Giá cà phê liệu có kéo dài đà tăng?

0
299
Giá cà phê liệu có kéo dài đà tăng?
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Xem thêm: 

Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm ngoái, giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục tăng ngay từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên giá cà phê liệu có tiếp tục kéo dài đà tăng hay không lại rất khó dự đoán khi mà chi phí logistics (dịch vụ hậu cần) đang tăng mạnh khiến giá sản phẩm đến tay nhà nhập khẩu ở mức quá cao.

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá cà phê Robusta đã đi lên mức cao nhất trong 16 năm. Căng thẳng trên Biển Đỏ tiếp tục gia tăng lo ngại về tình trạng vỡ nợ hợp đồng và thiếu hụt nguồn cung trên thị trường trong ngắn hạn.

Trên thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đang được thu mua vượt mức 70.000 đồng/kg.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng mạnh từ những tháng cuối năm 2023 do nguồn cung cà phê trong nước được bổ sung từ vụ thu hoạch mới và nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Giá cà phê trong nước tăng mạnh do sản lượng giảm và người dân không bán sản phẩm chờ giá tăng cao.

Ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) cho biết, giá cà phê tăng từ đầu vụ 2023/2024 (tháng 10/2023) từ khoảng 55.000 đồng/kg lên khoảng 71.000 đồng/kg những ngày gần đây và tăng cao gấp đôi năm ngoái.

Việc cà phê khan hàng do vụ trước thiếu hụt. Một số sản lượng thiếu hụt nên phải chờ sang niên vụ mới mới xuất khẩu được. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu sợ thiếu hàng như năm ngoái nên sẽ thu mua trữ chân hàng nhiều hơn. Điều này khiến giá cà phê đã tăng như thời gian qua.

Giá cà phê liệu có kéo dài đà tăng?
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm ngoái, giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục tăng cao kỷ lục từ đầu năm đến nay.

Theo các chuyên gia, việc giá cà phê có tiếp tục tăng hay không rất khó có thể dự đoán nhưng khả năng tăng tiếp sẽ không cao vì giá này đã chạm ngưỡng. Bên cạnh đó, hiện đang xảy ra xung đột ở Biển Đỏ khiến giá cước tàu vận chuyển tăng cao. Với giá cà phê hiện nay cộng với cước tàu mới thì đang chênh lệch cao với kế hoạch mua hàng của các nhà rang say.

Kể từ khi dịch COVID-19, các nhà mua vẫn yếu. Hàng hóa tăng cao sẽ tác động đến hành vi mua hàng của nhà nhập khẩu. Nếu giá hàng hóa cao cộng với cước phí tăng mạnh hiện nay sẽ tác động đến nhu cầu mua hàng của các nhà nhập khẩu.

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, những nhà rang xay đang có hàng tồn kho sẽ chưa tính đến việc nhập hàng lúc này. Việc tính toán nhập khẩu sẽ theo dạng sử dụng tới đâu, nhập khẩu tới đó mà không nhập khẩu dự trữ trong bối cảnh hiện nay.

Dự báo năm 2024, ngành cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta sẽ duy trì ở mức cao, thậm chí có thể lập đỉnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, niên vụ 2023 – 2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống 1,6 – 1,7 triệu tấn, thấp hơn so với 1,78 triệu tấn niên vụ 2022 – 2023.

Nguyên nhân do nhiều diện tích cà phê đã chuyển đổi cây trồng trước đó để trồng sầu riêng, trái cây. Cùng với đó, do giá cà phê những năm qua xuống quá thấp nên người nông dân ít đầu tư cho cây cà phê, trừ các công ty cà phê và một số hợp tác xã.

Riêng Đắk Lắk, Sở NN&PTNT tỉnh nhận định, sản lượng cà phê niên vụ 2023 – 2024 của địa phương có thể đạt từ 570.000 – 585.000 tấn, tăng từ 5 – 7% so với niên vụ trước. Tính đến thời điểm hiện tại, Đắk Lắk đã thu hoạch được một nửa diện tích, sản lượng cà phê trong niên vụ 2023 – 2024 được dự báo tăng do nông dân đang dần tái canh cây cà phê bằng các giống mới có năng suất và khả năng kháng bệnh tốt hơn.

Giá cà phê liệu có kéo dài đà tăng?
Dự báo năm 2024, ngành cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta sẽ duy trì ở mức cao.

Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường nhập khẩu, đặc biệt là EU, năm 2024, ngành cà phê Việt Nam chú trọng nhiều giải pháp cho việc phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là việc đáp ứng Quy định chống mất rừng EUDR của EU.

Điển hình Sơn La là tỉnh có diện tích trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam sau Lâm Đồng. Diện tích cà phê Arabica của Sơn La đạt 20.000 ha, trong đó diện tích được cấp chứng chỉ bền vững là hơn 18.000 ha chiếm khoảng 90%.

Sơn La đạt ra mục tiêu đến năm 2025 diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh là 17.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 2 – 2,5 tấn cà phê nhân/ha; diện tích trồng tái canh cà phê đến năm 2025 khoảng 8.000 ha; khoảng 70 – 90% diện tích cà phê cho thu hoạch sản phẩm được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận.

Hay Đắk Nông đang tập trung xây dựng vùng cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA), Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Mục tiêu đến năm 2025, diện tích cà phê đặc sản tỉnh Đắk Nông đạt 1.000 ha, với sản lượng cà phê nhân chọn lọc khoảng 530 tấn.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023, xuất khẩu cà phê đạt hơn 1,6 triệu tấn, giảm 9,6% so với năm 2022 nhưng tăng 3,1% về giá trị lên mức 4,18 tỷ USD. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam bình quân năm 2023 đạt 2.614 USD/tấn, tăng 14,5% so với năm 2022. Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam vẫn là EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga….

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây