Dự án nuôi tôm theo công nghệ xanh – Môi sinh bền vững, thị trường mở rộng

0
2255
dự án nuôi tôm theo công nghệ xanh
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tại ĐBSCK ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, với mức bình quân 4 tỉ đô-la Mỹ/năm, trong đó có ngành tôm. Mô hình nuôi tôm theo công nghệ xanh giúp thị trường mở rộng, môi sinh bền vững đang được hưởng ứng mạnh mẽ.

Ngành tôm có giá trị kinh tế cao, nhưng thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp và bấp bênh, bởi sản phẩm tôm nguyên liệu chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn về hóa chất, kháng sinh phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Bên cạnh đó việc đầu tư nuôi tôm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là vấn đề môi trường ao nuôi. Môi trường ao nuôi của người dân ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh dễ phát tán và khó kiểm soát. Giải pháp nuôi tôm sạch cho môi sinh bền vững được dưad ra và nhận nhiều hưởng ứng tích cực từ các hộ nuôi tôm tại DBCSL

Đầu tư các mô hình nuôi tôm sạch – nuôi tôm theo công nghệ xanh

Nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và nhiều địa phương vùng ÐBSCL nói chung đã liên tục có nhiều cải tiến theo hướng chất lượng, an toàn. Nhờ mạnh dạn đầu tư các mô hình nuôi mới như: nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tôm – lúa, tôm – rừng… mà nhiều năm qua, ngành nuôi tôm trong vùng có sự cải thiện lớn về sản lượng và chất lượng. Bên cạnh sự đột phá mới trong ngành nuôi tôm về thì việc phát triển nhanh các mô hình trên có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh nếu không có giải pháp xử lý chất thải triệt để.

Ðể giải quyết nguy cơ làm ô nhiễm và dịch bệnh vượt tầm kiểm soát, ngành thủy sản các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lí tốt yếu tố môi trường trong quá trình phát triển nghề nuôi cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn khép kín, sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước bảo vệ môi trường thay cho hóa chất và thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Đây cũng là một phương thức nuôi tôm sạch, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Một trong những điển hình là mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng tại tỉnh Bạc Liêu.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Ðông Hải, Bạc Liêu,Ông Hồ Thanh Tuấn cho biết: “Gần đây Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với các công ty, xí nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như các chứng chỉ quốc tế để nâng giá trị con tôm từ đó bà con bán được sản phẩm giá cao. Và đặc biệt là mô hình nuôi tôm sinh thái sạch đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu“.

Thực tế, Từ nhiều năm qua, 2 tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển mạnh – Sóc Trăng và Bạc Liêu – đã ứng dụng tốt các phương pháp kỹ thuật để nuôi tôm sạch, tôm an toàn. Khi GIZ triển khai Dự án nuôi tôm theo công nghệ xanh – giải pháp tích cực ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trong những vùng nuôi, vốn chưa xử lý tốt và kịp thời môi trường nước, do diện tích thả nuôi mở rộng quá nóng, quá nhanh mà những phương pháp kỹ thuật trước còn hạn chế. Mô hình nuôi tôm sạch, nuôi tôm công nghệ xanh còn tạo tiền đề cho việc không sử dụng kháng sinh và hóa chất trong nghề nuôi tôm. Nghề nuôi tôm sẽ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao về chất lượng nông sản hàng hóa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trước năm 2020, các vùng sản xuất phía Bắc quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu gồm các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai, vẫn còn là vùng đất phèn mặn. Và mỗi năm người dân chỉ sản xuất 1 vụ lúa chờ mưa. Nhờ đưa con tôm vào sống chung trên đất lúa, mô hình sản xuất kết hợp tôm-lúa, không chỉ giúp người nông dân đổi đời, mà còn mở ra hướng sản xuất bền vững cho 2 thế mạnh kinh tế của địa phương đó là xuất khẩu tôm sinh thái và hạt gạo sạch, chất lượng.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, ông HUỳnh Quốc Khởi cho biết: “Hiện nay tỉnh đã mở rộng diện tích tôm lúa trên 30.000ha. Ðịnh hướng đến năm 2025 mở rộng lên khoảng 43.000ha. Gần như sản xuất tôm lúa đều có khả năng là tôm càng xanh. Nên chúng tôi cũng khuyến cáo bà con tăng cường khoa học kỹ thuật để mở rộng con tôm càng xanh”.

Tỉnh Bạc Liêu sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi giúp ổn định nguồn nước đảm bảo hiệu quả  mô hình canh tác tôm-lúa, bên cạnh việc hỗ trọ chi phí chuyển đổi ban đầu từ tôm sú sang tôm càng xanh. Nhằm nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, thân thiện với môi trường, thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu cũng là góp phần thực hiện chủ trương và định hướng lớn của Chính phủ hướng phát triển bền vững vùng nông nghiệp trọng điểm ÐBSCL.

Hợp tác hiệu quả – Dự án nuôi tôm theo công nghệ xanh

Nuôi trồng và sản xuất thân thiện với môi trường là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp mang tính bền vững. Ðược sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Ðức (GIZ), nông dân vùng  ÐBSCL đang bắt đầu chuyển sang phương thức nuôi tôm theo công nghệ xanh, hứa hẹn khai thác hiệu quả bền vững cho thế mạnh kinh tế đứng đầu của vùng.

Khác với kiểu nuôi tôm công nghiệp tuần hoàn nước trước đây, mô hình nuôi tôm công nghệ xanh có quy trình đưa nước từ ao nuôi ra túi biogas trước khi cho ra hệ thống kênh xả thải trong vuông. Sau đó, nước mới trở lại trong ao nuôi để tái sử dụng. Ưu điểm mô hình này khả năng nguồn nước bị ô nhiễm từ các chất thải, tồn đọng trong quá trình nuôi gần như không xảy ra.

HTX Nông ngư 14/10 là một trong những đơn vị ăn nên làm ra từ việc nuôi tôm sạch. Theo ông Ngô Công Luận, Giám đốc HTX nông ngư 14 tháng 10 ở xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm là con dao hai lưỡi, chỉ mang lại lợi trước mắt nhưng để lại những hậu quả lâu dài về môi trường. Nói không với kháng sinh, nuôi tôm sạch trước tiên là tự bảo vệ mình, bởi giảm được chi phí và hiệu quả bền vững.

Nhiều năm nay, đơn vị liên tục đạt hiệu quả kinh tế cao chính nhờ tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt trong bảo vệ môi trường ao nuôi. Trên diện tích mặt nước thả nuôi tôm gần 30ha, mỗi năm HTX cung ứng cho thị trường khoảng 50 tấn tôm thương phẩm, lợi nhuận ròng mỗi năm thu vào hàng tỉ đồng.

Theo chuyên gia kỹ thuật cấp cao GIZ,ông Ngô Tiến Chương cho biết: “Ðầu tư cơ bản để thay đổi hệ thống nuôi mà tất cả người dân cùng có thể sử dụng được. Chứ chúng tôi cũng không đặt ra chỉ số cao quá để chỉ có doanh nghiệp làm được thôi. Góc nhìn của chúng tôi là dựa trên nguyên tắc bền vững, cả môi trường và kinh tế. Hướng đến những người nuôi quy mô nhỏ như thế này để bà con có thể đảm bảo được cuộc sống, cũng như là giảm thiểu được cái thất thoát của mình”.

Không chỉ có HTX Nông ngư 14-10 hiện nay, GIZ còn triển khai dự án tại 6 điểm ở 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Ngoài hỗ trợ 1 phần chi phí, Dự án còn triển khai hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cũng như tổng kết, thí điểm, tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng. Tổng vốn dành cho dự án khoảng 100.000 Euro, tương ứng khoảng 2,5 tỉ đồng.

Nguồn: https://baocantho.com.vn/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây