Hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm mới nhất

0
4233
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ngày nay, nhu cầu may mặc đang lên cao. Các công ty thời trang thường cần một lượng lớn vải để sản xuất quần áo. Bà con cũng cần nuôi tằm để cung ứng vải ra thị trường. Sau đây, Agri xin giới thiệu kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm mới nhất. Mong rằng giúp ích cho bà con.

  1. Nội dung chính

    Chọn giống dâu trồng

Dâu là cây trồng lâu năm, do vậy trước khi trồng cần chọn giống dâu trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai khí hậu và tập quán thâm canh của từng vùng để phát huy hết hiệu quả của giống.

Cần chọn giống dâu trồng khỏe mạnh
Cần chọn giống dâu trồng khỏe mạnh

Hiện nay trong sản xuất có rất nhiều giống dâu đang được trồng. Tuy nhiên, có thể phân thành 4 nhóm dâu chính sau:
+ Nhóm giống dâu địa phương;
+ Nhóm giống dâu tam bội thể trồng bằng hom;
+ Nhóm giống dâu lai F1 trồng bằng hạt;
+ Nhóm giống dâu nhập nội.

2.   Chuẩn bị đất trồng dâu

  • Chọn vị trí đất:Cây dâu có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau: đất bãi ven sông, ven biển, đất đồi. Độ pH từ 5 – 8. Tuy nhiên đất trồng dâu phải thoát nước, không bị ngập úng lâu ngày. Không nên trồng dâu ở gần khu vực có các ống khói nhà máy, hóa chất độc. Nên qui hoạch vùng dâu riêng, không xen kẽ với các loại cây trồng khác như lúa, rau màu, thuốc lá…, vì khi sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu cho các cây trồng đó sẽ ảnh hưởng đến lá dâu nuôi tằm.
  • Thiết kế ruộng dâu:

Dâu là cây lâu năm, một lần trồng sau 15 – 20 năm mới phải trồng lại, do vậy phải tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch như: phân lô, hệ thống mương tưới, tiêu, đường nội đồng…

Trước khi trồng dâu, phải tiến hành điều tra xác định một số yếu tố về đất, nguồn nước tưới, tiêu để xác định các loại vật tư, phân bón chi phí cần đầu tư.

  • Làm đất:

Cày bừa: đất cho trồng dâu phải được cày, bừa trước khi trồng từ 1 – 2 tháng, độ sâu 20 – 25 cm để cho đất phong hoá hết. Bừa kỹ cho đất nhỏ, kết hợp san phẳng mặt ruộng, vơ cỏ.

Đào rạch: Đối với trồng dâu bằng cây con cũng như trồng bằng hom dều phải đào rạch (hoặc hố) nhưng kích thước rạch (hố) có khác nhau. Nếu trồng dâu bằng cây con gieo từ hạt: rạch đào sâu 30 cm, rộng 30 cm. Còn trồng dâu bằng hom thì rạch đào sâu 40 cm, rộng 40 cm. Khi đào lớp đất trên mặt để sang một bên, lớp đất dưới để sang một bên.

Phân bón: đối với dâu trồng mới cần thiết phải bón phân trước khi trồng, Phân hữu cơ 25 – 30 tấn/ha, Phân vô cơ: lân 800 kg, kali 270 kg/ha. Sau khi rải phân hữu cơ xuống rãnh, rải tiếp phân lân và kali, sau đó lấp đất trở lại rãnh, lớp đất trên mặt cho xuống trước, lớp đất phía dưới cho xuống sau.

3.   Thời vụ trồng dâu

  • Trồng dâu bằng cây con gieo từ hạt:

– Ở vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc nếu trồng bằng cây con thì thời vụ trồng có thể kéo dài quanh năm. Nếu ở vùng đất bãi ven sông do ảnh hưởng của nước lũ thì thời vụ trồng nên trồng vào vụ xuân hoặc sau khi đã hết lũ.

Trồng dâu bằng cây con sẽ giúp cây phát triển xanh tốt hơn
Trồng dâu bằng cây con sẽ giúp cây phát triển xanh tốt hơn

– Ở những vùng bãi ven biển nhiễm mặn, vùng duyên hải miền Trung nên trồng vào mùa mưa (tháng 8 – 10)

  • Trồng dâu bằng hom:Thời vụ trồng dâu bằng hom tốt nhất vào trung tuần tháng 12 đến tháng 1 năm sau, vì đây là thời điểm cây dâu bước vào ngủ đông, nên hom dâu giống có chất lượng tốt nhất, sau khi trồng xong có mưa xuân rất thuận lợi cho dâu nảy mầm, tỉ lệ sống cao.

4. Chăm sóc quản lý ruộng dâu sau trồng

Tưới nước, thoát nước:

Tưới nước: Đối với dâu trồng bằng cây con và trồng bằng hom sau khi trồng xong đều phải tưới nước cho chặt gốc, giữ đủ ẩm cho cây để phục hồi bộ rễ (với dâu trồng cây con) và ra rễ nhanh (với trồng hom). Với dâu cây trồng vào vụ hè nếu không tưới nước sẽ giảm tỉ lệ sống, khả năng hồi phục của cây chậm, sau đó cứ 3 – 4 ngày tưới 1 lần cho đến khi mầm dâu phát triển được 10 – 15 cm.

Thoát nước: Sau khi trồng nếu gặp mưa lớn kéo dài gây ngập úng ruộng dâu phải thoát nước kịp thời. Nếu để ruộng dâu ngập nước kéo dài cây dâu sẽ bị héo lá, vàng úa và chết.

Trồng dặm: Sau trồng 10 – 15 ngày (với trồng dâu cây), 25 – 30 ngày (với trồng hom), dâu sẽ nảy mầm. Cần kiểm tra phát hiện trồng dặm những cây bị chết, khuyết để đảm bảo mật độ.

Làm cỏ: Ruộng dâu mới trồng cây còn nhỏ, sinh trưởng chậm, cỏ dại có điều kiện phát triển nhanh, cạnh tranh ánh sáng, thức ăn với cây dâu. Cỏ dại phát triển còn là nơi cho sâu bệnh trú ngụ, phát sinh, vì vậy cần chú ý làm cỏ kịp thời cho ruộng dâu mới trồng, kết hợp làm cỏ và xới xáo đất để giữ ẩm, tạo thông thoáng cho cây dâu sinh trưởng phát triển tốt.

Phòng trừ sâu bệnh:
Cây dâu ở giai đoạn mới trồng bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại như: dế, sâu róm, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xám, rệp, xén tóc… và một số bệnh do nấm, vi khuẩn phá hoại. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời.

Thu hoạch lá
Đối với ruộng dâu mới sau khi trồng 4 – 5 tháng (với dâu trồng cây) hoặc 6 – 7 tháng (với dâu trồng hom) có thể thu hoạch lá cho nuôi tằm. Tuy nhiên, Việc khai thác lá ở ruộng dâu mới trồng dựa vào nguyên tắc: “Khai thác là phụ, bồi dưỡng cây là chính” khi cây dâu sinh trưởng đạt chiều cao 1 mét trở lên có thể khai thác từ 30 – 40 % lượng lá có trên cây. Tuyệt đối không khai thác lá khi cây còn nhỏ.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây