Tuyệt chiêu để có chậu hoa Hải Đường tuyệt đẹp

0
1391
Hoa hải đường – Sứ giả màu đỏ
Hoa hải đường – Sứ giả màu đỏ
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hoa Hải đường là một loài hoa rất được người dân ưa chuộng hiện nay, nhất là trong các dịp lễ tết bởi theo quan niệm người xưa thì đây là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân. Hơn thế nữa, giống hoa này còn đem lại tiền tài, lợi lộc và may mắn dồi dào như nước đến cho gia chủ. Nếu bạn muốn tô đậm thêm không khí tết bằng một chậu hoa thì Agri xin chia sẻ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Hải đường ngay dưới đây.

Nội dung chính

Kỹ thuật gieo trồng hoa Hải Đường

Chuẩn bị gieo trồng hoa Hải đường

Giống cây hoa Hải Đường
Giống cây hoa Hải Đường

Giống hoa: mua ở cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng, tỉ lệ nảy mầm cao và không có sâu bệnh.

Đất trồng: Để trồng hải đường thì nên chọn đất ở ruộng lúa, phơi khô, vun xới nhiều lần. Có thể dùng bùn phù sa trộn thêm rơm sạch. Cứ dùng tỉ lệ 6:4 tức 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm và tiếp theo trộn thật đều, sau đó dùng hỗn hợp này để trồng cây. Nếu muốn tăng độ dinh dưỡng cho đất thì nên trộn thêm phân NPK vào.

Gieo trồng: Bỏ đất vào chậu rồi gieo hạt trực tiếp lên đất. Rải một lớp đất mỏng lên trên bề mặt, tiếp theo dùng bình phun để tưới giúp tạo độ ẩm cho đất. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều dễ làm hạt ngập úng, khó có điều kiện cho hạt nảy mầm.

Điều kiện cho hoa hải đường dễ sinh trưởng phát triển

đặt chậu trồng hoa hải đường ở vị trí thích hợp
đặt chậu trồng hoa hải đường ở vị trí thích hợp

Ánh sáng: Hoa hải đường là cây chịu ánh sáng kém. Nên chọn vị trí gieo trồng ở nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 50-60% hoặc có mái che để điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp cho cây.

Nhiệt độ: duy trì ở khoảng 18-27 độ C là tốt nhất. Trong điều kiện nhiệt độ thời tiết hạ thấp cần phải có mái che để chống sương muối.

Độ ẩm: khoảng 50-60%, không cần quá cao.

Cách chăm sóc hoa Hải Đường

Tưới nước và bón phân

Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước cho hoa Hải đường bằng cách tưới nước vào sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới nhiều vào mùa mưa vì dễ khiến cây bị úng. Tuyệt đối không tưới nước vào buổi tối vì làm cây dễ bị sâu bệnh.

Bón phân: Từ khi cây hoa lên mầm đến khi cao được 1 mét cần cần được bón phân để phát triển. 1 tháng bón 1 lần. Nên pha loãng phân với nước lã, đào rãnh hình vành khăn quanh bóng hoặc xới đất xung quanh chậu cây. Tiếp đó pha trộn hỗn hợp 30 – 40% phân hữu cơ hoai mục + 30 – 40% bùn khô+ 10% NPK vi sinh loại dùng cho hoa cảnh, hàm lượng N<10%.

Tỉa cành và tỉa nụ

cắt tỉa cành (ảnh minh họa)
cắt tỉa cành (ảnh minh họa)

Tỉa cành: Tỉa bớt các cành tăm hay cành khuất tán, sâu bệnh bạn nên để chất dinh dưỡng trong cây không bị phân tán, tạo điều kiện cho các cành hướng sáng và khỏe mạnh phát triển. Kết hợp tạo dáng và thế cho cây phát triển, tỉa cành cũng sẽ giúp giảm diện tiếp xúc và cản mưa gió.

 

Tỉa nụ: tương tự tỉa cành, tỉa nụ cũng giúp cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi các nụ lớp, hoa to và cuống bền hơn. Các nụ nhỏ sát cuống với các nụ khác nên tỉa bớt, để lại 2– 3 nụ to hơn ở trên 1 cành bằng cách dùng 2 ngón tay xoay đi xoay lại vài lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa hải đường

Cây hoa hải đường tương đối ít sâu bệnh vì vậy mà việc phòng trừ sâu bệnh cho cây không quá phức tạp. Để tránh việc cây bị nấm hay sâu đục thân thì ta nên quét nước vôi lên thân cây, 2 đến 3 lần, cách nhau 1 đến 2 ngày. Việc quét vôi ngoài việc ngăn ngừa sâu bệnh gây hại cho cây còn giúp cây phản xạ với ánh sáng tốt hơn và sinh trưởng nhanh hơn.

Trường hợp hoa hải đường bị sâu bệnh nặng thì có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như thuốc regan hoặc phun thuốc trừ sâu tự ngâm bằng gừng ớt tỏi.

Xem thêm tại :

Hoa hải đường: chuyện tình buồn cay đắng hay sự giàu sang, phú quý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây