Nông dân làm giàu bền vững từ mô hình vườn ao chuồng

0
22143
Mô hình vườn ao chuồng
Mô hình vườn ao chuồng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mô hình vườn ao chuồng (được viết tắt là VAC), là một mô hình trang trại thường gặp ở nước ta. Đây được xem là xu hướng phát triển tất yếu cho việc thúc đẩy sự phát triển hiệu quả, bền vững của nông nghiệp nông thôn nhờ các lợi ích mà mô hình này mang lại, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao.

Nội dung chính

Mô hình vườn ao chuồng (VAC) là gì?

Mô hình vườn ao chuồng (VAC) là một hệ thống sản xuất nông nghiệp bao gồm:

  • Vườn: chỉ các hoạt động trồng trọt trong vườn, nương rẫy, trên đồng hoặc mở rộng hơn là trồng rừng.
  • Ao: chỉ hoạt động đánh bắt, nuôi trồng các loại thủy hải sản như cua, tôm, cá,… trong ao, hồ, sông, suối, biển.
  • Chuồng: chỉ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm như nuôi gà, lợn, vịt,bò…

Đặc điểm và lợi ích của mô hình vườn ao chuồng

Mô hình vườn ao chuồng là hệ thống khép kín, có mối liên hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau

hệ thống khép kín và có mối liên hệ mật thiết với nhau
hệ thống khép kín và có mối liên hệ mật thiết với nhau

Trong hệ thống,nguồn thức ăn cho cá lấy từ phân do gia súc, gia cầm thải ra, hơn nữa phân còn được sử dụng để bón vườn. Sau đó ao nuôi phục vụ nước cho tưới tiêu, ngoài ra đất bùn khi vét cải tạo ao bổ sung đất tốt cho mọi cây trong vườn; còn vườn cung cấp rau cho chăn nuôi.

Tạo nên hệ sinh thái bền vững

mô hình vườn ao chuồng bền vững
mô hình vườn ao chuồng bền vững

Mô hình vườn ao chuồng cần đáp ứng đủ kỹ thuật thâm canh sinh học, phân vi sinh, sử dụng phân bón hữu cơ để hạn chế hóa chất. Không dùng phân hóa học nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao vì sử dụng hợp lý năng lượng mặt trời đất đai và mặt nước và cả các chất thải. Tuy đầu tư không nhiều mà đem lại thu hoạch cao.

Trong vườn trồng cây theo nhiều tầng, trồng xen vụ, cho cây leo lên giàn, dưới ao nuôi nhiều cá theo các tầng lớp khác nhau, sử dụng tối đa nguồn nước, chất phì của đất, ánh sáng mặt trời.

Giảm thiểu tác động tới môi trường

Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi
Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi

Chất thải từ chăn nuôi là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nitơ trong phân và nước tiểu của các vật nuôi. Nitơ bị vi khuẩn phân giải thành khí amoniac, ở điều kiện thiếu khí, amoniac biến thành nitrat, ở trong điều kiện yếm khí lại bị vi khuẩn biến thành nitrit (NO2) và các oxit nitơ ; sau đó các khí này bay lên tầng khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính.

Trong mô hình vườn ao chuồng thì chất thải của vật nuôi được sử dụng với mục đích bón cho cây trồng và một phần làm thức ăn cho cá. Vì vậy nitơ trong phân sẽ được cây trồng hấp thụ, tổng hợp nuôi các thành phần của cây, rồi vật nuôi lại sử dụng cây trồng để tổng hợp các thành phần của cơ thể. Như vậy, nitơ luân chuyển ở trong một hệ thống khép kín: từ cơ thể thực vật là cây trồng sang cơ thể động vật là vật nuôi và ngược lại, đây là lí do hạn chế được việc thải nitơ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Một số biến thể của mô hình vườn ao chuồng

Tổng hợp một số biến thể của mô hình VAC
Một số biến thể của mô hình VAC

Mô hình Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng

Mô hình vườn ao chuồng ruộng (VACR)
Mô hình vườn ao chuồng ruộng (VACR)

VACR là mô hình kinh tế trang trại kết hợp nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với trồng lúa nước và cây ăn trái, thường được áp dụng sản xuất ở các tỉnh miền Tây và đồng bằng sông Cửu Long.

Gia đình ông Trần Văn Được, trú tại xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm cho việc bán lúa, 35 triệu đồng/năm chỉ việc bán trái cây, riêng nuôi đàn heo và cá cho ông thu nhập gần 15 triệu đồng.

Mô hình trang trại Vườn – Ao – Chuồng – Rừng

Mô hình vườn ao chuồng rừng (VACR)
Mô hình vườn ao chuồng rừng (VACR)

Mô hình vườn ao chuồng rừng được rất nhiều nông dân các tỉnh vùng rừng núi áp dụng cho sản xuất nông nghiệp. Chính VACR đã giúp nhiều người dân vùng núi thoát khỏi cảnh nghèo đói trong nhiều năm nay.

Anh Trần Trung Nam, một đoàn viên thanh niên của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã thành công trong việc áp dụng mô hình vườn ao chuồng rừng bằng việc nuôi gà thương phẩm với lợn rừng và cá. Ngoài ra anh còn trồng các loại cây như quế, keo,…vừa giúp tăng thu nhập cho gia đình và vừa góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc. Mỗi năm anh thu về cho mình gần 200 triệu đồng, không bao gồm chi phí.

Mô hình Vườn – Ao – Hồ

Mô hình vườn ao hồ
Mô hình vườn ao hồ

Nguyễn Lê Ngọc Chinh, một thanh niên đến từ, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã cải tiến mô hình trang trại hiệu quả mô hình vườn ao chuồng trở thành mô hình trang trại Vườn – Ao – Hồ.

Vốn khởi nghiệp chỉ vỏn vẹn từ 120 triệu đồng, Chinh đã tiến hành mua đất để đào ao nuôi cá lóc, xây hồ nuôi ba ba và trồng cây dừa xiêm trên bờ ao. Mô hình kinh tế này đã mang lại cho chàng trai doanh thu hơn 1,2 tỉ đồng/năm.

xem thêm:

Nông nghiệp sinh thái- xu hướng nông nghiệp hiện đại cho tương lai

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây