Sầu riêng – một loại trái cây gây nghiện với hương thơm nồng nàn, vị ngọt béo quyến rũ, nếu bạn đã trót nghiện loại quả này, Agri.vn điểm qua các loại sầu riêng ở Việt Nam được ưa chuộng để có sự lựa chọn đa dạng nhé!
-
Sầu riêng Ri 6
Sầu riêng Ri 6 có nguồn gốc nhập ngoại và được trồng thành công đầu tiên bởi ông Sáu Ri tại Long Hồ – Vĩnh Long, về sau được nhân giống rộng rãi bởi chất lượng và năng suất cao. Cái tên Ri 6 được đặt theo “cha đẻ” của giống cây này tại Việt Nam. Sầu riêng Ri 6 được người tiêu dùng bình chọn là “vua” của các loại sầu riêng bởi mùi thơm đặc trưng, cơm dày, hạt lép, vị ngọt, béo vừa phải.
Trái sầu riêng Ri 6 trung bình 2-3kg có dạng bầu dục, phần đáy hẹp. Vỏ trái mỏng, có màu vàng – xanh. Cơm sầu riêng dày màu vàng bắt mắt, hạt bé hoặc lép hoàn toàn. Giống sầu riêng của ông Sáu Ri hiện nay được trồng phổ biến và cho trái chất lượng cao ở các tỉnh Vĩnh Long, Cái Mơn, Chợ Lách- Bến Tre.
-
Sầu riêng Monthong Thái Lan
Du nhập vào Việt Nam những năm đầu thập niên 90, đến nay sầu riêng Monthong Thái Lan đã trở thành một trong những giống sầu riêng rất được ưa chuộng không thua kém sầu riêng Ri 6.
Quả sầu riêng Monthong có màu xanh hoặc gi, hình quả trứng hoặc hình chữ nhật, gai dày, mỗi trái có trọng lượng trung bình từ 2-4kg. Cơm sầu riêng có mùi thơm nhẹ, màu vàng nhạt, dày và khô ráo có thể bảo quản lâu, chính vì đặc điểm này giúp Monthong trở thành giống sầu riêng duy nhất có thể sấy được. Sầu riêng Mongthong đặc trưng với vị ngọt thanh, béo như bơ, hạt lép hoặc nhỏ.
Sầu riêng Monthong được trồng nhiều nơi, đặc biệt cho trái đúng chuẩn chất lượng ở khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
-
Sầu riêng chuồng bò
Là giống sầu riêng nội địa bị lãng quên đã lâu, gần đây lại “trỗi dậy” mạnh mẽ, được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ, tên gọi “chuồng bò” bắt nguồn từ việc cây sầu riêng đầu được một người nông dân phát hiện mọc gần chuồng nuôi bò.
Sầu riêng chuồng bò có quả nhỏ, chỉ khoảng 1-2kg, dạng hơi bầu bầu, vỏ mỏng giòn màu xanh, gai hơi to. Cơm sầu riêng có màu nhàn nhạt và mềm như chao nhão, có vị ngọt tương đối nhưng béo ngậy hơn hẳn so với các giống sầu riêng khác, hạt nhỏ có thể ăn được.
-
Sầu riêng khổ qua
Sầu riêng khổ qua là giống nội địa, từ lâu đã được trồng phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long, giống sầu riêng này được ưa chuộng bởi sự phổ biến, dễ trồng và giá cả bình dân.
Sầu riêng khổ qua gồm hai giống là khổ qua vàng và khổ qua xanh. Giống sầu riêng khổ qua xanh cho trái có năng suất và chất lượng cao hơn nên được ưa chuộng hơn. Trái sầu riêng khổ qua xanh có dạng bầu dài như quả trám, màu vỏ xanh giống màu trái khổ qua, gai nhọn và khá dày.
Sầu riêng khổ qua xanh có cơm vàng, hơi nhão, vị ngọt và nhần nhẫn đặc trưng, rất thơm và béo nhưng hạt rất to. Phần thịt ăn được đối với trái căng đều tương đối thấp, chỉ khoảng 16 – 18%, tỷ lệ này sẽ còn thấp hơn ở trái có hộc lép hoặc trái nhỏ.
-
Sầu riêng Cái Mơn
Tương truyền, giống sầu riêng này do một thầy nho họ Lưu dạy học ở Cái Mơn mang từ Campuchia về trồng ở mảnh đất xứ dừa vào những năm 1910 và đặt tên là sầu riêng Sữa Bò. Trải qua hơn 100 năm, giống sầu riêng của ông Lưu ngày nào đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng – sầu riêng Cái Mơn.
Bánh mì là thực phẩm quen thuộc hằng ngày của nhiều người, tuy nhiên có một loại bánh khiến nhiều người ăn hoài mà không ngán mang tên là bánh mì hoa cúc. Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo sức khỏe thì mời bạn cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay cách làm bánh mì hoa cúc gây sốt…
Quả sầu riêng Cái Mơn không lớn, chỉ trung bình 1-2kg, vỏ mỏng màu xanh ngắt, thưa gai. Cơm có màu vàng nhạt như màu mỡ gà bọc quanh hạt lép, có mùi thơi đặc trưng, cơm càng dày vị càng ngọt, càng béo đậm đà.
Đây là những thông tin mà Agri.vn muốn chia sẻ đến bạn về các loại sầu riêng phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến nông nghiệp, bạn đừng quên theo dõi Agei.vn thường xuyên hơn nhé!