao hụt trong những tháng đầu. Không những vậy có những lúc trên thị trường cá bống tượng bị rớt giá trầm trọng, giá cả biến động liên tục, tuy nhiên gần đây giá cá bống tượng đã lên trở lại, nhiều người lãi cao.

Xem thêm: Nuôi cá rô phi biến hệ thống lọc nước cho ao nuôi tôm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây