Cách nuôi cá chép năng suất và chất lượng đảm bảo top 1

0
2657
cách nuôi cá chép
Bầy cá chép tiềm năng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cách nuôi cá chép thực ra không phải là một câu hỏi xa lạ đối với nhiều bà con nông dân, nhưng làm sao để nuôi cá chép sao cho thịt giòn, năng suất cao mà còn đơn giản, dễ đầu vốn thì chưa chắc ai cũng trả lời được.

Thế thì hôm nay tôi sẽ giúp cả nhà mở ra cánh cửa thần kì ấy nhé, đảm bảo cá chép sẽ trở thành thần tài số 1 của bà con nông dân ạ!

Nội dung chính

Xác định cách nuôi cá chép

Bước đầu tiên chuẩn bị để bước vào quy trình nuôi trồng cá chép, trước tiên phải xác định cách nuôi cá chép, chính là xác định hình thức nuôi cá chép.

Cách nuôi cá chép lồng bè

Cách nuôi cá chép thông minh trước tiên thể hiện ở tầm nhìn đối với vị trí địa lý của người nuôi.

Trước tiên hãy xác định vị trí sẽ đặt bè, bởi đây là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nước và khả năng sinh trưởng, sinh sản của cá chép trong mùa vụ nuôi.

Hãy chọn những nơi có mạch nước lưu thông thuận lợi, không cản trở tình hình giao thông – vận tải và rộng rãi để tiện cho việc quyết định diện tích bè xây lên.

Tránh những nguồn nước gần những khu dân cư, khu đô thị, hay những nhà máy, chợ hải sản,… vì nước ở đó dễ bị ảnh hưởng bởi những chất thải, xác động vật thối rữa,…

cách nuôi cá chép
Cá chép được bơi lội tự do

Neo bè ở vị trí tiện cho các hoạt động nuôi trồng và chăm sóc cá.

Mực nước có độ sâu đáng kể, ít nhất là từ 3m trở lên, đáy lồng cách đáy sông khoảng 1m là vừa đủ.

Tốc độ lưu thủy phải từ mức trung bình trở xuống, tốt nhất là từ 0,2m/s.

Độ pH của nước cũng phải được đảm bảo trong mức trung bình từ 6,5. Oxi được cung cấp phải đủ ít nhất 5mg/1000ml.

Nhiệt độ phù hợp cho cá chép nhất để cách nuôi cá chép hiệu quả là từ 20 – 32 độ C.

Vì nơi neo lồng bè không chỉ neo một lồng nên kích cỡ lồng chỉ bằng một phần năm khu vực đặt bè.

Bố trí trong khoảng 10 lồng hoặc hơn một chút, mỗi lồng cách lồng khác khoảng 250m.

Lồng bè phổ biến thì có thể làm từ gỗ hoặc các loại tre, nứa. Bây giờ cũng đang dần nổi lên cách làm lồng bằng sắt, chắc chắn hơn nhưng phải cần bệ nâng đỡ chắc chắn hơn.

Rào lưới xung quanh lồng bè nuôi cá lóc, lưới cao cỡ 1m,

Lồng có thể tích từ 70 – 90 m3 là tốt nhất.

Cách nuôi cá chép trong ao

Ao nuôi cá chép đòi hỏi độ rộng rãi, thông thoáng cùng bố trí kích thước hợp lý nên hãy xây ao nuôi hình chữ nhật.

Các khe góc nên được đắp kín và xây thuôn để không tạo ra kẽ hở.

Bờ đất xây ao hoặc bờ đắp ao phải chắc chắn, hơi cao, không có nhiều bụi cỏ dại.

Chia hai ống dẫn nước vào và thải nước ra riêng biệt, ao xây có phần đáy dốc dần về phía ống thoát nước.

cách nuôi cá chép
Cùng bắt đầu đếm ngày thu hoạch

Kể cả dùng nắp đậy ao hay có nắp dở thì ao phải đảm bảo điều kiện ánh sáng cho cá chép, nhờ đó tảo trong nước thực hiện các quá trình quang hợp thì sẽ sản sinh các chất tự nhiên.

Tảo cũng là một nguồn thức ăn hấp dẫn cho cá chép, tận dụng chính là cách nuôi cá chép khôn ngoan.

Đầu tư một hệ thống lọc ở hai bên ống dẫn nước và ống thoát nước, một bên lọc nước trước khi nuôi cá, và bên còn lại lọc nước thải trước khi xả ra.

Nguồn nước cung cấp phải được đảm bảo trong quá trình chọn vị trí nuôi cá để tiện lợi, chất lượng nước cũng phải thuộc hàng tốt.

Ao nuôi diện tích có thể bắt đầu với 1000m2 và độ sâu từ 3m.

Đất đắp bờ ai hoặc đắp đáy ao thì là đất mùn hoặc đất thịt tự nhiên, không bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn.

Đáy ao nên có một lớp đất hoặc mùn khoảng 25cm để cá có thể tự rỉa thức ăn hoặc lẩn mình.

Độ bám chắc của đất cũng cần được kiểm tra.

Cũng như vị trí đặt lồng bè, cách nuôi cá chép trong ao cũng yêu cầu nơi đắp ao tránh những nơi đông người và có nhiều hoạt động của con người.

Như thế vừa tránh được cản trở các hoạt động khác vừa không để cá bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.

Trước khi thả cá vào thì phải vét cạn ao, thu dọn những con cá hoặc sinh vật sót lại, sau đó rửa sạch đáy bằng các dung dịch thuốc tím,… rồi rải vôi bột đều khắp đáy ao.

Tỉ lệ vôi bột được rải là khoảng 10kg/ 100m2 để đảm bảo đủ khử trùng, sát khuẩn mà cũng không bị thừa.

Xây dựng môi trường nước đầy đủ các yếu tố cân bằng và cung cấp nhiều dưỡng chất tự nhiên cho cá.

Sau khi rải vôi thì phơi ao từ 2 – 3 ngày để vôi được ủ và phát huy tác dụng, qua các quá trình xúc tác hóa học còn có thể tích trữ nguồn không khí dưới đáy ao trước khi cho nước vào.

Nếu bạn không thể quan sát chính xác tình trạng sẵn sàng của ao thì hãy nhìn lớp đất ủ dưới đáy cùng vôi, nếu chúng khô và xuất hiện các vết nứt nhỏ nhưng nối dài thì là đạt tiêu chuẩn.

Bơm nước vào ao đồng thời với máy sục khí hoạt động.

Phải có hệ thống lọc, ít nhất cũng không để các sinh vật lạ hay vi khuẩn mang mầm bệnh lọt vào môi trường nuôi cá.

Nước bơm vào nên chờ phơi chút ít cho đến khi nước có màu xanh nõn chuối, các yêu cầu về yếu tố hóa học cũng phải được đáp ứng đủ.

cách nuôi cá chép
Chuẩn bị nguồn nước

Có thể tăng cường sự hoạt động của các phân tử nước bằng cách dùng các thuốc sát trùng, diệt khuẩn.

Khi nước gần đạt màu sắc yêu cầu thì trộn bột cám, bột gạo với phân hữu cơ để rải vào nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên.

Nếu ao nuôi có mật độ nuôi vừa nhưng diện tích ao lớn, hãy sử dụng cách nuôi cá chép bằng hợp chất có sẵn trên thị trường để thực hiện bước này.

Kiểm tra, đối chiếu kĩ càng rồi mới thả cá vào.

Cách nuôi cá chép trong ao bước đầu cũng đơn giản mà, bà con nhỉ?

Cách nuôi cá chép giống có chọn lọc

Cách chọn cá chép giống

Cách nuôi cá chép và chọn cá giống đảm bảo thì bà con nên tìm đến những cơ sở uy tín, chuyên nghiệp và chuyên phân phối cá chép giống.

Như thế thì có thể chọn ra những con giống thành đàn có chất lượng không quá chênh lệch.

Cá chép giống đạt tiêu chuẩn có chiều cao khoảng 0,8 – 1cm.

Cơ thể cá không bị thương tật, không xây xước và không bị bệnh. Cá bơi khỏe, da đều màu và có lớp bóng phản chiếu từ nhớt tự nhiên.

Màu sắc đặc trưng của cá lóc cũng phải đạt chuẩn.

Mỗi đàn giống chọn về đều phải đảm bảo kiểm định thú y uy tín.

Xử lí cá chép giống chuyên nghiệp

Để cá thử làm quen với nước, neo xuống nước một cái rổ lưới hoặc giai nhỏ, thả vào khoảng tám đến mười con cá.

Theo dõi tình trạng của cá sau khoảng 30 phút, nếu cá chết hoặc có dấu hiệu không ổn thì ngay lập tức vớt cá ra, xử lí lại nguồn nước.

Còn nếu cá hoạt động bình thường thì có thể yên tâm thả cá vào rồi đấy.

Ngoài ra cách làm trên có thể biến tấu một chút để cho cá thử nhiệt độ nước, hãy bọc cá trong túi nước rồi cho túi nước đó xuống ngâm trong ao khoảng 5 – 10 phút.

Đặc biệt là thao tác này không thể thiếu trong những ngày hè nhiệt độ dâng cao để cá không bị sốc nhiệt.

Cá bơi lội tung tăng, khỏe mạnh thì thả cá ra.

Cá giống phải được vệ sinh sạch sẽ các kí sinh trùng trên cơ thể, hãy tắm cho cá trong dung dịch muối ăn hòa loãng nồng độ 2 – 3%, cá tắm khoảng mười lăm phút là được.

Chọn thức ăn cho cá

Mật độ ương giống càng thưa thì lượng thức ăn cũng càng nhiều hơn.

cách nuôi cá chép
Cho cá chép ăn

Hai tuần đầu tiên thì cho ăn khoảng 3kg trung bình 1000 cá,  hai tuần kế tiếp thì tăng lên gấp đôi, hai tuần tiếp đó thì tăng lên gấp rưỡi, và giai đoạn cuối cùng lượng thức ăn sẽ lên tới 10kg.

Thức ăn của cá chép có thể là các loài cá tạp, động vật giáp xác nhỏ, tảo,…

Các cách nuôi cá chép theo hình thức thông minh

Hiện nay cách nuôi cá chép ghép đã dần trở nên phổ biến, và tùy vào địa điểm nuôi mà tỉ lệ cá chép sẽ khác nhau.

  • Cách nuôi cá chép ghép trong ao thì tỉ lệ cá chép chỉ nên chiếm khoảng 10% vì đối tượng chú trọng là các loại cá nuôi ghép.
  • Cách nuôi cá chép trong đầm thì cá chép sẽ chiếm tỉ lệ 30% với diện tích cho cá chép tương ứng 30%.
  • Cách nuôi cá chép ở ruộng thì cá chép sẽ chiếm hơn phân nửa, nhưng diện tích dành cho mỗi con cá chép giảm còn 12 – 15 mét vuông.

Vận chuyển cá giống

Sử dụng bao ni lông có bơm oxy để vận chuyển cá đến ao nuôi, thả cá lúc thời tiết mát dịu.

Chăm sóc cá chép

Cá được cho ăn với tỉ lệ thức ăn là 3% so với tổng số cá, cá càng lớn thì lượng thức ăn cũng càng giảm.

Ngày cho cá chép ăn hai lần vào hai buổi, nếu nước bị thiếu oxi khi cho cá ăn thì dùng máy sục khí bơm vào trước đó, và tránh cho cá ăn lúc thời tiết mưa hoặc nắng gắt.

Cách nuôi cá chép ở điều kiện nhân tạo sẽ khiến cá không có sức khỏe đảm bảo như khi ở ngoài tự nhiên, đặc biệt sức đề kháng với các bệnh do ăn uống càng kém.

Hàng ngày nên bổ sung các hợp chất hỗ trợ đường ruột vào trong thức ăn để cá tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Định kỳ bổ sung khoáng chất và vitamin C vào thức ăn của cá để giúp cá bổ sung.

Tỉ lệ các dưỡng chất bổ sung nên rơi vào khoảng 3 – 5g trên một kg thức ăn.

Làm một cuốn sổ tay về cách nuôi cá chép, qua đó thuận tiện kiểm tra, theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của cá.

Lượng nước cũng phải được quan sát, định kỳ thay nước và chỉ nên thay 15 – 20% lượng nước trong ao, nhưng nếu ao có mức độ ô nhiễm cao thì có thể nâng lên từ 30%.

Kiểm tra mỗi ngày bờ ao, các hệ thống đường ống để đảm bảo không xảy ra sự cố bất ngờ như tràn nước,…

Cá càng lớn thì mực nước càng cao.

Ghi chép các dấu hiệu của cá, neeusu cá nổi đầu và quẫy bơi không có hướng thì khả năng là thiếu oxi, hoặc các triệu chứng khác để kị thời ứng phó.

Trong những mùa mưa lũ thì nên trang bị cẩn thận, tu sửa nếu cần để tránh thất thoát cá.

Đến lúc thu hoạch cá chép rồi

Một mùa vụ với cách nuôi cá chép chuẩn thì kéo dài khoảng 8 tháng là thu hoạch được rồi, cũng có trường hợp thu tỉa mỗi ngày những con cá thịt có giá trị thương phẩm cao.

Trước khi thu hoạch hai ngày thì ngừng cho cá ăn, huấn luyện thể lực cho cá và cho cá làm quen môi trường vận chuyển trước.

Kiểm kê cá đầy đủ rồi mới đem đi thu hoạch đấy.

Bà con có hài lòng với cẩm nang về cách nuôi cá chép tôi vừa đưa ra chứ? Kinh nghiệm chỉ được tích lũy qua nhiều lần thực hành, bà con hãy mạnh dạn bắt tay vào thử nghiệm và học hỏi nhé. Chúc cả nhà may mắn.

Xem thêm: Bật mí về chi phí nuôi 100 con vịt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây