Thức ăn của cá chép không chỉ đơn giản, dễ kiếm mà còn khuyến khích sự sáng tạo và khả năng tận dụng nguyên liệu tự nhiên (tận dụng chứ không phải hà tiện đâu nha mọi người). Ngoài việc tìm kiếm thức ăn của cá chép bên ngoài tự nhiên thì chúng ta còn có thể tự chế biến thức ăn của cá chép tại nhà đấy. Hãy cùng tôi khám phá nào!
Thói quen ảnh hưởng thức ăn của cá chép
Thói quen đối với thức ăn của cá chép
Cá chép rất nhạy với nhiệt độ của môi trường dù phổ nhiệt thích ứng của chúng khá rộng.
Thông thường nếu nhiệt độ của nước trên 18 độ C, và tốt nhất là trên 20 độ C thì cá ăn uống bình thường và chất lượng sinh hoạt cũng được đảm bảo.
Vì phổ nhiệt của cá có thể lên tới 32 độ C nên nếu nhiệt độ nước cao từ 28 – 30 độ C thì cá vẫn có thể chịu được, nhưng khả năng tăng trưởng và sức ăn của cá sẽ kém đi.
Mức nhiệt tốt nhất để đảm bảo cá ăn uống đủ, tiêu hóa tốt và hấp thụ dinh dưỡng tối đa là 20 – 25 độ C.
Ngược lại, nếu nhiệt độ nước quá thấp, bắt đầu từ mức 16 độ C trở xuống là khá thấp, còn dưới 8 độ C thì cá không thể ăn được nữa dù thức ăn của cá chép có ngon đến đâu.
Còn nếu nhiệt độ dưới 5 độ C thì hãy nói lời chào với bầy cá chép của bạn vì chúng sẽ từ bỏ mọi hoạt động mà sẽ ngủ đông dưới đáy hoặc chết luôn.
Thường thì thời gian nuôi từ một năm trở lên sẽ là thích hợp để cá đạt khối lượng từ 1kg trở lên, hãy đảm bảo thức ăn của cá chép đạt yêu cầu về cả số lượng và chất lượng bên cạnh những yếu tố môi trường để cá phát triển tốt nhé.
Cá chép tiêu hóa thức ăn như thế nào
Khi cá mới nở thì vẫn còn ở dạng ấu trùng, ấu trùng không có miệng hay hệ tiêu hóa để hấp thụ thức ăn nên thức ăn của cá chép mới đầu lúc này là bao noãn hoàng.
Sau khi cá nở được 3 – 10 ngày thì cá đã có thể ăn thức ăn bên ngoài, nhưng thức ăn của cá chép lúc này chủ yếu vẫn là luân trùng, ấu trùng hoặc sinh vật phù du nhỏ trong nước.
Sau nửa tháng hoặc một tháng, trừ cơ quan sinh dục hỗ trợ sinh sản ra thì về cơ bản cơ thể cá chép đã có đầy đủ các bộ phận, cơ quan.
Lúc này bà con có thể dùng các loại thức ăn nấu nhừ và nhỏ cho cá ăn để dễ tiêu hóa, thức ăn của cá chép lúc này đã khá đa dạng, bà con có thể tận dụng mùn bã hữu cơ hoặc cho ăn cá tạp xay nhuyễn, bèo tấm xắt nhỏ,…
Khi cá đạt kích cỡ cá bột, hệ tiêu hóa của cá chép sẽ phát triển toàn diện, thức ăn của cá chép lúc này đều là các loại rong, bèo, cá nhỏ,… như bình thường, nhưng bà con cũng nên chú ý băm nhỏ, xay nhuyễn để thức ăn dễ được tiêu hóa tốt.
Cấu tạo miệng lớn và nhọn của cá chép phù hợp cho công tác tự tìm kiếm thức ăn ở trong đáy bùn của cá, các bộ cảm ứng trong miệng của nó giúp nó dò tìm thức ăn được thuận lợi hơn.
Mặc dù cá chép có bộ răng nghiền với số lượng khoảng năm cái giúp nghiền thức ăn hoặc vỏ con mồi giáp xác, nhưng nếu trong thức ăn của cá chép có nguyên liệu cứng như hạt, ngũ cốc,… thì vẫn nên nghiền nát ra.
Thức ăn của cá chép sẽ đi thẳng vào ruột để tiến hành tiêu hóa.
Các kiểu thức ăn của cá chép
Thức ăn tự nhiên
Cá chép là loài ăn tạp dễ nuôi điển hình, thức ăn của cá chép đa dạng từ tinh bột như bột cá, cám gạo,… đến rau, bèo, rong,… và cá tạp, tôm, tép,… hoặc côn trùng, ấu trùng, luân trùng,…
Chính vì nguồn thức ăn của cá chép đa dạng như thế, nhiều người nông dân thường áp dụng hình thức nuôi ghép để tận dụng nguồn thức ăn.
Kích thước của thức ăn của cá chép tăng dần theo thời gian khi cá chép lớn lên, ban đầu thức ăn của cá vừa tiêu hết noãn hoàng chỉ khoảng 4 – 6mm, sau đó theo thời gian khi hệ tiêu hóa và miệng hoàn thiện thì kích thước mới tăng lên.
Những ngày đầu cá ăn sinh vật phù du tự nhiên trong nước là chủ yếu, nếu có cá ăn thức ăn khác thì phải đảm bảo kích thước nhỏ, nhuyễn mịn để cá dễ tiêu hóa.
Cá càng lớn thì tập tính kiếm ăn ở dưới đáy sông, ao,… trong những lớp bùn, đất càng thể hiện rõ rệt.
Cá nặng 50g trở lên sẽ được khuyến khích ăn những loại thức ăn của cá chép chìm, có thể là dạng viên hoặc dạng bột, bà con khi cho ăn thì rải đều để thức ăn chìm xuống và cá tự đi kiếm ăn.
Thường thì những dạng thức ăn của cá chép như giun, côn trùng,… chỉ được thu thập và sử dụng phổ biến ở những trại chăn nuôi quy mô nhỏ.
Tuy có thể áp dụng hình thức ủ giun, ủ dòi trong vườn nhưng nếu nuôi cá với quy mô lớn thì loại thức ăn này không chỉ bất lợi trong việc tìm kiếm mà còn khó khăn trong việc gom đủ số lượng.
Vậy nên khuyến khích bà con sử dụng thức ăn như rau, bèo,… hoặc cá tạp, tôm,… và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm từ 20 – 30% tùy vào giai đoạn phát triển của cá.
Tự chế biến thức ăn của cá chép
Ủ thức ăn từ men cho cá chép là thức ăn của cá chép tự chế biến phổ biến nhất, tùy theo số lượng cá và kích thước cá mà liều lượng có thể được điều chỉnh, nhưng công thức chung là như sau.
Đây là công thức cho 300g thức ăn: 210g hỗn hợp bột ngô và cám gạo, 45g đậu tương, 30g hỗn hợp khô dầu và bã mắm, 9g giun (hoặc trùn quế), 6g mật rỉ đường và một ít men ủ vi sinh tùy loại.
Thông thường khối lượng thức ăn chuẩn bị phải lên đến hàng kg, nên bà con có thể dựa vào phần trăm để tính ra khối lượng với công thức là:
70% hỗn hợp bột ngô và cám gạo, 15% đậu tương, 10% hỗn hợp khô dầu và bã mắm, 3% giun (hoặc trùn quế), 2% mật rỉ đường và số lượng đủ men ủ vi sinh.
Đầu tiên trộn các loại nguyên liệu trừ mật rỉ đường và men ủ, đảo đều và đảm bảo các nguyên liệu hòa thành một khối.
Trải nguyên liệu đã trộn xuống bạt, trải đều và dày khoảng 5cm.
Sau đó dùng mật rỉ đường hòa với nước thành chất lỏng hơi sệt không bị vón cục, rồi rưới lên trên nguyên liệu đã trộn.
Bước cuối cùng là rải men ủ vi sinh lên trên, sau đó chờ men và nguyên liệu thấm khô lại với nhau, và rưới thêm một lượng nước sạch vừa đủ với tỉ lệ 1:1 lên trên rồi trộn đều.
Và cho vào bao kín để ủ.
Thời gian ủ có thể là 2 – 3 ngày tùy vào nhiệt độ môi trường, đến khi dậy mùi lên là được.
Không nên ủ quá nhiều trong một lần, chỉ nên ủ đủ thức ăn dùng trong một tuần là được.
Thức ăn nếu để nguyên dạng bột thì khi lấy từ trong bao ủ ra hãy hòa thêm một chút nước, nắm thành những cục lớn, như thế thức ăn sẽ không bị quá bở.
Còn nếu làm dạng viên thì ban đầu có thể thay khoảng 10% cám gạo bằng khoai mì, sắn dây,… nghiền để tăng độ kết dính, khi lấy từ bao ủ ra là có thể vo viên rồi.
Thức ăn của cá chép tự chế biến tuy rằng rất tiết kiệm, nhưng không nên lạm dụng với số lượng lớn vì không đảm bảo về mặt cân bằng chính xác dinh dưỡng, hơn nữa còn có thể gặp tình trạng cá ăn phải thức ăn để lâu ngày, có mầm bệnh và vi khuẩn.
Cũng có nhiều người ủ thức ăn từ chế phẩm nông nghiệp, chế phẩm sinh học nhưng loại thức ăn như thế đặc biệt cần cẩn thận hơn vì sẽ dễ sinh mầm bệnh hơn.
Trong hai tháng đầu nuôi cá, lượng thức ăn chiếm 6% trọng lượng của cá, sau bốn tháng thì sẽ giảm còn 4%, tiếp tục nuôi thì lượng thức ăn sẽ chỉ còn chiếm dưới 4% trọng lượng của cá.
Bà con hãy chú ý cân nhắc nhé.
Có lẽ hôm nay chuyên mục cùng cá chép phải tạm khép lại rồi, hẹn gặp bà con trong những chuyên mục sau nhé.
Xem thêm: Nuôi cá chạch nhân tạo thu lợi nhuận gấp 10 lần không bao giờ sợ lỗ