Dùng lưới nuôi cá – lựa chọn số 1 để kiếm lời

0
2551
lưới nuôi cá
Nông dân thông minh nuôi cá cũng ở cái tầm
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Lưới nuôi cá đang là “hot trend” vì độ tiện dụng, hiệu quả đem lại và sự mới mẻ trong công thức thực hành của nó đấy bà con ạ. Nuôi cá trong ao hay trong bể nay vẫn chưa xưa diễm ạ, nhưng diễm mà thử dùng lưới nuôi cá, đảm bảo chỉ có mê chữ ê kéo dài thôi. Bà con đừng ngại ngần gì nữa mà cùng tôi khám phá sâu hơn về mô hình thú vị này nào.

Nội dung chính

Dùng lưới nuôi cá lóc – lạ mà quen

Dùng lưới nuôi cá lóc có gì hay

Dùng lưới nuôi cá lóc có rất nhiều mặt ưu điểm mà bà con không nên bỏ lỡ, thậm chí những ưu điểm ấy nổi bật và vượt trội hơn hẳn so với những loại mô hình khác.
Dùng lưới nuôi cá rất dễ điều chỉnh, ví dụ như khi mùa lũ đến, nước dâng lên cao thì có thể linh hoạt nâng lưới để tránh bị tràn nước.

Hơn nữa nuôi cá bằng trong lưới không chiếm quá nhiều diện tích, bà con có thể tận dụng các khoảng trống còn thừa lại nuôi ghép với các loài cá khác hoặc thả rong, bèo,… để tận dụng nguồn thức ăn và cải thiện chất lượng nước tự nhiên.

Chi phí đầu tư mô hình lưới nuôi cá thấp, kỹ thuật nuôi cũng rất đơn giản.

lưới nuôi cá
Đầu tư thông minh ngồi đợi phát tài

Dùng lưới nuôi cá có thể tận dụng được diện tích nuôi trồng lớn ở trên các sông, các ao, kênh,… và nếu nuôi trồng với quy mô nhỏ thì dễ dàng quản lý, điều chỉnh và tận dụng nguồn tài nguyên.

Nếu quản lý tốt thì năng suất cao cũng có tính đảm bảo hơn so với các mô hình khác.

Nhưng bên cạnh đó cũng có một số mặt hạn chế mà bà con cần điều chỉnh.

Nhược điểm nổi bật của mô hình lưới nuôi cá là sự thụ động, thông thường bà con tận dụng môi trường có diện tích lớn để đạt hiệu quả cao nhưng sẽ không thể chủ động về thời vụ và môi trường.

Ví dụ như khi dùng lưới nuôi cá trên sông quanh năm thì khi đến mùa thu hoạch, nguồn nước không tốt cho cá nhưng bà con khó linh hoạt trong tình huống này, ngoài ra cũng rất dễ vướng vào sự trùng mùa vụ với các hoạt động nuôi trồng khác.

Hoặc là về vấn đề nguồn nước, nếu dùng các ao, sông lớn để đặt lưới nuôi cá, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc mang lại mầm bệnh cho cá thì cũng khó mà di chuyển cá đi ngay được.

Để khắc phục những hạn chế trên thì bà con có thể tự đắp ao và giăng lưới qua nhiều mùa, dù sẽ khá tốn kém hơn nhưng về dài lâu thì vẫn tiết kiệm được nhiều khoản.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần lưu ý đảm bảo kỹ thuật, kinh nghiệm để xử trí trong các tình huống cần biện pháp kịp thời, nếu không e là lỗ còn hơn lời đấy.

Mô hình lưới nuôi cá lóc

Như những hạn chế, nhược điểm mà tôi đã nhắc tới vừa rồi, thì bà con có thể rút ra được rằng lưới nuôi cá lóc nên đặt trong ao tự đắp là tốt nhất.

Tùy vào diện tích ao mà có thể điều chỉnh kích thước lưới nuôi cá cho phù hợp, một trong những kích cỡ nổi tiếng nhất là rộng 3m, dài 5m vào cao 2m (nếu chỉ tính phần lưới ngập trong nước).

Kích thước như trên thì có thể nuôi từ 3000 đến 5000 con cá lóc.

Lưới nuôi cá nên là loại có sợi dệt lớn bằng nylon chắc, bền, ít thấm nước và dẻo dai.

Loại lưới Thái có màu xanh rong với kích thước cỡ lưới bắt cá thông thường với lỗ dưới khoảng 2,5cm là loại lưới phổ biến nhất, nó khá bền chắc và có thể dùng liên tiếp qua hai đến ba mùa vụ.

Để móc lưới thật chắc chắn thì ta đặt lưới chắc vào trong nước.

Tính từ phần lưới nổi trên mặt nước lên 1 – 1,5m lưới, ta dùng sợi cước cột chặt hoặc thắt vào để nối các phần lại với nhau, kéo thẳng các góc cho căng chặt, cố định lại cho chắc chắn ở các góc rồi lật ngược lưới lại, đem phần vừa đan để xuống dưới nước.

Như vật là ta đã có một cái lưới lật ngược chắc chắn rồi.

Không được để đáy lưới chạm vào đáy ao, hãy cách đáy ao khoảng 50cm để tránh tích tụ chất thải, thức ăn thừa làm ô nhiễm nguồn nước.

Nên nuôi theo mùa vụ thế nào

Cá lóc sinh sản quanh năm nên nhiều người dân thường nuôi ba vụ một năm.

Nhưng điều đó chỉ khả dụng với hình thức nuôi cá trong ao, sông,…

Còn nếu dùng lưới nuôi cá thì vì sự hạn chế về thức ăn, kỹ thuật nuôi trồng mà người dân nên chọn ra một vụ mùa chính trong ba lựa chọn sau:

lưới nuôi cá
Mỹ nữ hốt hoảng

Mùa vụ đầu tiên là từ tháng 4 – 5 và thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 11, đây là thời điểm đẹp nhất với mô hình dùng lưới nuôi cá lóc, cá sinh trưởng nhanh, sinh sản tốt và nguồn thức ăn vô cùng dồi dào.

Mùa vụ thứ hai là từ tháng 9 – 11 và thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau tùy vào thời điểm, thời điểm này cá lớn khá thuận lợi vì có nguồn thức ăn phong phú, đầy đủ dinh dưỡng từ phụ phẩm thủy sản, rất tự nhiên đấy ạ.

Và mùa vụ cuối cùng là từ tháng 1 và thu hoạch vào tháng 7, bình thường không có ai chọn mùa vụ này vì cá không thuận lợi phát triển trong điều kiện đó, thức ăn cũng khan hiếm.

Nếu nuôi trong ao, sông, bể thì còn có thể, nhưng nếu dùng lưới thì hãy tránh thời điểm này.

Thức ăn cho cá lóc

Cá lóc là một loài ăn tạp thiên về thịt, chúng ăn nhiều cá tạp, tôm, cua, ốc…

Bà con cũng có thể cho cá ăn gạo nấu nhừ hoặc mùn bã hữu cơ khi khan hiếm thức ăn.

Cá lớn tiêu thụ nhiều thức ăn tự chế biến như một dạng phụ phẩm, thức ăn lúc này có thể xay nhuyễn hoặc không.

Dùng sàng tre đan thưa đựng thức ăn đặt hơi nổi trong nước, có dây cột hoặc gờ đỡ để sàng không chao đảo và thức ăn không thất thoát ra ngoài. Duy trì độ xâm xấp nhất định để cá có thể tự ngoi lên sàng tìm mồi.

Cho cá ăn đúng giờ, mỗi ngày cho ăn hai lần sáng và tối vào những thời điểm mát mẻ, dễ chịu. Chính xác về thời gian và địa điểm để dễ kiểm tra, quản lý cá cũng như kích thích bản năng tìm mồi của cá.

Thức ăn cho cá chiếm khoảng 8 – 10% trọng lượng cá trong những giai đoạn đầu, sau thì sẽ giảm dần còn 6% và 4%.

Dùng lưới nuôi cá cũng có thể nuôi ghép

Bà con không nhất thiết phải dùng 100% diện tích để nuôi cá lóc, đôi khi lưới giăng trong ao sẽ còn thừa một phần nhất định.

Vì thế có thể nuôi ghép cá lóc với một số loài như cá mè, cá chép, cá trắm,… để tạo điều kiện cho các cá hỗ trợ môi trường sống của nhau, tận dụng nguồn thức ăn và làm trong nước.

Bà con hãy nuôi cá lóc là chính. Ở phần nước bên ngoài lưới có thể thả bèo trong phần ao rộng khoảng 1m có cọc đánh dấu giới hạn.

Khi cá bé thì có thể thả khoảng 10 con trên một mét vuông, còn nếu cá lớn hơn 5cm thì chỉ nên thả 3 – 5 con trên một mét vuông.

Có thể ghép các loại cá mè để cải thiện chất lượng nguồn nước, cá giống hơn 10cm thì nuôi được 3 – 4 tháng là đạt khối lượng khoảng 0,5kg.

500 anh em cá mú đến rồi đây

Bên cạnh cá lóc thì cá mú cũng là một trong những loài cá được lựa chọn để áp dụng mô hình lưới nuôi cá hàng đầu đấy.

Đặt lưới nuôi cá như là đặt cọc số đề

Cá mú khá nhạy cảm với môi trường xung quanh nên bà con hãy cẩn thận về vị trí đặt lưới.

Đặt lưới ở các khu vực nước yên tĩnh như các vùng đầm phá, eo vịnh kín khuất gió, cửa sông hoặc đảo.

Đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm vì chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp và ít bị thời tiết tác động.

Kích thước lưới phổ biến là dài 3m, rộng 3m và cao 2m với các mắt lưới cỡ 1cm đổ lại.

Mật độ nuôi thả khoảng 35 con trên một mét vuông.

Ương cá giống được một tháng hoặc một tháng 15 ngày thì cá đạt kích cỡ 10cm trở lên.

lưới nuôi cá
Trông thì hơi dữ chứ mà dữ thật

Cá lớn (10 – 20cm) thì chuyển qua lưới lớn hơn, dài 5m, rộng 5m và vẫn cao 2m, nuôi với mật độ 5 – 6 con trên một mét vuông.

Trong quá trình nuôi thì chú ý chuyển ao cho cá để tránh cá lớn ăn cá bé.

Cho cá ăn đúng bài

Tập cho cá ăn những loại thức ăn tươi như cá tạp, tôm, tép trong khoảng hai đến ba tuần liên tiếp.

Những tháng đầu nuôi thì khẩu phần ăn chiếm 10% trọng lượng cá, rồi giảm dần xuống còn 5- 6%.

Kiểm tra lưới thường xuyên để đảm bảo không hư hỏng gì, cá sẽ không bơi ra ngoài.

Vệ sinh lưới định kỳ để không bị bít tắc lưới nuôi cá, loại bỏ các ký sinh trùng, vi khuẩn đeo bám có hại.

Mùa bội thu đến rồi

Nuôi được 6 – 8 tháng thì cá được nửa kí, lúc này có thể thu hoạch tỉa từng con đạt chuẩn.

Đây là một điểm thuận tiện vì có thể nâng lưới lên tách biệt tại các vị trí cho ăn để thu hoạch cá.

Phần lưới thu hoạch nên dài 4m, rộng 2m và cao 1m đặt gần đáy ao, dùng các ống trụ bao quanh và cố định để gom cá lại, khi gom đủ thì nâng lưới lên để bắt cá.

Chuyển cá bắt được đến bè chờ sẵn với mật độ 8 – 15 con trên một mét vuông.

Lúc này thức ăn chỉ nên chiếm 5% trọng lượng của cá, khi chỉ còn một ít cá mú trong lưới nuôi cá sau thời gian dài nuôi và thu tỉa thì có thể thu hoạch toàn bộ, cứ tháo cạn nước dần và dùng vợt bắt cá.

Vâng, những mô hình trên nghe không hề khó như nhiều loại hình khác nhỉ, chúng không yêu cầu kỹ thuật cao, kinh phí đầu tư cũng thấp. Năm mới đến rồi, đổi mới phương pháp thôi bà con ơi!

Xem thêm: Khám phá thức ăn của cá chép với những công thức có 102

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây