Trồng ngô vụ đông thực chất không khó nếu biết đến những kỹ thuật sau

0
1528
Trồng ngô vụ đông
Ngô là thực phẩm bổ dưỡng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trồng ngô vụ đông là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi những ngày gần đây, tiết trời đang rét đậm rét hại. Một bắp ngô nướng, một ly cacao nóng là tuyệt vời nhất để nhâm nhi trong những ngày này. Vậy, trồng ngô có gì khó, phải trồng ngô vụ đông như thế nào? Cùng tìm hiểu với agri bạn nhé!

Nội dung chính

Thời vụ trồng ngô vụ đông

Trồng ngô vụ đông
Tiến hành trồng ngô vào thời gian nào?

Để tiến hành trồng ngô vụ đông, bà con nên tranh thủ thời vụ tốt nhất. Hãy chuẩn bị cây con trồng trong bầu trước, chờ đến khi cây đạt tiêu chuẩn thì đem ra ruộng trồng.

Chọn giống trồng ngô vụ đông

Trồng ngô vụ đông thì việc sử dụng các giống ngô ngắn ngày, năng suất cao là tối ưu nhất. Những giống có khả năng chịu hạn và lạnh như: NK4300, CP333, LVN885, Nk4300Bt/GT… hay MX4, MX10, HN88… thuộc nhóm ngô nếp.

Tùy từng loại giống mà lượng giống phù hợp cho 1 ha là khoảng 20 – 25 kg.

Kỹ thuật làm đất trồng ngô vụ đông

Cách 1: Trồng ngô vụ đông bằng cách gieo hạt trực tiếp:

Sau khi thu hoạch lúa, tiến hành cày lật đất để tạo luống rộng khoảng 1,2 m, có rãnh rộng 30 đến 40 cm, sâu 20 đến 25 cm. Dùng cuốc rạch hàng ngang trên mặt luống sâu từ 2 đến 3 cm, hàng cách hàng 30 cm.

Cách 2: Trồng ngô vụ đông bằng bầu ươm:

Bề mặt ruộng bằng phẳng, không bị phá kết cấu, thì chủ động tưới tiêu, cắt sát gốc rạ, phủ rạ lên bề mặt ruộng. Việc tạo các rãnh thoát nước, sử dụng hệ thống tiêu thoát nước như sản xuất lúa là lựa chọn hàng đầu.

Dùng cuốc hoặc các dụng cụ chuyên dùng khác để tạo hốc đặt bầu theo kiểu nanh sấu, tạo luống đơn hoặc luống đôi. Trong đó, yêu cầu đối với luống đôi có bề rộng 90 đến 120 cm và trồng 2 hàng ngô với khoảng cách 50 đến 60 cm, bầu cách bầu 25 đến 30cm.

Trường hợp bề mặt ruộng không bằng phẳng thì cần phải có biện pháp làm phẳng bề mặt ruộng, giúp tiêu thoát nước, tạo điều kiện cho trồng ngô vụ đông. Với ruộng không chủ động tưới tiêu thì cứ 5 đến 7 hàng tạo 1 rãnh thoát nước.

Kỹ thuật trồng ngô vụ đông

Trồng ngô vụ đông với mật độ 57.000 đến 61.000 cây/ha, khoảng cách hàng cách hàng 65cm, cây cách cây 25 đến 30cm.

Trồng ngô vụ đông
Trồng cây ngô theo 2 cách

Cách 1: Trồng ngô vụ đông bằng cách gieo hạt trực tiếp:

Tra hạt theo các hốc trên rạch cách nhau 7 đến 12 cm, mỗi hốc gieo từ 1 đến 2 hạt. Cũng có thể cày một đường dọc theo luống để tạo rãnh và tra hạt dọc theo rãnh đã đào.

Cách 2: Trồng ngô vụ đông bằng kỹ thuật đặt bầu:

Đảm bảo độ ẩm đất ruộng trồng ngô vụ đông từ 85 đến 90%. Trước khi đặt bầu bón lót 8 đến 10 tấn phân chuồng hoai mục hoặc 2.500 kg phân hữu cơ vi sinh và 500 đến 600 kg lân supe. Trường hợp ruộng chua thì bón thêm 500 kg vôi bột. Bầu ngô đặt theo hướng lá xòe ra 2 bên hàng và vuông góc với chiều dài luống, trồng ở ruộng khi ngô đạt 2 đến 3 lá thật.

Bón phân chăm sóc sau khi trồng ngô vụ đông

Công thức phân bón trên 1 ha: 8 đến 10 tấn phân chuồng hoai mục hoặc 2.500 kg phân + 600 kg lân supe + 420 đến 450 kg đạm ure + 180 đến 200 kg kaliclorua + 500 kg vôi bột.   Trước khi trồng ngô vụ đông thì phải bón lót bằng phân chuồng, lân và vôi bột.

Khi ngô bén rễ, hồi xanh (từ 3-5 ngày sau khi đưa bầu ra ruộng) thì tiến hành bón thúc lần 1. Bón cách gốc 10 cm với từ 140 đến150 kg đạm urê + 60 đến 65 kg kali clorua, kết hợp tưới nước. Cách khác có thể hòa tan đạm, kali với nước để tưới kết hợp với vun vừa và làm cỏ.

Khi ngô được 5 đến 6 lá tiến hành bón thúc lần 2 với 140 đến 150 kg đạm urê + 60 đến 65 kg kali clorua, kết hợp với tưới nước, làm cỏ và vun cao.

Trồng ngô vụ đông
Cần lưu ý bón phân cho cây ngô

Khi ngô được 10 đến 11 lá, bón thúc lần 3 với lượng 140 đến 150 kg đạm urê + 60 đến 70 kg kali clorua. Bà con đừng quên kết hợp tưới nước, làm cỏ và vun cao để hạn chế đổ ngã.

Bình thường độ ẩm trồng ngô vụ đông tương thích là 70-80%, riêng giai đoạn 3-4 lá, 7-10 lá, xoáy loa kèn, tung phấn phun râu và chín sữa ngô rất cần nước.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng ngô vụ đông để ý các bệnh sinh lý do rét, hạn như huyết dụ, vàng lá… để giữ ẩm, bón phân lân và kaly để tăng tính chống chịu của cây.

Bệnh do sâu keo mùa thu: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, mật độ sâu cao thì sử dụng một trong các loại để thuốc phun trừ, phun theo hàng, ướt đều cả hai mặt lá và nách lá. Các loại thuốc khuyên dùng: Ratoin 5WG, Karuba WP, Lufen extra 100 EC, Enasin 32WP, Bitadin WP…

Bệnh do sâu đục thân: Trước tiên, chọn giống chống chịu sâu đục thân và gieo trồng đúng thời vụ. Bắt sâu bằng tay cho cây ngô, tiêu hủy ổ trứng.

Mật độ sâu cao phun hoặc rắc vào gốc cây ngô một trong các loại thuốc Patox 95SP, Enasin 32WP, Voliam Targo 063SC, hoặc thuốc dạng hạt Vibam 5H…

Trồng ngô vụ đông
Thu hoạch ngô thành quả

Trồng ngô vụ đông với những kỹ thuật từ A đến Z mà chúng tôi đã cung cấp. Hy vọng, bà con sẽ phát triển thành công mô hình này và cho sản phẩm bắp ngô to, ngon và bán được giá.

Xem thêm:

Sở hữu vườn bắp nếp chất lượng bằng những kỹ thuật đơn giản

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây