Tận dụng ao để nuôi cá basa, loài cá xuất khẩu số 1 Việt Nam

0
1719
Cá basa với nguồn chất dinh dưỡng quý giá, là loài cá chủ lực xuất khẩu
Cá basa với nguồn chất dinh dưỡng quý giá, là loài cá chủ lực xuất khẩu
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá basa đã vang danh từ lâu, là là loại cá nước ngọt xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn thu lợi nhuận lớn. Đặc biệt đối với những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu, cá basa cũng rất được ưa chuộng. Đối với bà con muốn phát triển mô hình này, không phải là không có cách. Nuôi cá basa thực chất cần nắm rõ những kỹ thuật này, để phát triển mô hình nuôi cá trong ao.

Cá basa

Nội dung chính

Thiết kế ao nuôi cá basa

Lựa chọn vị trí

Vị trí thích hợp để nuôi cá basa là ao gần sông và kênh mương lớn để tiện cho việc lấy nước. Tuy nhiên, cần chú ý mực nước sông phải ít thay đổi và có độ sâu tối thiểu 1 mét rưỡi. Cần đảm bảo nguồn nước đó không bị nhiễm phèn, hay bị ô nhiễm bởi các chất thải từ các nhà máy, khu dân cư và các chất độc hại khác. Xây dựng ao nuôi ở gần nguồn cung cấp thức ăn dành cho cá basa, để dễ dàng “vỗ béo” và nhanh chóng thu hoạch.

Yêu cầu kỹ thuật về ao

Cá basa
Ao nuôi cá basa cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật gì?

Diện tích ao thích hợp khoảng trên 500 mét vuông với mực nước có độ sâu từ 2 đến 3m. Bờ ao xây dựng chắc chắn và có cống nhằm giúp việc thoát nước dễ dàng.

 

Nước có nhiệt độ từ 26 đến 30 độ; Độ pH thích hợp từ 7 đến 8; Hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/lít.
Trước khi tiến hành nuôi cá basa, nên tiến hành vệ sinh ao: vét bớt bùn, tát cạn nước, dọn dẹp cỏ và bắt sạch các loại cá tạp. Tiếp đó rải vôi ở bờ và đáy ao để khử độc cũng như điều chỉnh độ pH thích hợp. Phơi ao trong vòng 2-3 ngày rồi tiến hành công đoạn cuối là bơm nước vào.

Chọn cá giống basa nuôi trong ao

Cá basa
Yêu cầu về chọn giống cá basa

Chọn cá giống là khâu cực kì quan trọng nên bà con cần lưu ý thật kỹ về phương pháp chọn con giống. Con giống phải là những con khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị bệnh tật hay xây xát. Nên chọn lứa cá giống có kích cỡ đều nhau để đảm bảo tăng trưởng không đồng đều. Mật độ thả cá thích hợp từ 15-20 con/m2.

Trước khi tiến hành thả cá basa vào ao, cần cho cá vào bể nước muối 2% tầm 5-6 phút để khử trùng.

Quản lý, chăm sóc đàn cá basa

Quản lý ao nuôi cá basa

Cần giành thời gian quan sát, kiểm tra ao để kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng bất thường như bờ ao bị sạt lở, cống bọng bị rò rỉ hay hư hỏng….

Quản lý chất hóa học

Thường xuyên cập nhật về thuốc và hóa chất sử dụng trong ngành thủy sản để tránh không dùng thuốc và hóa chất cấm. Đọc hướng dẫn trên sản phẩm thuốc, hóa chất để sử dụng một cách hợp lý về liều dùng, nơi bảo quản, hạn sử dụng.

Quản lý chất thải và môi trường

Đây là việc cực kì quan trọng và không thể thiếu trong kĩ thuật nuôi cá basa trong ao. Cần phải thay nước mới hàng ngày, để cá có môi trường sống sạch, tránh bị bệnh. Không thả các loại chất thải xuống ao nuôi cá. Nước thải ra từ ao nuôi cá basa phải được xử lý khoa học trước khi thải ra sông để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Quản lý dịch bệnh

Cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiện hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường. Lúc đó, nhanh chóng xác định nguyên nhân, tìm hiểu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời là việc làm cấp thiết.

Cá basa

Phòng bệnh cho cá bằng cách đảm bảo vệ sinh môi trường sống. Khử trùng nước ao bằng vôi bột hòa với nước và rải đều khắp ao với liều lượng 1,5 đến 2kg/100m3 nước ao. Các loại chế phẩm vi sinh hoặc formol cũng là biện pháp khá hiệu quả để xử lý và khử trùng nước ao nuôi.

Hành trình nuôi cá basa để đem lại thành quả cuối cùng là nguồn lợi nhuận khổng lồ không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu biết nắm bắt những kỹ thuật cơ bản thì việc phát triển mô hình này sẽ “thuận buồm xuôi gió” và đáp ứng được nguyện vọng của bà con. Hy vọng rằng, bài viết trên đây của agri sẽ thực sự bổ ích với bạn.

Xem thêm: Thu bạc tỉ nhờ mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây