Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Do Đâu? Cách Xử Lý Thế Nào?

0
1521
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bệnh đốm trắng trên tôm dẫn đến nhiều hệ luỵ nguy hiểm làm ảnh hưởng đến năng suất. Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là một virus lây nhiễm cao là nguyên nhân gây tử vong hàng loạt trên tôm sú nuôi như tôm sú (P. monodon) và tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) trên toàn thế giới. Tôm nhiễm thường được xác định bởi các đốm trắng trên vỏ của nó. Tỷ lệ tử vong cao là xảy ra từ 80% đến 100% chỉ vài ngày sau khi nhiễm. Phát hiện WSSV ở tôm là rất quan trọng cho việc quản lý các trang trại nuôi tôm. Như một biện pháp để giảm thiểu thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do sự bùng nổ của bệnh đốm trắng gây ra. Mời bà con cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh đốm trắng ở tôm qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

Nguyên nhân bệnh

Do thời tiết bất thường, vùng nuôi ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này. Người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.

Bệnh đốm trắng trên tôm thường xảy ra do điều kiện thời tiết và môi trường nuôi tôm không ổn định
Bệnh đốm trắng trên tôm thường xảy ra do điều kiện thời tiết và môi trường nuôi tôm không ổn định  

Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi. Khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều. Môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm. Mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước. Hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White Spot Syndrome Virus – WSSV): tôm có biểu hiện hoạt động kém. Ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn. Bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.

Bệnh do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome – BWSS): khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.

Biểu hiện dễ nhận tháy nhất trên tôm bị bệnh là những đốm lấm tấm màu trắng
Biểu hiện dễ nhận tháy nhất trên tôm bị bệnh là những đốm lấm tấm màu trắng

Cách phòng ngừa và xử lý bệnh

  1. Đối với ao chưa bị bệnh

Ngừa bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm EM thứ cấp (hoạt hóa từ EM1):

  • Xử lý đáy, ao trước khi thả

Tạt chế phẩm EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm.

Một khi các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh. Chúng tiêu diệt các vi sinh vật có hại, vi khuẩn có hại =>giúp phòng bệnh tốt hơn.

Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương. Để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh.

  • Các hộ nuôi nên xử lý bằng các biện pháp sau

Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm. Trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).

Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao. Căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

Khi phát hiện trong ao có tôm bị bệnh nên dùng vôi bột để rải xung quanh bờ ao
Khi phát hiện trong ao có tôm bị bệnh nên dùng vôi bột để rải xung quanh bờ ao

Hạn chế thay nước ao. Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphông đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng Trường Sinh, thuốc bổ gan (TS 1001 của Trường Sinh), vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao bằng TS B52, SDK… Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp.

  1. Đối với ao bị bệnh

Cách xử lý khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bệnh đốm trắng (một vài con tấp bờ) nhanh chóng vớt ra khỏi ao. Dùng SDK diệt khuẩn 1lít/1000m3 nước. Oxyxanhletomine 1,5kg/1000m3 nước đánh vào ao. Sau 2 giờ đánh TS 1001 liều dùng 2 lít/1000m3nước + Bet-to-gane 2 lít/1000m3 nước kết hợp cho ăn TS 1001 liều cao 5 lần/ngày. Liều dùng:  0,5 lít/10kg thức ăn, cho ăn ngày 3 cữ.

Để chặn đứng virus đốm trắng không cho bùng phát khắp ao, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng Vitamin C.

Xử lý môi trường bằng cách dùng TS B52 buổi sáng, buổi chiều dùng Zeo bột để lắng lọc nước hôm sau xử lý đáy bằng men vi sinh Hatico.s liều cao để giúp vi sinh vật có lợi phát triển, giúp tôm khỏe nhanh hồi phục. Sự kết hợp trên sẽ tăng cường sức đề kháng cơ thể cho tôm đồng thời làm suy yếu giảm sự phát triển virus.

Chú ý:

Khi tôm bị bệnh thì các yếu tố môi trường thay đổi như: Tảo sụp, Kiềm, pH giảm thấp… Vì vậy khi điều trị bệnh bà con nên  kết hợp cải tạo môi trường. Phương pháp trên đây chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế khi dùng test phát hiện bệnh đốm trắng ở tôm kết quả dương tính. Bà con nên tiến hành thu hoạch ngay để giảm tối đa thiệt hại và tổn thất mà bệnh mang lại sau đó mới tiến hành cải tạo ao nuôi loại trừ bệnh trước khi thả đợt giống mới.

Nếu phát hiện ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng thì không nên thả tôm khi chưa xử lý triệt để mầm bệnh
Nếu phát hiện ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng thì không nên thả tôm khi chưa xử lý triệt để mầm bệnh

Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay. Mà nên cho ao nghỉ 1,5 – 2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường nền đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi. Để cá tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.

Chúng tôi mong rằng qua bài viết này, bà con nông dân sẽ hiểu rõ hơn về bệnh đốm trắng ở tôm và cách phòng trừ. Chúc bà con thành công, cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây