Các Loại Cây Cảnh Độc Hại Cần Cân Nhắc Khi Trồng

0
1265
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Các loại cây cảnh độc hại sẽ vô tình làm tổn thương người tiếp xúc với nó. Vì thế, khi trang trí cây cảnh trong sân vườn, nhà ờ, bạn cần xác định rõ loại cây cảnh đó có chứa độc tố hay không, nguy hiểm như thế nào. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn nhiều hơn thông tin liên quan đến các loại cây cảnh có chứa độc tố gây hại. Mời bạn cùng dành chút thời gian theo dõi bài viết với chúng tôi nhé!

Nội dung chính

Cây trúc đào

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander thuộc chi Nerium. Cây có đặc tính chịu khô hạn, dễ chăm mà vẫn phát triển tốt. Hoa có màu sắc đẹp, tỏa hương thơm nên được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh trong công viên, dọc trên đường phố.

Tuy nhiên, toàn bộ cây này đều có chất độc cao và tập trung nhiều nhất ở nhựa cây, gây ảnh hưởng đến đường ruột và tim mạch khi ăn phải. Thậm chí có thể gây tử vong nếu ăn phải 10- 20 lá ở người lớn hay chỉ 1 lá ở trẻ em. Các triệu chứng khi ăn phải bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy (có thể lẫn máu), đau bụng, tay chân run rẩy, hôn mê… Nhựa cây trúc đào gây rát, bỏng da, viêm dị ứng, nếu dính vào mắt gây rát nghiêm trọng.

Toàn bộ cây này có chất độc cao, nhiều nhất ở nhựa cây
Toàn bộ cây này có chất độc cao, nhiều nhất ở nhựa cây     

Cây ngô đồng

Cây ngô đồng hay còn được gọi là ngô đồng cảnh, sen lục bình tên khoa học là Jatropha podagrica. Cây có dáng đẹp, hoa nở lâu, sinh trưởng nhanh nên được trồng nhiều trước sân nhà làm cảnh. Vỏ cây, lá cây được dùng đúng sẽ có tác dụng chữa bệnh, chống viêm nhiễm. Tuy nhiên, trong cây ngô đồng cũng có chứa chất độc curcin. Đặc biệt là ở quả và củ có thể gây chóng mặt, buồn nôn khi ăn phải.

Mặc dù thân, lá và nhựa là bài thuốc quý song quả và hạt cây ngô đồng lại chứa chất curcin rất độc, có thể gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nhỏ không may ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa. Nười bị ngộ độc thường được truyền dịch, uống than hoạt tính, rửa dạ dày để loại bỏ độc tố và bù lại lượng nước đã mất do rối loạn điện giải, tiêu chảy, nôn ói.

Cây ngô đồng có chứa chất độc gây tiêu chảy, nôn ói
Cây ngô đồng có chứa chất độc gây tiêu chảy, nôn ói

Vạn niên thanh

Vạn niên thanh có tên khoa học là Rohdea japonica Rosh. Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt. Vào mùa Đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường. Loài cây này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt khi dùng cây vạn niên hanh trong ngày lễ Tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu. Vạn niên thanh lá đẹp, màu sắc trang nhã, thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt.

Tuy nhiên, nếu nhai phải lá cây sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa, đau rát, nôn mửa, sùi bọt mép do tinh thể calcium oxalate trong tế bào cây. Có một số trường hợp viêm da nhẹ khi tiếp xúc với lá cây. Ăn phải lá thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng… Trẻ em nếu không may hái phải lá này hoặc ăn lá sẽ bị ngộ độc. Các chuyên gia khuyên, nếu không may dính nhựa cây có thể bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm ngứa sẽ đỡ hơn.

Vạn niên thanh là loại cây cảnh được trang trí phổ biến trong nhà ở nhưng có thể gây ra viêm da nhẹ nếu tiếp xúc với nhựa cây
Vạn niên thanh là loại cây cảnh được trang trí phổ biến trong nhà ở nhưng có thể gây ra viêm da nhẹ nếu tiếp xúc với nhựa cây

Cẩm tú cầu

Với màu sắc đa dạng, nhẹ nhàng, hình dáng đơn giản nhưng vẫn kiêu xa, hoa cẩm tú cầu thường được trồng rộng rãi trong các vườn hoa. Đặc biệt, loài hoa này thường được dùng làm hoa cưới. Cẩm tú cầu là loài cây thân mộc, hoa vô tính. Hoa thường có màu trắng, lam hay hồng nhạt biến đổi tùy theo độ pH trong đất. Cây ưa bóng râm nên phát triển tốt trong bóng mát.

Tuy nhiên trong toàn bộ cây đều có chứa độc tố. Đặc biệt, nếu bạn ăn phải hoa hay lá cẩm tú cầu sẽ gây nôn mửa, ngứa ngáy, đổ mồ hôi, đau bụng dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng khi ăn phải loại hoa này sẽ dẫn tới hôn mê, co giật.

Trong cây hoa cẩm tú cầu có chứa độc tố gây hại
Trong cây hoa cẩm tú cầu có chứa độc tố gây hại

Hồng môn

Hồng môn hay còn gọi là môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ có tên khoa học là Anthurium andraeanum. Hồng môn là loài cây sống lâu năm, có thân ngắn, thường mọc thành bụi. Lá có phiến xanh hình tim, dài từ 18- 30 cm và rộng từ 9- 15 cm. Cuống lá hình ống trụ, có thể dài tới 30–40 cm. Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc. Hoa của cây hồng môn thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc. Cây sinh trưởng nhanh và ưa khí hậu ẩm mát, lá cây có tác dụng lọc khí độc như toluene, amoniac…

Tuy nhiên, toàn thân cây chứa chất độc saponin và các tinh thể oxalat canxi. Các chất độc trong cây gây độc với tất cả các loài động vật có vú, nhai miếng lá có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng. Lá hoặc bộ phận khác của cây đem sát vào da người gây phát ban và rộp mụn nước.

Cây có thể gây ra mụn nước, phát ban khi để nhựa cây tiếp xúc với da
Cây có thể gây ra mụn nước, phát ban khi để nhựa cây tiếp xúc với da

Đỗ quyên

Đỗ quyên còn gọi là đỗ quyên đỏ, có tên khoa học là Rhododendron simsii Planch. Hoa đỗ quyên xếp thành tán từ 2 đến 6 đóa ở cành ngọn, màu sắc sặc sỡ. Đỗ quyên khi sử dụng đúng bài thuốc giúp giảm đau, tác dụng đối với hệ tim mạch, làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp.

Tuy nhiên, trong cây có chứa chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Theo các nghiên cứu, một lượng từ 100- 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

Đỗ quyên là loài hoa đẹp nhưng bên trong chúng cũng chứa chất gây hại
Đỗ quyên là loài hoa đẹp nhưng bên trong chúng cũng chứa chất gây hại

Agri.vn mong rằng với nội dung bài viết này, bạn sẽ hiểu và cân nhắc hơn trong việc chọn cây cảnh trang trí nhà ở, nơi làm việc. Cảm ơn bạn đã quan tâm thao dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây