Áp dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại trường học ở các tỉnh vùng cao

0
1679
mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại trường học
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Không cầu kì và cần nhiều diện tích như nông nghiệp truyền thống, mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiện nay đã được trường học ở các tính miền núi ứng dụng để tạo môi trường thực tiễn cho học sinh. Không chỉ còn trên những trang sách khô cứng mà học sinh có thể trải nghiệm thực tế và học hỏi nhiều công nghệ hiện đại. Đồng thời, nhà trường còn cung cấp được nguồn rau sạch cho học sinh và cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường.

Nội dung chính

Nhà trường ứng dụng thực tiễn mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Ở một số huyện vùng cao cũng như thành phố Lào Cai, nhiều nhà trường đã thực hiện mô hình nông nghiệp công nghệ cao vào trong giảng dạy. Học sinh không chỉ tiếp cận được những công nghệ hiện đại trong nông nghiệp mà còn được trải nghiệm thực tế, có những buổi học thú vị hơn. Các nội dung về trồng trọt, chăn nuôi được tích hợp trong nhiều môn học của nhà trường.

Với lợi thế trường học nội trú trên địa của tỉnh miền núi, có diện tích canh tác lớn nên nhiều trường học tổ chức trồng rau, thậm chí nuôi gà, lợn… nhằm cải thiện bữa ăn cho các em.

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại trường học không chỉ thu hút học sinh tham giađe, m lại nguồn thực phẩm chính cho bữa ăn của các em. Mà còn tạo cảnh quan nhà trường xanh, sạch đẹp. Song việc làm này có ý nghĩa hơn còn giúp các em có điều kiện tiếp cận thực tế, phù hợp với tập quán, lối sống của người dân địa phương sau những giờ học trên giảng đường.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng tại nhiều trường học vùng cao

Các trường ở huyện miền núi đều chọn được cho mình một mô hình phù hợp. Tại Bắc Hà là mô hình trường học sinh thái và đã thành công ở Trường Mầm non Thải Giàng Phố, Trường Tiểu học Tả Phìn, Trường Tiểu học và THCS Tả Van, Trường PTDT Nội trú Bắc Hà…

Còn ở huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Yên lại có những mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, trường học nông trại… Nhưng đặc biệt hơn cả, tại huyện Văn Bàn, mô hình trồng cây trong nhà lưới tích hợp công nghệ cao đang là cách làm mới đang áp dụng tại nhiều trường học trên địa bàn.

Tại Trường THCS Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn), học sinh được tiếp cận với nhà lưới, nhà kính, trồng cây trên giá thể, tưới tự động

Sự thay đổi nhận thức của học sinh từ mô hình thực tiễn

Mặc dù, gia đình nhiều em sinh sống phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng những trang thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho việc chăm tưới cũng phần nào thay đổi nhận thức của các em về lĩnh vực nông nghiệp.

Từ khi đi vào hoạt động, hệ thống nông nghiệp công nghệ cao giúp mỗi giờ thực hành của học sinh trong trường có nhiều điểm thú vị và ý nghĩa hơn.

Học sinh Vũ Thanh Thúy, lớp 8A cho biết, khi ở nhà bố mẹ trồng cây kỹ thuật rất đơn giản, không như ở trường nên hiệu quả không cao. Ở trường chúng em học về bảo với bố mẹ áp dụng thì hiệu quả cao hơn. Chúng em rất hứng thú với việc trồng cây như thế này.

Sản phẩm từ mô hình nông nghiệp công nghệ cao phục vụ bữa ăn học sinh bán trú

So với việc làm vườn theo phương pháp truyền thống trước kia, thì mô hình trồng cây áp dụng công nghệ cao của Trường THCS Khánh Yên Hạ cho thấy nhiều ưu việt, giúp canh tác chủ động, đa dạng giống trồng.

Các sản phẩm sau khi thu hoạch về đem phục vụ cho chính bữa ăn của các học sinh bán trú tại trường. Khu vực trồng rau xanh công nghệ cao của nhà trường đủ chia đều cho các lớp và là nguồn thực phẩm phong phú, sạch, dồi dào…

Hiệu trưởng nhà trường, thầy Nguyễn Văn Tấp, cho biết:” Khi trồng trong nhà lưới thì áp dụng kỹ thuật cao hơn, không bị bên ngoài tác động vào, hạn chế được sâu bệnh từ đó sản phẩm nhiều và chất lượng. Học sinh qua đó thì thấy được hiệu quả, làm việc hăng say, kết hợp giữa học và hành tốt hơn.”

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Bàn, xuất phát từ thành công của các mô hình trường học nông trại trên địa bàn, ngành nông nghiệp huyện đưa thêm ứng dụng công nghệ cao vào nhằm giúp học sinh tiếp cận dần với những kỹ thuật tiên tiến, góp phần định hướng nghề nghiệp, thay đổi tư duy canh tác cho bản thân gia đình các em vốn vẫn lấy nông nghiệp làm trụ cột kinh tế.

“Ngoài hướng dẫn cho các em thì đây cũng là cơ hội để tuyên truyền cho các em thấy được lợi ích của sản xuất ứng dụng công nghệ cao, từ đó có tác động nhất định tới các hộ nông dân là cha mẹ phụ huynh các em để sau này có thể tiếp cận, mở rộng mô hình trên địa bàn”, ông Thiện cho hay.

Hiện, toàn huyện Văn Bàn có tổng cộng 15 trường học được trang bị hệ thống nhà lưới, nhà kính, qua thời gian đi vào vận hành cho thấy hiệu quả hết sức khả quan. Một số trường sau thành công bước đầu đang có ý tưởng chuyển đổi sang một số giống mới và khó hơn như dâu tây, cà chua đen, rau trái vụ, hoa các loại… cho học sinh thỏa sức trải nghiệm, để trường học vốn thực tiễn càng thêm thực tiễn.

Xây dựng vùng nông thôn công nghệ cao tại tỉnh Tuyên Quang

Nguồn:https://nongnghiep.vn/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây