Chia sẻ kỹ thuật trồng sầu riêng cho năng suất và chất lượng cao hàng năm

0
2360
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Có thể bạn chưa biết, sầu riêng là giống cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao nên rất thích hợp sinh trưởng và phát triển ở nước ta. Giống cây này hiện nay đang được trồng rất nhiều ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ. Trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi cây sầu riêng có thể cho năng suất rất cao, chất lượng tốt và thu về lợi nhuận lớn. Đó là lý do bạn không nên bỏ qua bài viết bổ ích dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết kỹ thuật trồng sầu riêng hiệu quả cao này nhé.

Chia sẻ kỹ thuật trồng sầu riêng cho năng suất và chất lượng cao hàng năm
Chia sẻ kỹ thuật trồng sầu riêng cho năng suất và chất lượng cao hàng năm
  1. Nội dung chính

    Cách làm đất và đào hố trồng sầu riêng

Sâu riêng là loại cây trồng công nghiệp có sức sống tốt không quá kén đất trồng, thậm chí đất hơi phèn vẫn có thể trồng được. Độ pH đất lý tưởng nhất để trồng sầu riêng là từ 5,5 đến 6,5.

Tuy nhiên, loại cây này vẫn sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi trồng ở các loại đất xám hay đất đỏ bazan. Do đó, ở nước ta Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ đều trồng được sầu riêng cho sản lượng cao.

Sau khi đã chọn được nơi trồng sầu riêng phù hợp, người ta sẽ đào hố trồng cây giống theo 2 cách:

  • Cách truyền thống: đào hố sâu khoảng 20cm, rộng 80cm, phơi đất khô rồi bón lót bằng phân hữu cơ đã xử lý làm mô cao lên 15 – 20cm rồi trồng cây con giữa mô vừa làm
  • Cách hiện đại: đào hố sâu 60cm, rộng 80cm, xử lý đất bằng vôi sống rồi tiến hành bón lót cấp dinh dưỡng cho đất bằng phân hữu cơ đã xử lý và phân lân, trồng cây con xuống và lấp đất, nén chặt. Tưới nước ngay sau khi trồng

Hiện nay, người ta đã tiến hành trồng sầu riêng theo kỹ thuật mới hiện đại hỗ trợ cây tăng trưởng và có tuổi thọ cao hơn nhiều.

Mật độ và khoảng cách trồng sầu riêng như sau:

  • Trồng xen canh: mỗi hố cách nhau 10m, hàng cách hàng 10 – 12m, số lượng khoảng 70 – 100 cây trên mỗi ha
  • Trồng thuần sầu riêng: mỗi hố cách nhau 8m, hàng cách hàng 8 – 10m, số lượng khoảng 125 – 150 cây trên mỗi ha
Kỹ thuật đào hố trồng sâu riêng là nền tảng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt
Kỹ thuật đào hố trồng sâu riêng là nền tảng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt
  1. Chọn giống sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao và tiến hành trồng

Một số giống sầu riêng cho năng suất, chất lượng lại có giá thành cao trên thị trường hiện nay là: Sầu riêng Thái, sầu riêng Ri 6 hạt lép, sầu riêng Malaysia, sầu riêng Monthong,…

Trồng cây con

  • Chọn mua cây giống từ các vườn ươm uy tín, chất lượng để đảm bảo đúng giống đạt chuẩn
  • Chọn cây giống chắc khỏe, lá xanh tốt, chiều cao khoảng

Ươm hạt, ghép giống

  • Chọn ươm hạt sầu riêng thường hay còn gọi là sầu riêng hột để giảm chi phí mua cây giống ban đầu
  • Khi cây gốc được khoảng 6 – 8 tuần tuổi nếu phát triển khỏe mạnh có thể tiến hành ghép mắt giống sầu riêng chất lượng
Sầu riêng có thể trồng được bằng cây giống mua tại các vườn ươm uy tín
Sầu riêng có thể trồng được bằng cây giống mua tại các vườn ươm uy tín
  1. Chăm sóc cây sầu riêng từng thời kỳ phát triển

Tưới nước hiệu quả bằng hệ thống tưới tự động, tiết kiệm Rivulis

Sầu riêng là loại cây chịu hạn kém, nhu cầu nước cao, nắng hạn kéo dài nếu cây con không được cung cấp đủ nước có thể dẫn đến chết, khô héo. Cây trưởng thành nếu thiếu nước có thể dẫn đến sút giảm sản lượng, chậm ra hoa, đậu trái. Vì vậy, bà con nên đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động tiết kiệm để việc tưới tiêu được hiệu quả hơn. Thông thường chi phí đầu tư hệ thống tưới khoảng 1ha sử dụng béc tưới S2000 thường dao động từ 12 đến 18 triệu. Sự chênh lệch và chi phí thực tế còn phụ thuộc vào diện tích, khoảng cách cây trồng, khoảng cách hàng và tận dụng các vật tư sẵn có để tiết kiệm chi phí. Bà con có thể tham khảo thêm chi tiết chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho dự án sầu riêng 1 ha.

Hàng năm nên làm cỏ định kỳ quanh gốc sầu riêng để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng không bị lãng phí cho cỏ dại.

Bón phân

Từng thời kỳ phát triển, sầu riêng cần được bón phân với lượng và loại phân khác nhau để đảm bảo năng suất và chất lượng, đảm bảo lợi nhuận:

  • Giai đoạn cây con: Nên chia ra bón nhiều lần trong năm với lượng phân hữu cơ đặc biệt là phân bò ủ hoai vi sinh cho mỗi cây là 5 – 10kg/ năm kết hợp phân vô cơ chứa hàm lượng đạm cao, tăng dần lượng phân khi cây bắt đầu ra trái bói
  • Giai đoạn cây cho trái hàng năm nên bón phân ít nhất 3 lần mỗi năm: trước khi cây ra hoa 1 tháng đến 40 ngày bón phân NPK có hàm lượng lân cao, khi trái sầu riêng còn nhỏ bón phân NPK có hàm lượng kali cao và sau thu hoạch, cắt tỉa cành bón phân hữu cơ kết hợp vô cơ để cây lấy lại sức

Phòng trừ sâu bệnh

Sẩu riêng là loại cây thường gặp rất nhiều vấn đề về sâu bệnh. Do đó người chăm sóc cần thường xuyên theo dõi để can thiệp kịp thời giúp cây không bị chết hay giảm chất lượng trái khi thu hoạch. Một số bệnh phổ biến nhất mà nhà vườn thường gặp ở sầu riêng là:

  • Rầy phấn
  • Rệp sáp
  • Nhện đỏ
  • Nấm hồng
  • Đốm rong
  • Thối gốc chảy nhựa
  • Cháy lá chết ngọn

Mỗi loại sâu bệnh khác nhau đều cần có cách xử lý thích hợp, thường nhà vườn cần sử dụng đến các loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu để trị bệnh cho sầu riêng.

Thu hoạch

Nếu như trước đây, nhà vườn trồng sầu riêng hột cần đợi trái chín rụng bán thì các loại sầu riêng ghép hiện nay chỉ cần cắt trái già, bán từng đợt với số lượng lớn. Đây là bước tiến mới mang đến lợi nhuận lớn cho các nhà vườn, lại tiết kiệm được thời gian và công sức thu hoạch.

Sầu riêng sẽ bắt đầu cho quả bói sau 3 năm
Sầu riêng sẽ bắt đầu cho quả bói sau 3 năm

Từ những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, hi vọng các nhà vườn sẽ áp dụng đúng kỹ thuật trồng sâu riêng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây