Úc lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới

0
682
Úc lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm Australia và New Zealand (FSANZ) đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về một loại chuối biến đổi gene do các nhà khoa học Australia lai tạo. Đây là giống chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới và là kết quả của một dự án kéo dài 20 năm do các nhà khoa học của Đại học Công nghệ Queensland (QUT) thực hiện. Đơn xin cấp phép đã được trình lên FSANZ vào tháng 5 vừa qua.

Tiến sĩ Sandra Cuthbert – Giám đốc điều hành FSANZ cho biết, đây là trái cây biến đổi gene nguyên quả đầu tiên mà FSANZ xem xét. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là lần đầu tiên chuối biến đổi gene được chấp thuận trên thế giới và là loại trái cây biến đổi gene đầu tiên của Australia được đưa vào trồng trọt và tiêu thụ. Cơ quan tiêu chuẩn về thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ) đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về một loại chuối biến đổi gene do các nhà khoa học Úc lai tạo.

Úc lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới
Từ trái sang – chuối dại, chuối Cavendish và chuối QCAV-4 biến đổi gen. Ảnh: Anthony Weate/Đại học Công nghệ Queensland.

Đây là giống chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới và là kết quả của một dự án kéo dài 20 năm do các nhà khoa học của Đại học Công nghệ Queensland (QUT) thực hiện.

Đơn xin cấp phép đã được trình lên FSANZ vào tháng 5 vừa qua. Tiến sĩ Sandra Cuthbert – Giám đốc điều hành FSANZ, cho biết, đây là trái cây biến đổi gene nguyên quả đầu tiên mà FSANZ xem xét.

Giống chuối biến đổi gene có tên khoa học là QCAV-4, được các nhà khoa học lai tạo nhằm tăng cường khả năng kháng lại dịch Panama, một loại dịch trên chuối đã tàn phá nghiêm trọng ngành sản xuất chuối Cavendish toàn cầu trong thập kỷ qua.

QCAV-4 được phát triển bằng cách lấy gene kháng từ một loại chuối hoang dã miễn nhiễm với Panama TR4 đưa vào giống chuối Cavendish. Sau 4 năm trồng thử nghiệm, QCAV-4 cho tỷ lệ lây nhiễm 2%, vượt trội hoàn toàn so với tỷ lệ lây nhiễm 95% và 75% ở hai lô chuối Cavendish thông thường.

Theo giáo sư James Dale tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT), dịch Panama do một loại nấm trong đất gây ra. Loại nấm này phát triển và xâm nhập vào thân chuối, làm tổn hại các mô mạch của chuối khiến lá cây chuyển sang màu vàng rồi héo và chết. Loại nấm này đã được phát hiện ở cả vùng lãnh thổ phía bắc Úc và bang Queensland.

Úc lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới
Giáo sư Dale bên cây chuối Cavendish (phải) và cây chuối dại (trái) – Ảnh: foodanddrinkbusiness.com.au

Cũng theo giáo sư Dale, loại nấm trên có thể lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác do xu thế toàn cầu hóa. Úc may mắn đã áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học khiến loại nấm này lây lan khá chậm, nhưng tình hình đang khó kiểm soát ở các quốc gia như Philippines và Trung Quốc.

Ông cho biết thêm dịch bệnh đã lan sang Nam Mỹ, Colombia, Venezuela và có thể sẽ lan sang Ecuador – quốc gia xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới.

FSANZ khẳng định bất kỳ loại trái cây biến đổi gene nào ở Australia được đưa ra thị trường trong tương lai đều được dán nhãn rõ ràng cho người tiêu dùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây