Cách nuôi cá trắm cỏ nghe thì vừa lạ lại vừa quen, bởi cá trắm cỏ thuộc top những loài cá nước ngọt dễ nuôi nhất. Nhưng cách nuôi cá trắm cỏ làm sao để không chỉ đem lại năng suất cao mà còn tạo giá trị thương mại dài lâu thì còn cần chút kỹ thuật đấy. Bà con mau mau tìm hiểu cùng tôi nào.
Đôi lời giới thiệu về cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ (hay ta còn gọi là cá trắm trắng) là một loài cá nước ngọt dễ nuôi.
Chúng không phải là loài cá nước ngọt cho chất lượng thịt hảo hạng so với nhiều loài khác, nhưng cách nuôi cá trắm cỏ rất đơn giản và năng suất cao.
Cách nuôi cá trắm cỏ cũng được đơn giản hóa với những điều kiện nằm trong tầm đáp ứng bình thường.
Nếu môi trường nuôi được tạo điều kiện tự nhiên cung cấp nhiều nguồn thức ăn hữu cơ thì cá trắm cỏ tìm tới cỏ, rong rêu, và sinh vật phù du.
Trong lúc nuôi, người nông dân cũng thường cho cá ăn thức ăn như cá tạp, động vật giáp xác nhỏ, hoặc thức ăn công nghiệp.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các nguồn thức ăn từ việc nuôi trồng, hoạt động nông nghiệp khác để tránh lãng phí miễn là không gây hại cho cá.
Cá trắm cỏ thích những vùng nước trong. Người dân địa phương nhiều nơi tự lập ao quy mô nhỏ nuôi trồng đã có thể đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ rồi.
Cá trắm cỏ có đặc điểm sinh học khá đặc trưng, chúng có phần thân dài, hình dáng hơi rập khuôn như là ống trụ.
Phần dưới thân cá trắm cỏ thuôn dần và thu hẹp dần bán kính bụng khi kéo về phần đuôi. Cá có chiều dài gấp hơn 3 lần chiều cao của nó.
Cá trưởng thành lớn có thể nặng hơn 35kg và dài gần 2m hoặc hơn một chút.
Miệng cá trắm cỏ tròn vêu lại, trái ngược với đặc điểm phổ biến của nhiều loài cá nước ngọt, cá trắm cỏ không có râu, hơn nữa hàm trên của chúng dài hơn hàm trên và quặp lại như dáng vòm.
Cá trắm cỏ có ba màu đan xen trên lớp da của mình, phần thân giữa trên lưng nó mang màu vàng ánh xanh có thể nhìn thấy rõ dưới ánh nắng mặt trời, sống lưng thì có màu xám vàng và phần bụng thì có màu xám trắng.
Đừng nhầm lẫn cá trắm cỏ với cá chép nhé, vì đây cũng là một loài cá thuộc họ cá chép, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định.
Ví dụ ở phần viền mang có những nếp màu đỏ hồng nhạt, mang cá trắm có cũng khá ngắn và không có nhiều nếp viền như loài khác.
Hãy nắm rõ đặc điểm và phân biệt cá trắm cỏ như một người chuyên nghiệp nhé, bởi trước khi học cách nuôi cá trắm cỏ thì phải lựa được cá.
Cách nuôi cá trắm cỏ từ A đến Z
Chuẩn bị ao với cách nuôi cá trắm cỏ trong ao
Bất cứ loài cá nào cũng thế, đều phát triển tốt hơn trong môi trường tự nhiên. Vậy nên, cách nuôi cá trắm cỏ tốt nhất trước tiên là phải biết tận dụng các nguồn nguyên liệu, tài nguyên có sẵn.
Có thể sử dụng các ao đất đã đào sẵn và có điều kiện đất đai tốt ở nơi chăn nuôi để có thể tiết kiệm và hỗ trợ tăng điều kiện chăn nuôi.
Về diện tích ao nuôi thì ít nhất cũng nên đạt cỡ 250 mét vuông, không nhất thiết phải lớn hơn hay đạt mức 1000 mét vuông vì mỗi người, mỗi hộ có điều kiện khác nhau.
Cá trắm cỏ đặc biệt thích nước trong và thoáng, không gian rộng và mật độ oxi vừa phải nên phải đảm bảo vét cạn ao.
Sau đó thêm các bước như bón vôi sát trùng, khử khuẩn cho một mùa chăn nuôi vệ sinh, an toàn.
Bờ đắp ao có thể sử dụng đất thịt, nhưng phải đảm bảo bờ đất chắc chắn, an toàn và bền chắc.
Ao tự nhiên chắc chắn sẽ tụ bùn dưới đáy, đây là điều kiện tốt, hãy tận dụng lớp bùn ấy, nhưng phải nạo bớt nếu quá dày và chỉ nên để dành một lớp dưới 30cm.
Còn nếu không có lớp bùn ấy thì phải tự đắp bùn, lớp bùn ấy tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá và tạo môi trường nước có nhiều dưỡng chất.
Cách nuôi cá trắm cỏ muốn đạt hiệu quả thì phải đảm bảo từ những khâu đầu tiên, chất lượng ao phải luôn được đảm bảo.
Nếu ao đã dùng để nuôi qua vài mùa vụ thì phải định kỳ cải tạo ao nuôi cá, vét cạn ao cũ và loại bỏ cá thừa lại.
Nạo đi lớp bùn thừa cũ, vệ sinh các bụi cỏ, cây cối mọc sai vị trí và quá nhiều, ảnh hưởng môi trường nuôi cá.
Dù là ao cũ hay ao mới thì đều cần rải vôi để sát khuẩn với nồng độ 5 – 7kg cho 100 mét vuông, phơi tầm 2 ngày đến một tuần đến khi xuất hiện vết chân chim trên đất.
Sau đó thì cho nước vào.
Mực nước trong ao cần đảm bảo vừa đủ.
Nên đổ nước vào ao tầm 1m đến hơn một chút, không nên vượt qua tiêu chuẩn quá sâu hay quá cạn.
Bờ ao cách mặt nước tầm 1 – 1,2m.
Nếu cần nên đắp bờ tường để cá và nguồn thức ăn không bị thất thoát.
Nước ao phải là nước sạch, có thể bố trị hệ thống lọc. Nước không bị tù đọng, váng vi khuẩn.
Bón vào nước phân hữu cơ tự nhiên để tăng nồng độ dinh dưỡng, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Bón trước khi cho cá vào vài ngày.
Độ pH có thể bắt đầu từ 6,5 đến hơn. Nếu cần vệ sinh rác thải, thực vật bẩn trên mặt ao thì dùng lưới mắt nhỏ để tránh bị sót, sẽ khiến môi trường sống bị ảnh hưởng.
Cách nuôi cá trắm cỏ bước đầu thế là xong.
Chọn cá trắm cỏ bố mẹ như thế nào
Mỗi loại cá trắm cỏ đều được chọn lựa theo các tiêu chí khác nhau tùy theo giới tính của chúng.
Cá trắm cỏ cái
Cần lưu ý vài điều về đặc điểm sinh học, cách nuôi cá trắm cỏ hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm sinh sản thôi đâu.
Cho cá nằm ngửa và phần bụng hơi nhô lên mặt nước, quan sát xem phần bụng cá có bình phẳng từ phần vây ngực xuống hậu môn không, có bị lồi quá so với mặt nước không.
Nếu phân bụng phẳng thì cá đạt yêu cầu.
Nếu vị trí từ bụng dưới trở lên mang mà lồi lõm, không đều thì cá có quá nhiều mỡ trong nội tạng, bị thừa mứa thức ăn trong bụng.
Hãy ấn nhẹ vào phần bụng của cả, hoặc chỉ cần để tay phía trên bề mặt da cá, nếu chúng mềm đều, không thô ráp hay lồi lõm là được.
Đồng thời ôm cá di chuyển quau lại theo nhiều phía, để đầu cá nhô lên hẳn khỏi mặt nước, quan sát xem bụng cá có phản ứng lại với những di chuyển đó không.
Nếu có thì cá đạt yêu cầu. Ngoài ra xương sườn hai bên hông cá có thể cảm nhận bằng tay được thì tuyến sinh dục hoạt động ổn.
Ngoài ra hậu môn cá cũng có thể quan sát ra tình trạng tuyến sinh dục, nếu chúng màu hồng và có nếp gấp thì tình trạng tốt.
Tuy nhiên, nếu yếu tố sinh học chưa đủ thì có thể dùng tới biện pháp thử chắc chắn hơn.
Dùng que dò trứng và đưa vào cơ quan sinh dục của cá, xoay que một đến hai vòng trong đó để lấy trứng, nếu cá sinh sản tốt thì que thu được từ 30 – 50 trứng.
Để kiểm tra xem cá đã đạt đến giai đoạn thành thục và sẵn sàng bước vào thời kì sinh sản chưa thì cho trứng dò được vào nước sạch trong tô nhỏ.
Trứng nếu có màu xanh hoặc vàng, có kích thước tròn, đều nhau là đạt. Hoặc nếu dùng dung dịch thử trứng thấy trứng có nhân phân cực và hiện rõ thì đạt.
Cách nuôi cá trắm cỏ cái để kích trứng cũng không khó.
Cá trắm cỏ đực
Cách nuôi cá trắm cỏ hiệu quả cũng cần đảm bảo ở khâu này, cá đực chắc chắn không thể bỏ qua.
Hình thể của cá trắm cỏ đực không cần yêu cầu gì nhiều, chỉ cần không bị dị tật hay xây xát.
Cho cá nằm ngửa như cách thử cá cái, dùng tay vuốt lực vừa phải (không ấn mạnh) từ vây ngực xuống gần hậu môn mà có tinh trùng đặc và đục chảy ra, tan nhanh là đạt.
Chọn cá giống và thả giống
Cá giống đạt yêu cầu cũng chỉ cần không xây xát, yếu và bơi khỏe là được.
Có thể áp dụng cách nuôi cá trắm cỏ xuất chuồng tỉa, có nghĩa là xuất một phần cá đi theo từng đợt.
Mật độ thả giống vào khoảng trung bình 30 con trên một mét vuông.
Trước khi thả cá giống thì tắm cho cá bằng thuốc tím hoặc dung dịch muối ăn để khử đi hết kí sinh trùng và mầm bệnh.
Sục khí oxi vào đồng thời với khi thả cá.
Không thả trực tiếp cá vào ao mà cho cá vào túi, sau đó ngâm túi trong nước ao khoảng mười đến mười lăm phút cho cá có thể bơi lội linh hoạt thì thả cá ra.
Chuẩn bị thức ăn cho cá trắm cỏ
Cách nuôi cá trắm cỏ thực ra nói đơn giản bởi vì điều kiện thức ăn của nó rất dễ đáp ứng.
Ngoài tự nhiên, chúng ăn cỏ, rong, và một số loại cá tạp, tôm, mực,… hoặc các sinh vật nhỏ, phù du, ấu trùng.
Nếu không đủ nguồn thức ăn công nghiệp hoặc thực phẩm hữu cơ để nuôi cá thì có thể áp dụng cách nuôi cá trắm cỏ tự nhiên bằng các dinh dưỡng tự nhiên trong ao.
Hoặc có thể áp dụng cách nuôi cá trắm cỏ bằng ngô, sắn,… trồng được từ canh tác hoặc trồng thêm thực vật trong ao cho cá ăn.
Cá khi còn nhỏ thì băm nhỏ thức ăn rồi mới cho cá ăn, thức ăn cần vừa với kích cỡ cá có thể tiêu thụ.
Quan sát và vệ sinh vụn thức ăn để tránh ô nhiễm ao.
Nhưng cũng cần chú ý về trọng lượng thức ăn cho cá.
Nếu là cách nuôi cá trắm cỏ bằng các loại thức ăn như lá khoai, lá chuối thì bằng khoảng 35% trọng lượng cá, còn nếu là rong, tảo,… thì chiếm hơn 50% trọng lượng cơ thể cá.
Các loại sản phẩm canh tác nông nghiệp được trộn vào thức ăn của cá như cám, bột ngô, cám gạo,… chỉ nên chiếm 2 – 3% lượng thức ăn tổng để tránh cá ứ mỡ.
Cách nuôi cá trắm cỏ hiệu quả cũng nhờ vào cách cho ăn
Rải đều thức ăn từ từ khắp ao theo từng đợt để đảm bảo lượng ăn và cá đợc ăn đều.
Vớt đi lá cỏ, lá hư hại sau mỗi lần cho ăn vì không phải loại nào cá cũng có thể ăn được.
Mùa vụ thu hoạch đã tới
Cách nuôi cá trắm cỏ xuất ao tỉa rất phổ biến, người chăn nuôi sau khoảng 5 – 6 tháng thì đều định kỳ xuất bớt cá đi.
Đồng thời thả thêm cá nhỏ chiếm 5% tổng số cá trắm cỏ để tăng năng suất cá.
Hết mùa vụ thì có thể tổng thu hoạch, cách nuôi cá trắm cỏ thông minh là phải biết ghi chép làm tư liệu và dễ theo dõi, nếu cá nào không đạt chỉ tiêu thì giữ làm giống cho mùa vụ kế tiếp.
Cách nuôi cá trắm cỏ – cuốn cẩm nang hôm nay tạm dừng tại đây, mong là giúp ích được cho bà con và cung cấp được nhiều thông tin hữu ích. Chúc bà con may mắn và tìm ra cách nuôi cá trắm hiệu quả nhất của riêng mình nhé.
Xem thêm: Cách nuôi cá chép năng suất và chất lượng đảm bảo top 1