Kĩ thuật nuôi cá lóc được nâng tầm với chuyên mục hỏi đáp thú vị

0
1928
Kỹ thuật nuôi cá lóc
Kỹ thuật nuôi cá lóc
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Kĩ thuật nuôi cá lóc chưa bao giờ là vấn đề ít được quan tâm, đặc biệt là trong những ngày gần đây. Những người bạn nhà nông có lẽ đã làm quen với nhiều bài viết làm rõ những kĩ thuật nuôi cá lóc cơ bản của chúng mình cũng như tìm được loại hình chăn nuôi phù hợp. Vậy hôm nay, chuyên mục hỏi nhanh đáp gọn sẽ giải đáp thêm cho bạn những vướng mắc trong quá trình nâng cao kĩ thuật nuôi cá lóc, hãy ghi chép vào sổ tay của bạn những mẹo bổ ích nhé.

Nội dung chính

Một số bệnh thường gặp ở cá lóc

Có kĩ thuật nuôi cá lóc nào giúp phòng bệnh tốt không

Chúng ta cần làm rõ về các loại bệnh thường gặp ở cá lóc theo từng giai đoạn phát triển.

Khi cá được nuôi dưới 1 tháng tuổi, vì vi sinh vật có hại bám trên nhớt tự nhiên của cá rất nhiều cũng như hệ thống miễn dịch và đề kháng của cá còn chưa hoàn thiện, bệnh thường gặp và vấn đề lớn nhất là bệnh so kí sinh trùng, vi sinh vật gây hại gây nên. Kĩ thuật nuôi cá lóc tốt nhất để áp dụng trong trường hợp này là làm tốt công tác chuẩn bị ao, bể nuôi cá cũng như quản lý nguồn nước.

Trước khi thả cá vào nuôi lớn thì nên vét cạn ao trước khi bơm nước, bón vôi đầy đủ để tránh vi khuẩn còn sót lại.

Trong quá trình nuôi cá lóc, định kỳ nửa tháng bón vôi cho nước với tỉ lệ dưới 5kg cho 100m2 đồng thời kiểm soát màu nước ở mức màu xanh đọt chuối, không bị quá đục và bị vùi nhiều phân lẫn chất thải vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng nơi ở của cá lóc.

Mặt khác, tránh ương hay nuôi cá với mật độ quá dày vì sẽ khó kiểm soát mức độ vệ sinh.

Đây là những bước cơ bản và dễ thực hiện nhất để kĩ thuật nuôi cá lóc của bạn được nâng cao.

Khi nuôi cá được được 1 tháng hơn đến 2 tháng, đây là giai đoạn cá lớn và sẽ thường được chuyển qua môi trường mới và phải làm quen với môi trường sống, loại thức ăn mới. Một bộ phận cá không thể thích ứng kịp sẽ bị chết, từ đó dẫn tới thâm hụt lượng cá.

Để khắc phục vấn đề này, trong sổ tay kĩ thuật nuôi cá lóc của bạn, hãy bổ sung thêm một số mẹo nhỏ sau đây.

kĩ thuật nuôi cá lóc
Cá lóc cần được phòng bệnh từ sớm

Điều cơ bản nhất có thể làm là quản lí từ nguồn thức ăn của cá. Lúc này nguồn thức ăn chính của cá vẫn là thức ăn tươi sống được xay nhuyễn, vậy hãy lưu ý bổ sung muối ăn vào thức ăn.

Mỗi tháng có vài ngày liên tiếp bón cho cá thức ăn có trộn vitamin C và một số khoáng chát hỗ trợ. Nhưng chỉ nên cho ăn vừa phải để không bị bổ quá.

Bên cạnh đó cũng đảm bảo bón vôi vào nước định kỳ như khi nuôi cá bé.

Còn đối với cá khi nuôi gần cuối mùa vụ, thịt được chuẩn bị để thu hoạch, các bệnh cần đề phòng nhất là bệnh đường ruột của cá, và các loại bệnh do rận cá, ghẻ lở,… Để đề phòng thì nên thường xuyên vệ sinh nguồn nước, còn để chữa bệnh thì có thể tùy theo bệnh mà tìm loại thuốc, khoáng chất bổ sung phù hợp.

Nên xổ giun cho cá theo định kỳ.

Đó là một số thủ thuật để phòng bệnh cho cá lóc theo từng giai đoạn mà bạn nên thêm vào sổ tay kĩ thuật nuôi cá lóc của mình.

Một số bệnh thường gặp ở cá lóc

Bệnh trùng bánh xe

Bệnh này là do trùng bánh xe kí sinh trong cơ thể cá gây nên, trùng sẽ hủy hoại các tơ mang khiến đường hô hấp của cá không hoạt động được, từ đó cá sẽ bơi lội lung tung theo phản xạ để chống chọi với việc bị thiếu không khí để thở.

Một số biểu hiện khác như là cá nổi theo bầy lên bờ, hoặc một số con bơi vòng quanh bờ không có mục đích.

Thân cá sẽ chuyển sang màu xám ngoét.

Để xử lí bệnh này, ta cho cá tắm nước muối nồng độ 2-3% trong khoảng 15 phút hoặc hoa dung dịch sunfat đồng cho cá tắm với nồng độ khoảng 5g/m3 trong cùng khoảng thời gian. (hình thức này có thể sử dụng vòi phun xuống ao với nồng độ hòa trong bình phun là 0,5-0,7 g/m3).

Một cách khác nữa là cho cá tắm formalin với nồng độ khoảng 0,25l/m3 trong 30 phút hoặc 1 giờ. Cách này không quá phổ biến vì cần sự quan sát kĩ càng và sục khí xuyên suốt quá trình.

Bệnh ghẻ lở

Bệnh bị gây nên do bội nhiễm khuẩn, kí sinh, nấm và lây nhiễm cực dễ khi cá bị xây xát hoặc xuất huyết tạo không gian cho vi khuẩn, kí sinh, nấm đi vào trong cơ thể cá.

kĩ thuật nuôi cá lóc
Cá lóc bị ghẻ lở

Nếu điều kiện nuôi mật độ quá dày, nguồn nước không đảm bảo thì tốc độ lây lan sẽ khó mà kiểm soát được. Ban đầu những vết lở loét chỉ xuất hiện bên ngoài da rồi dần lan rộng ra, ăn sâu dần vào bên trong cá và gây hoại tử.

Để điều trị thì trộn các loại thuốc kháng sinh như tetracyline và cho cá ăn với nồng độ tăng dần, quá trình điều trị có thể kéo dài hơn 1 tuần và thể hiện được trình độ kĩ thuật nuôi cá lóc của bạn.

Sau khi điều trị bệnh thì đừng quên khử độc và thải ruột cho cá để tránh bị sót cặn thuốc.

Bệnh trùng quả dưa

Cá bị nhiễm trùng rất dễ nhận biết bởi màu sắc da nhợt nhạt lốm đốm và nhớp nháp quá mức. Ngoài ra, cá thường chóc đầu lên khỏi mặt nước, hoạt động lù đù, tăng động bên cạnh cây cỏ thuỷ sinh.
Phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này là dùng formalin nồng độ như khi dùng để diệt trùng bánh xe và dùng hai lần/tuần.

Bệnh do nấm thủy mi

Trên thân cá bị bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các cụm nấm màu trắng dày nhìn như bông mốc. Để trị bệnh thì nên bắt đầu bằng việc thay nước trong ao, sau đó cho cá tắm riêng trong dung dịch muối nồng độ dưới 3% trong 15 phút. Hoặc có thể dùng thuốc tím tắm cá trong 15 phút với nồng độ 10g/m2.

Bệnh đốm đỏ, xuất huyết

Cá xuất hiện những đốm xuất huyết trên da, quanh viền miệng và viền mang, đôi khi là cả bụng cá. Cá bỏ ăn, hoạt động yếu, có thể chết.
Kĩ thuật nuôi cá lóc cần áp dụng để mang lại hiệu quả là thay nước thường xuyên, tắm cho cá bằng thuốc tím và kết hợp cho ăn thuốc kháng sinh.

Bệnh nổ mắt, ghẻ thân

Cá bị bệnh có các vùng trên cơ thể bị sẫm màu hoặc có các đốm đỏ. Vây ở cơ thể bắt đầu bị hoải tử, vảy dễ bị rụng và trên cơ thể xuất hiện nhiều vết thương, vết u sưng. Mắt của cá lồi đục, mờ và có thể bị nhiễm ghẻ.
Cần chú trọng kĩ thuật nuôi cá lóc ở khâu vệ sinh, làm thoáng mật độ nuôi để tránh cá va chạm làm xây xát thêm, môi trường nuôi không đảm bảo vệ sinh, hàm lượng không khí không đủ.
kĩ thuật nuôi cá lóc
Cá lóc chết hàng loạt
Tắm cho cá bằng dung dịch thuốc tím với tỉ lệ từ 5-10g/ m2  với tần suất một đến hai lần một tuần tùy theo nhu cầu của cá. Kết hợp cho cá dùng thuốc kháng sinh.

Kĩ thuật nuôi cá lóc bé

Cá lóc là loài phân ra các giai đoạn nuôi rất rõ, cần chú trọng phân ra kĩ thuật nuôi cá lóc giai đoạn giữa mùa vụ khi cá đã qua giai đoạn ương và đang ở kích thước bé. Dọn ao sạch sẽ và bón phân tự nhiên trước khi thả cá từ bể giống qua để đảm bảo môi trường sạch sẽ mà có đủ dinh dưỡng tự nhiên. Khoảng một tuần sau khi thả thì nên bổ sung động vật phù du vào thức ăn hữu cơ bón cho cá để cá làm quen dần.

Để đúng kĩ thuật nuôi cá lóc thì không nên cho cá ăn thức ăn tạp ngay.

Sau khi cá đạt kích thước khoảng 20cm thì có thể cho cá bắt đầu ăn tôm, tép, cá tạp.

Có thể nuôi ghép cá lóc như thế nào

Đây là một kĩ thuật nuôi cá lóc khá phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc,… Kĩ thuật nuôi cá lóc ghép với một số loài như cá mè, cá trôi, cá chép, và cá diếc để tận dụng các vi sinh vật tạo ra từ chúng hoặc nhờ chúng tác động đến nguồn nước.

Mật độ nuôi nên thoáng hơn mức trung bình và có lưới ngăn cách khi mới thả cá để các loài làm quen với nhau tốt hơn.

Chuyên mục hỏi đáp ngắn ngủi đã kết thúc, mong mọi người đã tìm thấy thông tin bổ ích mà mình cần trong bài viết này. Kĩ thuật nuôi cá lóc được nâng cao không chỉ nhờ vào khả năng và độ khéo léo mà còn nhờ vào độ nhanh nhạy, sự học hỏi của mỗi người. Chúc bà con may mắn.

Xem thêm: Cách nuôi cá lóc thu lợi nhuận khổng lồ không thể bỏ qua

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây