Tham Khảo Qua Vai Trò Của Kali Đối Với Cây Trồng

0
1825
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Vai trò của Kali đối với cây trồng là gì? Phân kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Nếu như vai trò của kali đối với cây trồng vẫn là điều làm bà con trăn trở, đừng vội bỏ qua bài với dưới đây của Agri.vn nhé!

  1. Nội dung chính

    Vai trò củ phân Kali đối với cây trồng

– Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản

– Điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý, hóa keo của tế bào

– Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein làm năng suất cây cao hơn,

Phân Kali có vai trò quan trọng với cây trồng vì chúng giúp chuyển hoá năng lượng
Phân Kali có vai trò quan trọng với cây trồng vì chúng giúp chuyển hoá năng lượng  

– Tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây

– Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng

– Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm, nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein

– Giúp cây giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.

– Tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào

– Tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh

– Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn , úng, sâu bệnh

– Vai trò Ka đối với từng loại cây

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: K giúp tăng nang suất và khả năng chống chịu sâu bệnh

+ Rau ăn lá: K là tăng chất lượng rau quả, giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat

+ Cây ăn quả: K làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn, làm tăng khả năng bảo quản nông sản

  1. Tình trạng cây khi thừa hoặc thiếu Kali

  • Thiếu Kali

– Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ

– Làm dư thừa đạm: làm cây trồng dễ mắc các nấm gây hại, gây ngộ độc cho cây

– Đối với cây lấy hạt làm tăng tỉ lệ hạt lép, cây ăn quả cho trái nhỏ, quả dễ bị nứt, vỏ dà

– Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống

– Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã

Biểu hiện thiếu Kali

+ Lá cây già trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt đầ từ mép lá và lan rộng ra toàn bộ lá, sau đó lá bị khô cháy.

Cây bị thiếu Kali màu lá sẽ dần chuyển sang vàng
Cây bị thiếu Kali màu lá sẽ dần chuyển sang vàng

+ Các quá trình sinh hóa, trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại

+ Làm giảm năng suất quang hợp, ảnh hưởng đến chấ lượng mùa màng

  • Thừa Kali

– Dư thừa Kali gây ra tình trạng đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat…

– Dư thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng

– Làm cây xanh teo rễ.

Cây bị thừa phân Kali dễ dẫn đến tình trạng teo rễ
Cây bị thừa phân Kali dễ dẫn đến tình trạng teo rễ
  1. Cách bón phân Kali để đạt hiệu quả

Phụ thuộc vào các yếu tố: giống, thời kỳ sinh trưởng, cấu trúc đất, cường độ canh tác, lượng K, đặc tính hút K/ ngày của cây trồng:

3.1. Tùy vào loại đất

– Loại đất ít chua hoặc không chu: bón Kali dễ làm cho đất bị chua hóa

– Loại đất chua: cần bón vôi khử chua trước khi bón Kali

– Đất thịt nhẹ và cát pha cần bón đủ hoặc hơn một chút so với nhu cầu cần Kali của cây trồng

– Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng thì cần ít Kali

– Đất có tỷ lệ sét cao hoặc đất để ải cách vụ thì cần ít Kali

3.2. Giống cây trồng

+ Cây lấy củ và quả cần nhiều Kali

+ Nhóm 1: Rất mẫn cảm với Clo (Cl) như thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho…bón phân Kali không có Clo.

+ Nhóm 2: Mẫn cảm với Clo như cây họ đậu, khoai tây thích hợp với nồng độ Kali cao

+ Nhóm 3: Cây lấy sợi: bông, đay, lanh, dưa chuột…có thể bón lượng Kali cao

+ Nhóm 4: Cây lấy hạt và đồng cỏ: thích hợp với phân Kali (40% K2O)- nồng độ Kali ở mức trung bình

+ Nhóm 5: Cây lấy củ: củ cải đường, củ cải…bón phân Kali có chứa 1 chút nitrat

3.3. Thời kỳ sinh trưởng

Nhu cầu Kali cần trong suốt mùa vụ nhưng tăng cao vào thời kỳ tăng trưởng và ra hoa, kết quả

3.4. Các yếu tố khác

– Kali có mối quan hệ mật thiết với đạm nên khi bón tăng đạm thì cần bón tăng Kali

– Muốn tăng hiệu quả khi sử dụng Kali thì cần tăng các vi chất P, S, Zn.

Vụ mùa cây bắt đầu ra hoa kết quả là lúc nhu cầu phân Kali cao
Vụ mùa cây bắt đầu ra hoa kết quả là lúc nhu cầu phân Kali cao

Những lưu ý khi bón phân Kali

– Bón Kali chia ra làm nhiều lần để hạn chế bị rửa trôi. Bón trong suốt mùa vụ: không nên tập trung bón 1 lần vào lúc mới gieo trồng hoặc chỉ bón vào giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, kết quả

– Phân Kali có thể dùng để bón lót bằng cách trộn và đất. Hoặc bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào thời gian cây ra hoa, kết quả, tạo củ.

– Bón Kali nên kết hợp với các loại phân bón khác.

Qua nội dung bài viết này, Agri.vn hy vọng đã giúp bà con hiểu rõ hơn vai trò của kali với cây trồng. Bà con có thể theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức khác về nông nghiệp. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây