Mô hình chăn nuôi mới 2020: giàu lên nhờ nuôi dế mèn

0
3676
NUOI DE MEN
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi dế mèn là mô hình chăn nuôi hot có thu nhập khủng hiện nay. Tuổi thơ của chúng ta từng gắn liền với chú dế mèn dũng cảm đáng yêu trong truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài. Thế nhưng bạn có biết rằng, ngày nay người ta có thể nuôi dế mèn và làm giàu từ nó nữa đấy! Hãy cùng tìm hiểu mô hình chăn nuôi đầy thú vị và có thu nhập khủng này nhé!

Nội dung chính

Dế mèn

Môi trường sống của dế mèn

Dế mèn thường sống dưới những đồng cỏ xanh, bụi rậm, đống đổ nát hay trong các hang sâu dưới lòng đất.

Đặc điểm

nuôi dế mèn
Dế mèn

Dế mèn có 3 màu thường gặp: đen huyền, nâu đỏ và vàng nghệ. Với cặp râu dài gấp đôi cả chiều dài cơ thể có chức năng định vị đường đi và tìm kiếm thức ăn.

Dế mèn có 6 chân với 2 chân sau giúp dế nhảy nhanh và xa.

Dế mèn có đặc tính sống theo bầy đàn, có bản tính hung hăng, hiếu thắng hay đánh nhau với các dế trống khác, trong khi dế mèn mái thì hiền hơn.

Nuôi dế mèn làm giàu

Dế mèn càng ngày được nhiều người nuôi tại nhà vì có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật nuôi đơn giản nên bà con hoàn toàn có thể nuôi. Dế mèn là loài côn trùng dễ nuôi, có thể tổ chức chăn nuôi theo mô hình công nghiệp.

Bên cạnh đó dế mèn có khả năng sinh sản tốt nên đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Đặc biệt, chất thải từ côn trùng không đáng kể, không gây mùi hôi thối, có thể nuôi được trong nhà, nông thôn hay thành thị đều nuôi được. Có thể nuôi dế mèn theo các cách như sau:

Kỹ thuật nuôi dế mèn

mô hình nuôi dế mèn độc đáo
Mô hình nuôi dế mèn

– Nuôi trong thùng nhựa: dùng loại thùng có dung tích khoảng 60l, có nắp đậy để nuôi; lưu ý chọc các lỗ thủng nhỏ tạo độ thoáng trên nắp thùng

– Nuôi trong thùng xốp: chọn thùng có chất lượng tốt đảm bảo, tránh tình trạng dế mèn cắn thủng thùng và bò ra ngoài, gây thất thoát

– Nuôi trong khay: dùng loại khay hình chữ nhật và xếp các hộp nhỏ đè lên nhau

Nuôi trong chậu nhựa: dùng loại chậu cao khoảng 35-40cm, rộng 40-50cm

Ngoài ra có thể tận dụng các vật liệu khác để nuôi dế mèn như thùng tôn, thùng gỗ, lu…là một trong những khoảng trống để dế mèn sinh sống, lột xác và trốn tránh kẻ thù.

Mỗi lần lột xác, dế rất mềm và dễ bị đồng loại cắn, ăn thịt vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế để tránh hao hụt trong chăn nuôi.

Các loại giấy đã qua sử dụng hoặc giấy báo được vò lại rất hữu ích để nuôi dế. Dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy để dế mèn gặm nhấm. Khay đựng thức ăn có thể tận dụng khay cũ, khay xi măng. Cẩn thận làm nhám khay đựng thức ăn nước uống để dế mèn có thể leo trèo được. 

Đất cho dế đẻ thường dùng đất cát theo tỉ lệ 2 đất:1 cát. 

Chọn giống nuôi

nuoi de men

Chọn những con dế to, khỏe, đủ râu cánh và chân. Người chăn nuôi ghép chúng theo tỉ lệ 1 đực:2 cái tùy vào hình thức nuôi mà quyết định số lượng dế giống.

Mẹo phân biệt dế đực, dế cái:

+ Dế đực có cánh màu nâu pha đen không bóng mượt. Có thể kêu được để ve vãn con cái. 

+ Dế cái cánh màu đen bóng mượt, trơn láng. Bụng to hơn dế đực vì có trứng, có máng đẻ trứng ở phần đuôi. Máng giống với kim khâu quần áo để dế có thể cắm xuống đất để đẻ trứng. 

Thức ăn cho dế mèn

Thức ăn cho dế mèn đa dạng, chúng có thể ăn các loại cỏ (cả cỏ khô và cỏ tươi), lá khoai lang, lá đu đủ, lá sắn, rau muống, dưa chuột, cùi dưa hấu, rễ cây… Ngoài ra người chăn nuôi có thể bổ sung các loại cám để nghiền, đảm bảo đủ nước uống cho dế. 

Người chăn nuôi nên dùng bình xịt nước tưới hoa để xịt đảm bảo đủ độ ẩm và đặt 1 khay nước nhỏ để tránh dế trượt chân chết. Ngày phun 2 đến 3 lần tùy vào thời tiết. 

Cách nuôi dế mèn sinh sản

Một dế mèn mái mỗi lần đẻ rất nhiều trứng, những trứng đã được thụ tinh sẽ nở ra dế con sau 9-12 ngày, trung bình một con dế mèn mái có thể cho ra khoảng 2.000 dế con. Con non thường được nở ra vào mùa xuân và trưởng thành sau đó vài tuần (thường là từ 40-45 ngày) và bắt đầu sinh sản được khi chúng được 50-55 ngày trở đi. 

Áp dụng tỉ lệ 1 đực:2 cái, xô nhỏ thả 15 đực:30 cái vừa mới trưởng thành, xô lớn thả 25 đực:50 cái. 

Dấu hiệu dế sắp đẻ: dế mái thường thụt lùi và thường xuyên chọc cây kim ở đuôi xuống đất. Lúc này chỉ cần đặt máng đẻ vào là dế sẽ đẻ ngay. Dế đẻ trong vòng từ 20 đến 30 ngày.

Kỹ thuật ấp trứng

Xô ấp trứng được thiết kế: đáy xô xếp 1 lớp đất dày chừng 1 cm, rộng 3 cm. Tiếp tục đặt 3 cái máng trứng vào giữa xô và phủ lên đó lớp cỏ mỏng.

Mỗi ngày, nên phun nước 1 tới 2 lần để giữ độ ẩm hoặc trước khi cho máng trứng vào ô ấp trứng. Cần chuẩn bị khăn ướt đặt dưới khay rồi mới cho trứng lên. Để xong đậy nắp thùng lại, 3 đến 4 ngày thay khăn một lần để giữ độ ẩm. Trứng nở cần nhiệt độ từ 25-30 độ C sau 8 đến 12 ngày thì nở. 

Khi thấy dế nở hết thì lấy khay trứng ra và chuyển dế con vào xô ương để nuôi riêng.

Phòng bệnh khi nuôi dế mèn

Bệnh thường gặp nhất ở dế mèn là bệnh đường ruột. Nguyên nhân của bệnh này là do mật độ dế quá nhiều, môi trường quá nóng ẩm, thức ăn và nước uống không được thay thường xuyên nên dính lẫn phân. 

Vì vậy biện pháp là thường xuyên kiểm tra, vệ sinh môi trường nuôi dế. 

Hiện nay, dế thường được dùng để làm thức ăn cho các cơ sở nuôi chim, cá cảnh, gà cảnh, ếch, bò cạp, tắc kè, rắn, dùng làm mồi câu cho ngư dân và chế biến một số món ăn trong các quán ăn, nhà hàng. Dế mèn Thái hiện là loại thực phẩm được thị trường ưa chuộng bởi giàu giá trị dinh dưỡng và sạch ngay từ đầu vào.

Từ dế có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau, như: dế chiên giòn, dế nướng, dế chiên bột, dế rang muối ớt, kho tiêu, hay chiên bơ….Với giá bán từ 150.000-200.000 đồng/kg dế sơ chế đông lạnh. 

Hiện nay đã và đang có nhiều mô hình nuôi dế mèn thương phẩm của nông dân khá thành công, bà con ở gần cũng có thể đến tham khảo, học hỏi.

– Trang trại nuôi dế của anh Lê Thành Trung ở thôn 6, xã Triệu Thuận, Triệu Phong, Quảng Trị).

– Trang trại nuôi dế của anh Phan Ngọc Vũ ở  ấp An Phú, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

–Trại nuôi dế mèn của anh Bùi Văn Lâm tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. 

– Trại nuôi dế mèn của anh Nguyễn Anh Tuấn tại thông Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Thanh Hóa. 

Nuôi dế mèn quả là mô hình chăn nuôi với chi phí đầu tư rẻ nhưng lại đem đến lợi nhuận kinh tế ổn định. Tuy vậy, bà con vẫn phải tính toán kỹ lưỡng, chăn nuôi chỉn chu có đầu tư để tránh thất thoát. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây