Bệnh Than Vàng Trên Lúa Do Nguyên Nhân Nào Gây Ra

0
4111
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bệnh than vàng trên lúa nông dân còn gọi là bệnh trái lúa do nấm Ustilaginoidea virens (Cook) Takahashi gây ra đã từng được xem là dịch bệnh thứ yếu tại hấu hết các vùng sản xuất lúa trọng điểm trên toàn thế giới nói chung cũng  như tại Việt Nam nói riêng. Làm sao để phòng trị loại bệnh này, mời bà con cùng theo dõi bài viết của Agri.vn để hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Nội dung chính

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ trong giai đoạn hình thành gié, đặc biệt là khi các nhánh bông nhỏ gần đạt độ trưởng thành. Các khối cầu nhung mượt màu cam có đường kính khoảng 1 cm xuất hiện trên các hạt riêng lẻ trên gié.

Bệnh than vàng có những biểu hiện rất dễ nhận thấy khi xuất hiện trên cây lúa
Bệnh than vàng có những biểu hiện rất dễ nhận thấy khi xuất hiện trên cây lúa 

Cấu trúc khối cầu ấy bao gồm một hỗn hợp các mô nấm và các bộ phận của chúng được bao trong một màng màu trắng. Về sau, khối cầu ấy vỡ ra và khô đi trên hạt, chuyển thành màu xanh ngả vàng hay xanh đen.

Chỉ có một vài hạt hình thành các khối bào tử như thế trên một gié và bệnh này không ảnh hưởng đến các bộ phận khác của lúa. Trong mọi trường hợp, trọng lượng hạt và tỷ lệ nẩy mầm của hạt đều bị giảm sụt.

Tác nhân gây bệnh than vàng 

Các triệu chứng nêu trên do loài nấm Villosiclava virens gây ra. Đó là một mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến cây trồng ở mọi giai đoạn nhưng chỉ biểu hiện các triệu chứng ở lúa sau giai đoạn nở hoa và ngậm sữa đầy hạt.

Các điều kiện khí hậu là yếu tố quyết định hậu quả của tình trạng nhiễm bệnh, vì độ ẩm tương đối cao (>90%), mưa thường xuyên và nhiệt độ trong tầm 25−35ºC là điều kiện thuận lợi cho loài nấm này phát triển.

Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện bệnh than vàng trên lúa
Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện bệnh than vàng trên lúa

Các loại đất có hàm lượng đạm cao cũng thích hợp cho bệnh phát triển. Lúa gieo trồng sớm thường gặp ít vấn đề hơn về bệnh than vàng này so với lúa gieo trồng muộn.

Ở các kịch bản tồi tê nhất, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và gây tổn thất khoảng 25% năng suất cây trồng. Tại Ấn Độ, mức tổn thất năng suất lên đến 70% đã từng xảy ra.

Cách phòng trị bệnh than vàng hại lúa

Kiểm soát sinh học

Xử lý hạt giống ở nhiệt độ 52° C suốt 10 phút là biện pháp hiệu quả để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh. Phun thuốc các loại thuốc diệt nấm có gốc đồng để phòng bệnh ở giai đoạn lúa trổ gié (2.5 gm /lít nước) cũng có hiệu quả tốt. Khi phát hiện bệnh, nên phun các loại thuốc diệt nấm có gốc đồng để khống chế bệnh và bảo vệ phần nào năng suất của lúa.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc diệt nấm thường không khống chế được bệnh này. Trong giai đoạn trổ gié (50 đến 100%), phun ngừa bệnh với các loại sản phẩm thuốc diệt nấm sau đây có thể đạt được hiệu quả: azoxystrobin, propiconazole, chlorothalonil, azoxystrobin + propiconazole, trifloxystrobin + propiconazole, trifloxystrobin + tebuconozole. Theo một lần khảo sát, các sản phẩm khác có thể góp phần ức chế diễn tiến của bệnh một cách hiệu quả, bao gồm các loại thuốc: aureofungin, captan hay mancozeb.

Bà con có thể sử dụng các loại thuốc hoá học đặc trị bệnh than vàng trên lúa
Bà con có thể sử dụng các loại thuốc hoá học đặc trị bệnh than vàng trên lúa

Biện pháp phòng ngừa

  • Sử dụng các hạt giống khỏe mạnh từ các nguồn cung cấp được chứng nhận.
  • Sử dụng các giống có sức đề kháng có sẵn tại khu vực của bạn.
  • Nếu có thể, gieo trồng sớm để tránh những thiệt hại tồi tệ nhất do bệnh gây ra.
  • Lần lượt ngâm và phơi đồng thay vì ngâm nước cánh đồng liên tục (giảm độ ẩm).
  • Bón đạm vừa phải và điều độ, chia ra nhiều phần để bón.
  • Giám sát cánh đồng để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Vệ sinh bờ bao và các kênh tưới.
  • Làm sạch cỏ trên đồng và loại bỏ các gié, hạt và bộ phận của lúa bị nhiễm bệnh sau khi thu hoạch.
  • Cày sâu và phơi đồng dưới ánh sáng mặt trời sau khi thu hoạch cũng góp phần giảm thiểu số lượng vật mang mầm bệnh.
  • Nếu có thể, thực hiện công tác bảo tồn đất canh tác và trồng lúa liên tục.
  • Thực hiện kế hoạch luân canh với các loài cây không mẫn cảm với bệnh này suốt 2 – 3 năm.

Agri.vn rất mong rằng qua nội dung bài viết này, bà con nông dân sẽ hiểu rõ hơn về bệnh than vàng hại lúa và có cách phòng trị cho phù hợp. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây