Công nghệ biofloc được ứng dụng trong nuôi tôm như thế nào?

0
4226
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ Biofloc cho quá trình nuôi tôm đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ biofloc cũng như việc ứng dụng công nghệ này trong nuôi tôm như thế nào. Hãy cùng theo dõi nhé.

Nội dung chính

Công nghệ Biofloc là gì?

Có thể hiểu công nghệ Biofloc như một chuỗi Nitrat hóa trong nước mà không cần phải lọc hay thay nước. Về cơ bản, Biofloc sẽ tập trung chất hữu cơ phân tán trong nước như vi sinh vật, tảo, vi khuẩn,…. Chúng được kết nối với nhau nhờ vào lực hút tĩnh điện và hình thành một khối xốp màu vàng nâu.

Công nghệ Biofloc được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm
Công nghệ Biofloc được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm

Đồng thời, Biofloc sẽ thực hiện đồng hóa chất thải hữu cơ này và tạo thành sinh khối của vi khuẩn. Quá trình này diễn ra rất nhanh giúp cải thiện được môi trường nước và hoàn toàn không cần sự trợ giúp của ánh sáng hay bất kỳ loại tảo nào. Nhờ đó, Biofloc mang một lượng dưỡng chất rất cao và làm thức ăn cho sinh vật được nuôi trong ao nước như cá, tôm.

Công nghệ Biofloc có vai trò như thế nào trong việc nuôi trồng thủy sản?

Trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ Biofloc được xem như một giải pháp tiên tiến hàng đầu. Dựa vào khả năng tự tạo vi sinh vật, Biofloc mang đến những lợi ý tuyệt vời cho ngành nuôi trồng thủy sản như:

– Tạo nguồn đạm tại chỗ bằng cách chuyển hóa chất hữu cơ trong nước.

– Giữ chất lượng nước luôn ở mức ổn định mà cá, tôm có thể sinh sống được nhờ vào việc xử lý chất thải.

– Tạo mội môi trường sống ít bệnh cho cá tôm.

Ứng dụng công nghệ Biofloc mang đến lợi ích như thế nào?

Vài năm trở lại đây, công nghệ biofloc được ứng dụng để nuôi tôm rất rộng rãi vì có thể mang đến năng suất cao hơn nhiều so với cách nuôi thông thường. Không chỉ để nuôi tôm thương phẩm mà công nghệ này còn được ứng dụng để nuôi tôm siêu thâm canh.

  1. Tăng năng suất, giảm chi phí

Nếu ứng dụng đúng và có kinh nghiệm thì ứng dụng công nghệ biofloc có thể giúp tỷ lệ tôm sống duy trì ở mức 97% hoặc hơn. Đối với ao tôm siêu thương phẩm thì nhờ vào công nghệ này, người nuôi có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí thức ăn và tôm cũng tăng trưởng tốt hơn nhiều so với bình thường.

Công nghệ Biofloc giúp tăng năng suất nuôi tôm
Công nghệ Biofloc giúp tăng năng suất nuôi tôm
  1. Tạo nguồn giống tốt

Trong lĩnh vực sản xuất tôm giống, công nghệ Biofloc cũng mang đến nhiều lợi ích đáng kể. Theo đó, áp dụng hệ thống Biofloc khi sản xuất tôm bố mẹ sẽ giúp tạo nguồn giống có sức khỏe tốt cũng như ít nhiễm bệnh hơn.

Nguyên nhân là vì nguồn dưỡng chất tại chỗ được Biofloc tổng hợp rất tốt trong hoạt động tạo tuyến sinh dục cũng như quá trình phát triển của buồng trứng. Ngoài ra, thực tế đã chứng minh, nguồn dưỡng chất này còn giúp quá trình tích trữ dinh dưỡng của tuyến tụy, gan hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, các dưỡng chất này sẽ nhanh chóng được truyền đến buồng trứng dưới hình thức là huyết tương giúp kích thích quá trình tạo mô sinh dục và sinh sản.

  1. Có thể ứng dụng với nhiều mô hình nuôi tôm

Công nghệ biofloc còn có thể ứng dụng trong hầu hết các mô hình nuôi tôm hiện tại kể cả mô hình nuôi tôm trong ao lót bạt, nuôi tôm ngoài trời, trong nhà kính, … Thậm chí, nhiều người còn xây dựng hệ thống Biofloc trong một tòa nhà kính, không tiếp xúc với mặt trời (Biofloc nước nâu) để nuôi tôm.

Ứng dụng công nghệ Biofloc cần lưu ý những điều gì?

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho các mô hình nuôi tôm nhưng việc ứng dụng công nghệ Biofloc cũng cần tỉ mỉ và cẩn thận để tránh những sai sót đáng tiếc. Theo đó, người nuôi tôm cần lưu ý:

– Quạt nước trong ao nuôi tôm cần đảm bảo đặt đúng vị trí sao cho các hát hữu có có thể được giữ ở trạng thái lơ lửng trong nước. Nhờ đó, Biofloc có điều kiện tốt nhất để tạo khối vi khuẩn.

– Nước nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc cần được sục khí liên tục. Nguyên nhân là vì Biofloc hoạt động như vi khuẩn dị dưỡng hấp thu chất hữu cơ nên sẽ phải cần lượng oxy lớn để phát triển.

– Luôn phải kiểm soát được hàm lượng Nitơ, carbon thích hợp trong ao nuôi.

– Cần bổ sung thể tinh bột viên và mật rỉ đường cho tôm thường xuyên.

– Tốt nhất hãy lót bạt ao nuôi tôm khi xây dựng hệ thống biofloc để hạn chế sự trao đổi nước, tránh hiện tượng bị lây bệnh dịch.

– Tạo điều kiện tốt nhất để tôm sinh trưởng và phát triển như nhiệt độ nước ở mức 28 độ C đến 30 độ C, độ mặt ở mức vừa phải, mật độ tôm không quá cao.

Có thể nói, công nghệ Biofloc mang đến một bước tiến rất lớn cho ngành nuôi tôm. Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ này bà con nông dân cần phải lưu ý về vấn đề kinh phí vì chi phí đầu tư ban đầu nhiều hơn so với thông thường. Trái lại, hệ thống Biofloc sẽ đem lại năng suất cao và tránh được rủi ro dịch bệnh tốt cho ao tôm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây