Trồng Nấm Đùi Gà Cần Đảm Bảo Những Gì?

0
1405
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trồng nấm đùi gà đạt năng suất, chất lượng tốt sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người làm nông. Hiện nay một số cơ sở trồng nấm ở nước ta đã bắt đầu trồng loại nấm mới này đưa lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, cung cấp thêm cho xã hội một sản phẩm mới có giá trị. Nấm có thể mọc chùm hoặc mọc đơn, có màu trắng, cuống nấm hình đùi gà dài từ 4-10cm, đường kính mũ nấm từ 3-6cm. Năng suất nấm sò đùi gà đạt khoảng 30-35 kg nấm tươi/100 kg nguyên liệu khô, khả năng xuất khẩu rất tốt. Để tìm hiểu thêm về kỹ thuật trồng loại nấm này, bà con đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

  1. Nội dung chính

    Xử lý nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, đóng túi, khử trùng

    Đối với nguyên liệu mùn cưa nên chọn mùn cưa cây gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, tốt nhất nên dùng mùn cưa cây cao su, bồ đề. Ngoài ra còn có các nguyên liệu bổ sung như: cám bắp, cám gạo, bột nhẹ (CaCO3), MgSO4. Nước vôi 1% (10 lít nước 100g vôi bột).

Nguyên liệu trước khi trồng nấm đùi gà cần được chuẩn bị kỹ lưỡng
Nguyên liệu trước khi trồng nấm đùi gà cần được chuẩn bị kỹ lưỡng 

+ Mùn cưa: mùn cưa được sàng để loại các khối gỗ lớn và tạp chất. Mùn cưa khô được trộn với nước vôi 1% để có độ ẩm nguyên liệu 60-65% ủ trong 24 giờ.

+ Bã mía: bã mía khô được trộn với nước vôi 1% để có độ ẩm nguyên liệu 60 – 65% ủ trong 48 giờ.

+ Sau khi ủ, cơ chất gồm mạc cưa và bã mía được phối trộn với tỉ lệ 50% bã mía + 50% mạc cưa. Cơ chất sau khi phối trộn được cân và bổ sung dinh dưỡng theo công thức: 88% cơ chất: 3% bột cám: 7% bột bắp: 1% MgSO4: 1% bột nhẹ.

– Trọng lượng phôi: 1kg.

– Các túi phôi được hấp khử trùng ở nhiệt độ 100 độ C  trong thời gian 10 giờ, để túi phôi nguội (nhiệt độ đạt từ 30-32 độ C), sau đó đem cấy giống.

2. Cấy giống

Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun formol (0.5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12-24 giờ. Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy. Lượng giống cấy vào túi phôi là 1% trọng lượng túi phôi. Sau khi cấy giống chuyển sang khu vực nuôi sợi.

3. Nuôi sợi

Điều kiện nuôi tơ:

+ Nhiệt độ là 20-24 độ C.

+ Ẩm độ không khí: 70-80%.

+ Ánh sáng: không cần thiết trong giai đoạn này.

Sau 30-35 ngày cấy giống, lúc này tơ nấm đã phủ kín túi phôi, chuyển phôi ra nhà lạnh trồng và thu hái nấm.

Điều kiện ánh sáng trong môi trường nuôi nấm đùi gà không thật sự cần thiết
Điều kiện ánh sáng trong môi trường nuôi nấm đùi gà không thật sự cần thiết

4. Nuôi trồng và thu hái nấm

Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, chuyển sang nhà trồng tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa nhỏ hoặc tay cào đi lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi. Cào xong dùng thun buộc miệng túi như hình chiếc nơm. Sau 10-12 ngày sẽ xuất hiện mầm quả thể. Nếu mầm quả thể xuất hiện xung quanh túi dùng dao cấy rạch túi cho quả thể chui ra khỏi vết rạch. Nếu quả thể xuất hiện trên miệng túi cần tháo lỏng thun ở miệng túi để quả thể chui ra khỏi miệng túi. Thời gian này tưới phun sương đều đặn (1-3 lần/ngày).

Điều kiện nhà trồng :

+ Nhiệt độ 13-16 độ C.

+ Ẩm độ không khí là 80-90%.

+ Ánh sáng duy trì ánh sáng tán xạ.

Giai đoạn từ lúc mở miệng túi phôi cho đến lúc thu hoạch khoảng 20-30 ngày.

5. Bảo quản

Nấm sau khi thu hái được cho vào túi nylon buộc kín bảo quản từ 5-7 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.

Nấm đùi gà nên được bảo quản sau thu hoạch ở điều kiện nhiệt độ mát
Nấm đùi gà nên được bảo quản sau thu hoạch ở điều kiện nhiệt độ mát

Agri.vn mong rằng qua bài viết này, bà con sẽ nhận thấy những điểm quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm đùi gà và ứng dụng vào thực tế. Chúc bà con thanh công, cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây