Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio
Cá chim nước ngọt là một trong những loài cá nước ngọt dễ nuôi và vô cùng được săn đón, chúng đa dạng về chủng loại với cá chim trắng là nổi tiếng nhất. Vậy có lẽ một giáo trình từ A đến Z về cách nuôi cá chim nước ngọt trong ao mang lại giá trị thương phẩm cao và năng suất lớn có lẽ là thứ bà con cần nhất ngay lúc này phải không ạ?
Cùng tôi đi khám phá nhé.
Nội dung chính
Sơ yếu lý lịch của cá chim nước ngọt
Đôi lời về cá chim nước ngọt
Cá chim nước ngọt là một loài cá thuộc họ cá chép, có lẽ vì thế loài cá này cũng lọt top là một trong những loài cá nước ngọt dễ nuôi nhất.
Cá chim nước ngọt bắt nguồn từ sông Amazon ở Nam Mỹ, sau đó du nhập dần vào Châu Á từ khoảng 1985, dần dần được nghiên cứu sinh sản nhân tạo và đưa vào nuôi trồng thành công.
Việt Nam lần đầu đón chào sự có mặt của cá chim nước ngọt vào năm 1999, được nuôi rộng rãi ở các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Nước ta cũng đã xuất sắc hoàn thành các công trình nghiên cứu nâng cao năng suất, khả năng phát triển của loài này, đem lại nhiều lợi nhuận, thu nhập cho bà con chăn nuôi.
Ngoại hình của cá chim nước ngọt
Cá chim nước ngọt trông khá giống với cá chim biển.
Cá có dạng thân hơi dẹt và cao, chiều cao xấp xỉ chiều dài, chỉ thua kém chiều dài khoảng 2 lần.
Đầu cá thuôn theo dáng thân hình bầu dục nên bị thu nhỏ dần, hình thành kích thước đầu khá nhỏ so với thân.
Cá có màu da xám hoặc xanh có ánh bạc trên thân.
Các vây của cá phát triển khá ổn, các vây ngực, vây bụng và vây đuôi đều pha màu đỏ sậm khá nổi bật.
Vây lưng nhô cao, màu xám đục ánh xanh nhẹ.
Cá có đặc trưng lối sống của loài cá chép nói chung là sinh sống ở tầng giữa nước trở xuống đáy, thường sinh hoạt, sinh trưởng theo bầy nên có thể nuôi với mật độ khá cao.
Đặc điểm sinh trưởng
Cá chim nước ngọt vốn bắt nguồn từ sông Amazon nên là một loài cá nhiệt đới, không chịu được lạnh.
Nhiệt độ trung bình cho có nên từ khoảng 25 – 32 độ C, đây là điều kiện để cá có thể sinh trưởng tốt.
Nhưng ít nhất cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt một chút đối với chúng ở mức dưới 20 độ C, nhưng chỉ nằm trong giới hạn.
Nếu nhiệt độ trong môi trường nước ở mức 12 độ C, cá dần đánh mất tri giác, bơi lội không thăng bằng, phản ứng chậm và lờ đờ.
Hơn nữa từ khoảng dưới 20 độ C thì cá dễ bị bệnh và bị vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công, ví dụ như trùng quả dưa, trùng amip,…
Và nếu nhiệt độ còn giảm xuống đến mức giới hạn là 10 độ C, khả năng cá chết là hơn 99%.
Tuy không chịu được lạnh nhưng điều kiện sinh trưởng cũng như thích nghi của cá chim nước ngọt khá ổn, dễ nuôi và dễ chiều.
Cá sinh sống ở môi trường nước ngọt và chịu được những vùng nước thậm chí có mức oxi hòa tan dưới 2mg/lít.
Bởi vì trung bình những loài cá khác, kể cả là cá chép, cũng cần mức oxi hòa tan là 3mg/ lít trở lên.
Mức pH giới hạn trong nước cũng khá rộng, dao động từ 5 – 10, rộng hơn hẳn so với mức 6,5 – 8 của các loài khác.
Cá cũng có thể chịu được nồng độ NH3 cao hơn 2mg/lít.
Nuôi cá chim nước ngọt trong ao thì nếu cho ăn đủ, cá lớn rất nhanh, giá trị thương phẩm mang lại cao.
Hơn nữa, rất dễ đánh bắt cá khi thu hoạch, tiết kiệm thời gian nhiều vì gần 95% cá có thể được vớt lên ngay trong mẻ lưới mở đầu.
Thói quen ăn uống của cá chim nước ngọt
Cá chim nước ngọt là một loài ăn tạp, nguồn thức ăn của chúng phong phú và cũng rất đa dạng.
Cá có thể ăn từ các loại thực vật trên cạn nên bà con có thể cho chúng ăn rau củ canh tác, hơn nữa cá cũng ăn được thực vật mọc tự nhiên dưới nước.
Thậm chí nếu người chăn nuôi nuôi kết hợp với gà, ngan,… thì có thể tận dụng các loại thức ăn như vỏ hoa quả, hạt các loại, mũn đất hữu cơ,… để bón ăn cho cả cá và gà,…
Cá cũng có thể ăn các loài động vật như nhộng, tôm, cá nhỏ tạp, ốc, hến, thịt thừa,…
Thức ăn của cá chim nước ngọt cũng được phân ra theo từng giai đoạn.
Khi cá còn đang là cá bột và cỡ cá hương, cá ăn sinh vật phù du là chủ yếu, có thể bổ sung mùn đất hữu cơ.
Khi cá lớn và gần tới giai đoạn sinh sản, cá chủ yếu ăn cá tạp, tôm tép, rau, bèo, tảo, tinh bột như cám, gạo,… và cả các phổ thức ăn khác.
Cá vẫn có thể ăn mùn đất hữu cơ.
Cá chim còn có một đặc điểm là hàm răng sắc nhọn, kích thước không lớn nhưng xếp đều và rất sắc.
Nhưng cá thật ra rất hiền lành, dễ đánh bắt.
Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý đó là nếu áp dụng cách nuôi ghép cá chim nước ngọt thì phải lưu ý vấn đề về kích thước và thức ăn, cá chim là loài ăn tạp nên nếu bị đói mà không đủ thức ăn, chúng sẽ ăn thức ăn của cá khác hoặc ăn cá bé hơn.
Tốc độ sinh trưởng đáng nể
Cá chim nước ngọt sinh trưởng cực nhanh, nằm hàng top trong các loài cá nước ngọt.
Cá chim nuôi trong bốn tháng hơn có thể đạt kích thước gần 15cm, nặng xấp xỉ 0,1kg nếu nuôi từ cá kích cỡ cá bột.
Còn nếu nuôi từ cá giống dài hơn 5cm thì cùng một khoảng thời gian trên cá sẽ đạt khoảng 0,3kg.
Nuôi tiếp tục trong một năm thì kích cỡ trung bình của cá chim nước ngọt nằm vào khoảng 0,8 – 1,2kg/con.
Nếu nhiệt độ nước luôn được đảm bảo ổn định thì sau khi nuôi được khoảng một năm rưỡi, cá chim nước ngọt sẽ bước vào giai đoạn thành thục, trọng lượng lúc này rơi vào khoảng 2kg.
Cá thường đẻ trứng vào mùa xuân đến đầu mùa hạ, lúc này khả năng sinh sản rất cao nên số lượng trứng lớn, số lượng cụ thể thì còn tùy vì nó tỉ lệ với độ tuổi, kích thước của cá.
Lượng trứng trung bình của một con cá cái trong một lần đẻ là 6000 trứng/kg cá.
Cá nếu được nuôi dài lâu khoảng 2 – 5 năm thì cá sẽ đạt trọng lượng hơn 2,2kg và có thể nặng tới 5kg.
Nuôi cá chim nước ngọt trong ao
Chuẩn bị ao nuôi cá
Ao nuôi cá thích hợp nên có diện tích trung bình khoảng 500 – 1000m2 vì đây là kích cỡ đảm bảo sự rộng rãi, thoáng mát nhưng không khó quản lý.
Nước đổ vào trong ao phải từ 1,2m trở lên, cũng không được vượt quá 1,5m.
Bờ đắp ao thì đất nên là đất thịt, đảm bảo dinh dưỡng đất mà cũng đủ độ chắc chắn, đắp ao sao cho bền, không rò rỉ hay úng nước.
Hai hệ thống ống cấp nước và thoát nước phải riêng biệt để đảm bảo cơ sở đối phó khi nước dâng hoặc lũ lụt.
Chủ động về nguồn cấp nước, nước đảm bảo không bị ô nhiễm, tránh xa những nơi có nhiều dân sinh sống, có nhiều hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Hệ thống vận chuyển và cung cấp thiết bị đảm bảo đầy đủ.
Ao xây tránh được hướng gió mùa đông bắc vì đây là gió rét và có hại cho cá.
Nên cải tạo ao đã nuôi quá nhiều mùa vụ cá như dọn sạch bờ ao, diệt cỏ dại, bụi rậm; đắp kín các hang hốc, tu sửa hệ thống ống, cống,… nếu có hư hại.
Sau đó thì mới vét cạn ao.
Còn nếu là ao mới thì chỉ cần tát cạn nước, nạo đáy và bón vôi.
Nên để lại một lớp bùn dưới đáy dày 10 – 15cm, sau đó bón vôi diệt tạp, sát khuẩn.
Liệu lượng vôi nằm trong mức 7 – 10kg/m2, có thể tự điều chỉnh tùy theo độ pH và kích thước ao.
Vôi sau khi rải đều dưới đáy ao thì mượn thời tiết có nắng thuận lợi để phơi ao, phơi đến khi có những vết nứt nhỏ kéo dài là được.
Sau đó dùng hệ thống lọc và sục khí bơm nước vào ao khoảng 0,5cm thì dừng, dùng phân chuồng để tạo màu cho nước.
Tốt nhất là nuôi kết hợp với gà rồi dùng phân ủ hoại của gà hoặc phân xanh với khối lượng 35 – 40kg/m2 và bổ sung đạm trên cùng một diện tích khoảng dưới 0,5kg.
Bón phân khoảng 3 – 5 ngày đến khi nước đạt màu tàu chuối non và có nhiều sinh vật phù du phát triển thì đổ nước đến mức quy chuẩn rồi thả cá vào.
Chọn và thả cá giống
Cá giống được chọn thì nên bơi lội khỏe, đồng đều kích cỡ và màu sắc, màu da và độ bóng đạt chuẩn, không xây xát hay bệnh tật.
Cá giống mới đẻ có kích cỡ khoảng 1 – 2cm, mật độ thả cá nên là 25 – 40 con trên một mét vuông.
Hoặc thả cá bột có kích thước 5 – 6cm, nặng dưới 20g/con,
Có thể áp dụng hình thức nuôi ghép với các loài cá khác để tận dụng khả năng làm giàu nguồn nước.
Nếu nuôi ghép lấy cá chim làm đối tượng chính thì số lượng cá chiếm 70%, mật độ 2 – 3 con trên một mét vuông.
Cá trước khi được thả phải được tắm sát khuẩn với dung dịch nước muối hoặc malachite nồng độ 0,5%.
Nên thả cá vào thời gian mát mẻ như sáng sớm hoặc chiều muộn trong ngày.
Cho cá ăn như thế nào
Có thể cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với lượng đạm 30 – 35%, còn nếu cho cá ăn kết hợp với rau, bèo,… thì thức ăn chỉ cần đảm bảo lượng đạm từ 18 – 25%.
Thức ăn loại nào cũng nên ở dạng bột hoặc vo viên, chỉ có rau, vỏ,… là chỉ cần rửa sạch.
Thức ăn ở giai đoạn đầu chiếm 3 – 4% trọng lượng cá, khi cá được hơn 5 tháng tuổi thì chỉ còn 2 – 3% và khi cá vào giai đoạn sinh sản thì chỉ còn 2%.
Mỗi ngày cho ăn hai lần hai buổi sáng và tối, nên đảm bảo giờ giấc và địa điểm chính xác để cá hình thành phản xạ kiếm ăn.
Chăm sóc cá đúng cách
Định kỳ dùng các loại phân chuồng ủ hoại với khối lượng 7kg trên 100 mét vuông để rải xung quanh ao.
Hoặc dùng vôi hòa tan nồng độ 0,2% té ra ao hai tuần một lần. Cũng có thể dùng chlorine nồng độ 0,01% hòa tan để té ra ao một tuần một lần, nên làm vào buổi sáng.
Những thao tác trên là để phòng bệnh cho cá.
Theo dõi, quan sát thường xuyên để điều chỉnh điều kiện nước trong ao, hoặc lượng thức ăn, cũng như quan sát, bảo vệ cá.
Thu hoạch cá thôi
Cá giống thì chỉ cần đạt 6 – 7 cm thì chuyển qua nuôi làm cá thịt.
Cá thịt nuôi gần một năm đạt gần 1kg thì đã có thể thu hoạch.
Trước khi thu hoạch và vận chuyển thì ngừng cho cá ăn trước một ngày.
Nên tiến hành vớt cá vào buổi sáng, đầu tiên thu khoảng 2/3 ao cá, rồi rút bớt nước và thu hết cá.
Cảm ơn bà con đã đọc hết bài viết này, nếu muốn cùng thảo luận điều gì, hãy để lại đôi lời nhé. Chúc bà con may mắn.
Xem thêm: Bật mí cách nuôi cá trắm cỏ thu lợi nhuận cả 100 triệu