Bơ luôn là một loại cây ăn trái mang đến giá trị kinh tế cao cho người trồng. Vì cậy loại cây này trở thành nguồn kinh tế chính cho nhiều nhà vườn. Tuy nhiên để cây bơ phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao nhất thì cách trồng và kỹ thuật chăm sóc là điều không thể bỏ qua. Agri.vn rất vui vì trong bài viết này có thể tổng hợp và chia sẻ đến bà con kỹ thuật trồng cây bơ đạt tiêu chuẩn. Bà con đừng vội lướt qua nội dung bài viết này nhé.
Cách trồng cây bơ
-
Yêu cầu về giống
Thời gian trước, phương pháp nhân giống cây bơ được áp dụng chủ yếu đó là gieo từ hạt. Tuy nhiên với phương pháp này vẫn sẽ tồn tại những điểm hạn chế như: cây pahts triển chậm, lâu ra trái số lượng quả ít và dễ bị phân ly về giống giữa cây mẹ – cây con dẫn đến chất lượng trái không ổn định.
Vì thế, phương pháp nhân giống phổ biến của bà con trong thời gian gần đây là ghép nêm chồi non. Với phương pháp này cây non giống có thể giữ lại toàn bộ đặc tính tốt của cây mẹ, cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và cho quả đều. Bà con chọn giống cây ghép nêm chồi non này ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng nhé.
-
Yêu cầu điều kiện đất trồng
Cây bơ là loại cây có khả năng chịu ngập úng tương đối kém. Loại đất trồng cây bơ cần đảm bảo độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt. Độ ph của đất phù hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển là từ 5 – 7. Nếu bà con trồng cây bơ đan xen cùng những loại cây khác thì trên đất có thể rắc thêm vôi bột.
-
Thời vụ trồng và mật độ trồng bơ
Thời điểm trồng cây bơ thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa. Bà con cũng có thể trồng cây bơ vào mùa khô nếu đảm bảo cung cấp được cho cây lượng nước cần thiết. Nhu cầu về nước của cây bơ ở mức tương đối cao.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng đan xen cây bơ với nhiều loại cây khác. Những loại cây phù hợp trồng cùng cây bơ là: Cà phê, trà…
-
Chuẩn bị đất và kỹ thuật trồng bơ
Với đất trồng bơ, kích thước cho mỗi hố trồng tối thiểu là 50x50x50cm. trong mỗi hố trồng sử dụng khoảng 10kg phân chuồng đã ủ hoai mục để bón lót. Trong hố có thêm thêm vôi để khử mầm bệnh và 0,5kg phân Lân nếu muốn cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cây.
Đất trồng bơ cần phải được chuẩn bị 1 tháng trước đó. Trong quá trình trồng chú ý không đặt cây con quá sâu hay quá nông vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
-
Chế độ nước
Cây bơ sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi được cung cấp lượng nước vừa phải. Ngay sau khi trồng xong cây bạn cần chú ý đến việc tưới nước, lưu ý lượng nước tưới trong những ngày tiếp theo cho đến khoảng 3 tháng sau. Tiếp đến, bà con có thể tùy theo độ ẩm của đất để cân nhắc về lượng nước cần cung cấp cho cây.
-
Cắt tỉa và tạo tán cho cây
Nếu như bạn chọn trồng giống bơ từ cây ghép thì cành và tán cây sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Khi cây bơ cao khoảng 1,5m thì bạn có thể tiến hành hãm sự phát triển của các cành ngang để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành theo hướng thẳng, hạn chế việc chiếm diện tích trồng.
Việc cắt tỉa cành bơ còn nhằm mục đích loại bỏ những cành yếu cành có dấu hiệu bị sâu bệnh, nấm tấn công.
Bón phân cho cây bơ
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây bơ mà lượng phân bón cung cấp có thể khác nhau. Những đợt phân bón cho cây bơ thường sẽ được chia như sau:
Bón phân trong năm đầu: Cây bơ sau khi trồng được khoảng 1 tháng thì bạn nên bón thúc cho cây định kỳ. Lượng phân bón là 100g cho mỗi cây phân bón phù hợp nhất là NPK 2:2:1.
Bón phân trong năm thứ 2: Loại phân bón cần sử dụng cho cây bơ lúc này là NPK, tuy nhiên lượng phân bón cần tăng lên thành 300g. Trong năm thứ 2, bạn nên chia thành 4 lần bón phân cho cây. Phân bón không nên sử dụng vào mùa khô vì sẽ làm bốc hơi, sau khi bón phân cần tưới nước ngay để dinh dưỡng thấm vào đất.
Bón phân năm thứ 3 trở đi: Cây bơ lúc này đã phát triển khá hoàn thiện về bộ khung, tán lá. Số lần bón trong năm này là khoảng 3 lần, mỗi đợt tăng thêm 1kg phân NPK.
Lưu ý, vào thời điểm cây bơ bắt đầu ra hoa, bạn cần ngừng bón phân.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây bơ
Những loại sâu bệnh thường xuất hiện ở cây bơ nhất đó là:
-
Bệnh đốm lá
Từ năm thứ 2 trở đi, cây bơ rất dễ mắc phải bệnh đốm lá. Đặc điểm dễ nhận diện nhất của loại bệnh này là trên bề mặt lá xuất hiện những đốm hình tròn màu nâu. Loại bệnh này nếu để phát triển lâu dài trên cây có thể lây lan sang quả khiến chất lượng giảm đi rất nhiều. cách khắc phục bệnh là cắt tỉa bớt lá, cành để tạo độ thoáng cho cây, kết hợp phun những chế phẩm sinh học có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.
-
Sâu cuốn lá
Loại bệnh này do chính loại sâu làm tổ trên lá gây ra. Để loại bỏ bệnh cần sử dụng thuốc trừ sâu nội hấp. Để tăng tính triệt để trong quá trình trị bệnh cho cây, bà con nông dân có thể loại bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại trước lúc phun thuốc.
-
Rầy bông
Rầy bông trên cây bơ thường sẽ xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Chúng tàn phá cây bơ bằng cách hút nhựa từ quả nón khiến quả thối, chết. Bà con nông dân cần sử dụng chế phẩm sinh học để loại bỏ mầm bệnh.
-
Bệnh thối rễ
Bệnh thối rễ ở cây bơ thường do loại nấm Phytophthora cinnamoni gây hại. Ban đầu, nấm sẽ xâm nhập để làm hư rễ chính và tiếp tục lây lan sang các rễ phụ, phá hủy toàn bộ rễ. Loại nấm này chỉ có thể sử dụng thuốc chuyên dụng để diệt trừ. Để phòng bệnh cho cây, người trồng cần thường xuyên vun xới đất để đất thoáng, tránh ngập úng sinh ra nấm.
Thu hoạch quả bơ
Thông thường, nếu được chăm sóc tốt thì cây bơ tới năm thứ 4 bắt đầu cho quả lần đầu. Với những cây bơ ghép, thời gian cho thu hoạch quả sẽ nhanh hơn so với cây bơ trồng từ hạt. Thời điểm thu hoạch trái bơ tốt nhất là vào sáng sớm.
Bà con nông dân có thể dựa vào màu sắc của trái bơ để quyết định thời điểm thu hoạch. Thông thường, đúng mùa vụ thì cây bơ sẽ được thu hoạch vào tháng 7 – 8 dương lịch.
Trên đây là thông tin mà Agri.vn chia sẻ đến bạn về kỹ thuật trồng cây bơ. Mong rằng với thông tin này bà con nông dân có thể tự mình trồng và chăm sóc cây bơ cách tốt nhất. Chúc bà con thành công!